Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn bà bán ốc viết tiểu thuyết ở thành Vinh

Thứ bảy, 20:34 05/07/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Năm 1996, tiểu thuyết “Tình yêu thầm lặng” xuất bản, năm 2007 cuốn "Cuộc đời của mẹ" trở thành cơn sốt. Bản thảo 2 cuốn tiểu thuyết đầy nước mắt của nhân vật chính cũng là cuộc đời thật của tác giả - một người đàn bà bán ốc.

Thậm chí cuốn tiểu thuyết “Tình yêu thầm lặng” đã được dựng thành phim. Nhưng ít ai biết rằng tác giả của hai cuốn tiểu thuyết đó lại là một người phụ nữ chỉ mới học hết lớp 4, được viết trong những lúc quán ốc của chị vắng khách, ngồi dưới tấm bạt căng tạm và với một mớ giấy nháp của con, chị tranh thủ viết.

Chồng chất nỗi đau trái tim không còn chỗ cài, chét

Người đàn bàn ấy là chị Nguyễn Thị Sáng. Chị sinh năm 1952, quê ở xã Đồng Văn, Thanh Chương, Nghệ An. Người dân thành phố Vinh vẫn gọi chị với cái tên thân thuộc “người đàn bà bán ốc viết tiểu thuyết”. Đã gần trọn 60 năm cuộc đời, ngồi nhìn lại chuỗi ngày dài ấy của mình, với chị chỉ thấy toàn là vất vả khổ đau.

Chúng tôi tìm đến nhà chị. đó là một căn nhà nhỏ, không có số nhà, nằm ở phía cuối đường Ngư Hải, thành phố Vinh, Nghệ An. Mái ấm giản dị của chị mới được xây từ tiền ủng hộ của bạn đọc khắp cả nước. Hơn 20 năm nay  không hộ khẩu, không bóng dáng người đàn ông, chỉ có ba mẹ con phụ nữ sống lắt lay qua ngày đoạn tháng. Số phận đã không cho chị được may mắn như bao người khác, nhưng vượt qua tất cả, chị vẫn sống, nuôi con và viết.

Gần một năm nay, quán ốc luộc nổi tiếng của chị phải ngừng hoạt động bởi căn bệnh thoái hoá cột lưng. Những cơn đau dai dẳng đã khiến chị phải dừng cái công việc mà đúng hơn là “cần câu cơm” suốt mấy chục năm nuôi sống ba mẹ con chị.

Ban đầu chúng tôi nghĩ một người phụ nữ chịu quá nhiều nỗi buồn chắc hẳn là người khó gần và trầm lặng. Nhưng không! Đó là người đàn bà cởi mở và thân thiện.

Nhớ lại những tháng ngày chị phải trải qua, người phụ nữ đã quá quen với sương gió gian truân này vẫn không khỏi nghẹn nghào, một lúc lâu mới cất nên lời: “Đời chị khổ lắm em ạ!”. Hơn 30 tuổi, người đàn bà ấy mới lập gia đình. Cay đắng thay phải lấy người mình không yêu thương. Cưới nhau năm 1983, sau đó được mấy năm thì người chồng đã bỏ rơi mẹ con chị. Cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đã chóng vánh tan vỡ để lại cho người phụ nữ ấy hai đứa con thơ dại.

Năm 1995, Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt của chị làm ăn thua lỗ và phá sản, đẩy chị và hàng trăm công nhân khác ra đường với hai bàn tay trắng. Chị kể: “Tự nhiên thấy ngân hàng xuống xiết nợ, cán bộ bị công an bắt, thế là công ty giải thể, ra đi bọn chị không một xu dính túi cũng như không có lấy một quyền lợi gì cho dù đã gắn bó với nơi này mấy chục năm”

Cũng sau đó không lâu, chị phải đón người cha của mình từ trên Thanh Chương xuống Vinh để chữa bệnh. Không ngờ, cha lâm trọng bệnh, một tay chị phải lo cơm áo cho con, một tay lo thuốc thang cho cha.

Chị hồi tưởng lại quảng thời gian gian khó ấy: “Tôi phải làm mọi cách để một ngày phải được 19 nghìn. 10 nghìn cơm áo ba mẹ con, 2 nghìn hai bát cháo và 7 nghìn tiền thuốc cho bố”. Để có số tiền đó, ban ngày thì chị quét chợ, gánh nước thuê, đêm thì bán ốc luộc chui ra chui vào trong một túp lều căng tạm ở cuối đường Ngư Hải. Mỗi buổi chị gánh được 10 đến 15 gánh nước cho các quán ăn trong thành phố. Mỗi gánh nước được 500 đồng.

Năm 1995 mà mỗi ngày quần quật kiếm được gần 2 chục bạc đối với người không nghề không ngỗng gì cũng là tạm ổn. Nhưng vì cha mắc bạo bệnh làm cho mọi thứ đều phải tập trung cho ông. Chị nhớ lại: “Những năm ấy, trong khi thành phố đã đèn điện sáng trưng, thì mẹ con  vẫn phải đèn dầu chỉ vì không có tiền.”

Chị tần tảo không một phút ngơi nghỉ nuôi cha chữa bệnh được gần 2 tháng thì ông ra đi.

Cũng trong năm 1995, trong lúc về Thanh Chương, chịu tang cha thì thành phố có chủ trương giải toả hành lang giao thông, ngôi nhà tạm bợ của chị buộc phải dỡ bỏ. Lúc quay về Vinh, không nhà cửa, không biết đi đâu về đâu nên ba mẹ con chị lại liều nhặt nhạnh ít tranh tre, nứa, lá dựng nên túp lều sống qua ngày đoạn tháng.

Chị tâm sự: “Chồng chất những nỗi đau đến cùng một lúc, trái tim mình tưởng chừng như không còn chỗ để cài chét nỗi buồn, vất vả gian truân và cả bi kịch”. Khuya xuống, khi hai đứa con đã chìm sâu trong giấc ngủ, trong túp lều tranh chị lại nghĩ đến cuộc đời gian truân của mình... Và chị quyết định viết lại cuộc đời mình, viết không để in sách, viết không để kiếm tiền, mà viết để lại cho các con sau này hiểu thêm về cuộc đời và cảm thông cho mẹ.

Cuốn tiểu thuyết cuộc đời

Đã ở cái tuổi xế chiều, nhưng chị Sáng chưa hề biết hai chữ “tiểu thuyết” là gì. Đơn giản chị chỉ muốn tái hiện lại cuộc đời thật của mình. Chị cũng không thể hiểu vì sao cuộc đời mình, số phận mình lại là chuỗi ngày dài dằng dặc của buồn đau đến thế. Và rồi những khi quán ốc vắng khách, dưới tấm bạt căng tạm trên vỉa hè, hay những lúc đêm đã về khuya trăn trở không ngủ được, chị lại cầm bút tái hiện lại cuộc đời mình.

Không có giấy để viết, chị đã phải thu lượm lại những mẩu giấy nháp của con rồi đánh số trang theo thứ tự vào đó. Ngày qua ngày, những kỷ niệm, những gian khó trong quá khứ, với tình yêu đôi lứa trong khói lửa chiến trận, hiện tại với khó khăn đời thường, ai ngờ đã làm nên một câu chuyện giống hệt cổ tích.

Tập giấy nháp đã ngày một nhiều, chị quyết định đem đi đánh máy. Đánh máy, với chị chỉ để lưu giữ cho con, mà chữ chị lại khó đọc vì lâu nay quen lao động chân tay, lại mới học hết lớp 4. Không ngờ vừa ra hàng nhờ người ta đánh máy hôm trước thì hôm sau, chính người đánh máy cái bản thảo của chị đã phải chạy sang nhà tìm chị, ôm chầm lấy chị: “Chị Sáng ơi, không ngờ chị viết tiểu thuyết hay thế, không ngờ chuyện đời của chị lại cảm động thế. Em không lấy tiền đánh máy, chị lấy tiền đó mà gửi cho nhà xuất bản, kiểu chi cũng được in thành sách.”

Nghe lời cô nhân viên đánh máy, chị Sáng đã tìm địa chỉ của Nhà xuất bản Thanh Niên ở địa chỉ 62 Bà Triệu,  Hà Nội khi tình cờ đọc thấy địa chỉ trên một tờ báo cũ.

Bản thảo được gửi đi thì một tháng sau chị nhận được một bức thư của ông Cao Tiến Lê, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Niên gửi về, với nội dung ngắn gọn: “Ban văn học đã nhận được bản thảo của chị, tôi đang đọc và bổ sung một số chi tiết. Chúng tôi đã đưa bản thảo của chị vào kế hoạch xuất bản. Vậy thông báo cho chị biết. Chúc chị khoẻ hạnh phúc. Cao Tiến Lê”.

Chị Sáng kể lại cái cảm giác lâng lâng sung sướng lúc nhận được bức thư của người đứng đầu Nhà xuất bản Thanh Niên: “Chị ôm bức thư của anh Cao Tiến Lê vào ngực. Rồi khóc. Khóc mãi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời chị thấy hạnh phúc. Cầm bức thư chạy đi khoe mọi người. Như rứa là được in thành sách rồi.

Cầm bức thư đọc đi đọc lại mãi. Vừa đọc vừa khóc. Sau đó không lâu, hàng xóm chạy sang gọi: “Chị Sáng ơi, có ai đó mà nói tiếng Bắc cần gặp chị”. Cầm điện thoại lên thì có người giới thiệu: “Em là Mạnh Cường, đạo diễn phim truyền hình Việt Nam, xin chị cho tác phẩm “Tình yêu thầm lặng” được dựng thành phim”. Mừng quá! Thấy trong người cứ lâng lâng.

“Chiến dịch” bôi nhọ “Nhà văn bán ốc luộc”

Tưởng rằng cuộc đời đã sang trang mới đối với chị, nhưng ít ai biết sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, chị đã phải gánh chịu những nỗi đắng cay rất “tiểu thuyết”, mà dường như cuốn sách ấy đã “vận” vào chị.

Kể đến những oan ức từ khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Tình yêu thầm lặng” ra đời, gương mặt xanh xao của chị không giấu được nỗi buồn. Khi nghe chị kể lại tường tận, tôi mới hiểu được ngọn nguồn của buồn ấy: “Trong lúc con gái tôi đang nằm trong bệnh viện, nó bị bệnh thiếu máu não. Không có tiền, tôi vừa phải đi “cắm” chiếc xe đạp lấy 400 nghìn đóng viện phí”.

Lúc nghe thông tin bản thảo của mình được in thành sách, chị thật phấn khởi nhưng khi con gái bị bệnh tật thì niềm vui đó đã tan biến: “Lúc đó tôi đang viết dở tập 2 nhưng con gái bảo mẹ đừng viết nữa, lại rước họa vào thân. Tôi ngán lắm rồi. Không muốn viết nữa” - Chị nhớ lại.

Điều gì khiến người đàn bà yêu văn chương đến mê muội bây giờ lại “tắt lửa lòng” như thế? Có một nỗi đau mà chị phải chịu sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời bắt nguồn từ một âm mưu, âm mưu của sự ghen ghét, đố kỵ.

Chuyện này cũng chỉ là “khúc dạo đầu” cho những nỗi cay đắng mà chị phải chịu kể từ khi cuốn tiểu thuyết ra đời. Ghen ghét, đố kỵ trước thành công không ngờ của người đàn bà chỉ học hết lớp 4 trên lĩnh vực văn chương, một người vốn là bạn thân, cũng là dân viết lách, đã đi đầu cho cả một cuộc chống đối nhằm bôi nhọ danh dự chị.

Dạo đầu, người bạn chị đã từng coi là tri kỷ đó đã lấy bút danh viết hai bài báo gửi cho hai tờ báo lớn ở Hà Nội với nhan đề bài báo của mình: “Điều không thể im lặng sau tác phẩm Tình yêu thầm lặng, rồi “Sự thật về “nhà văn” – Thanh niên xung phong”.

Chị lặng người khi đọc được 2 bài báo đó, nỗi đau bị xúc phạm danh dự, bị phản bội đã làm cho người đàn bà này suy sụp mấy tuần liền. Nhưng chị gượng dậy và quyết tâm đi tìm sự thật.

Nhưng “chiến dịch” vẫn chưa dừng lại, 2 bài báo nói trên được kèm theo tờ nặc danh vu cáo “Nguyễn Thị  Sáng đánh cắp bản thảo Tình yêu thầm lặng của một ai đó, lấy tên mình rồi gửi đi in sách”, được phôtô hàng loạt gửi đến các cơ quan, rải khắp các khu chợ, quán hàng ở thành phố Vinh, thậm chí “bay” về tận quê chị.

Ra khỏi nhà chị luôn nhận được sự để ý, săm soi của mọi người: “Ai tin cho lớp 4 viết tiểu thuyết. Ăn cắp không biết chùi mồm. Ăn cắp giỏi thật. Chỉ cho tôi cách ăn cắp với”...

Lòng chị quặn thắt khi nghe những lời như thế. Người đàn bà bán ốc viết tiểu thuyết mới bắt đầu ngộ ra rằng đang có người rắp tâm đổi trắng thay đen. Cho dù những năm tháng xông pha mưa bom bão đạn, làm dân công hỏa tuyến ở chiến trường C, những đêm trắng ngồi trong túp lều viết văn kể lại đời mình dưới ánh đèn dầu, đã lặng lẽ cất lên tiếng nói của sự thật bảo vệ chị. Biết thế nhưng nỗi oan này biết bày tỏ cùng ai?

Quang Thành

* Còn nữa

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 5 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 11 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 13 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 14 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 16 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Top