Người đầu tiên mang thụ tinh ống nghiệm về Việt Nam
Bà là người đầu tiên mang kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ Thái Lan về Việt Nam, tập trung xây dựng được khoa chuyên sâu sơ sinh, nội soi, siêu âm đầu dò âm đạo, xét nghiệm, ngân hàng tinh trùng.
"Bà tiên" của 3000 đứa trẻ thụ tinh nhân tạo
Trong quãng thời gian làm tại Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Phượng đã kịp làm 2 việc nâng bước tiến của nền y học nước nhà sang một trang sử mới.
Cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, Giáo sư Robert Edwards vừa được trao giải Nobel Y học 2010. |
Bác sĩ Phượng nhớ lại những khó khăn trong buổi đầu xây dựng nền móng cho kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện: “Ban đầu, nhiều người có ý kiến rằng nên chọn những bác sĩ hoạt động lâu năm trong ngành để gửi ra nước ngoài học cách thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, bằng mọi giá tôi đã thuyết phục để đội ngũ này phải là các bác sĩ trẻ. Thụ tinh ống nghiệm là một kỹ thuật vô cùng khó. Trứng của người chỉ nhỏ bằng 1/3 sợi tóc, mọi thao tác đều nhìn qua kính hiển vi nên đòi hỏi bác sĩ cần có đôi mắt tinh tường và đôi tay chắc chắn, chỉ cần run tay là trứng sẽ bị bể, coi như mọi thứ thất bại hết".
Trải qua biết bao khó khăn, năm 1998, ba đứa trẻ đầu tiên đã ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm trước sự vỡ òa vui sướng của nhiều người. 13 năm trôi qua, Bệnh viện Từ Dũ cho ra đời 3.000 đứa trẻ. Cho đến nay, thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam có tỷ lệ thành công lên đến hơn 40% (trong khi đó ở Pháp chỉ từ 15% đến 17%).
Lớp học cô đỡ thôn bản
Bác sĩ Phượng (ngoài cùng bên phải) đi công tác tại vùng núi Hà Giang. |
Nơi đó, biết bao chị em không được chăm sóc sức khỏe sinh sản, tự sinh con rồi dùng dao, rựa, ống nứa cắt rốn dẫn đến tử vong do nhiễm trùng.
Ở vùng sâu, xa trên toàn quốc, tỷ lệ bà mẹ tử vong lúc sinh con cao hơn khu vực đồng bằng rất nhiều (411/100.000). Riêng ở Tây Nguyên, cứ 100.000 bà mẹ chuyển dạ lại có 175 người chết.
Thế là năm 1997, lớp học cô đỡ thôn bản đầu tiên đã ra đời và nhanh chóng được nhân rộng trên toàn quốc. Bác sĩ Phượng dùng mô hình này với chủ trương tranh thủ nguồn lực từ chính phụ nữ dân tộc để đỡ đẻ.
Đến nay, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã đào tạo được 718 học viên nhưng phải trải qua khá nhiều khó khăn do trình độ của cô đỡ quá thấp.
Bác sĩ Phượng vô cùng thương cảm, “Tội nghiệp khi mấy em ngô nghê, lần đầu tiên xuống TP học mà không biết… mặc đồ lót, cứ để… ra tự nhiên khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tôi phải đưa đi mua đồ, hướng dẫn cho cách tự chăm sóc, vệ sinh bản thân. Mấy em tiếp thu nhanh lắm, chỉ cần tôi chỉ cho một lần là cứ mỗi tháng đến kỳ lĩnh tiền sinh hoạt phí lại tự ra siêu thị để mua… đồ lót".
Đưa tiếng nói của nạn nhân dioxin Việt ra thế giới
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản – phụ khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng chính là người đã đưa tiếng nói của nạn nhân chất độc độc da cam Việt Nam ra thế giới, đòi Mỹ phải bồi thường quyền sống, làm người cho họ.
Cơ duyên đưa cô sinh viên Trường Đại học Y khoa Sài Gòn Nguyễn Thị Ngọc Phượng đến với những nạn nhân dioxin bắt đầu từ những ca đỡ đẻ “ám ảnh” vào một ngày xa xôi của năm 1965.
“Khi đỡ đứa trẻ ra khỏi lòng mẹ, tôi bàng hoàng bởi đứa trẻ sơ sinh trên tay mình không có hộp sọ, chỉ có một gương mặt nhăn nhúm, đằng sau phẳng lì. Đau đớn hơn là lúc người mẹ nhìn thấy đứa con quái thai, bà mẹ khóc ngất đi, luôn miệng nói mình đã đẻ ra… con khỉ. Gia đình nhà chồng biết chuyện, bắt phải ly hôn nhưng vì thương vợ, ông chồng đã không làm thế. Sự u ám, bi thương bao trùm lên hạnh phúc của họ. Sau đó vài ngày, tôi lại gặp thêm nhiều trường hợp sinh con quái thai như thế.
"Không chịu nổi trước cảnh bi thương đó, tôi lần mò tìm hiểu các tài liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ xuất bản năm 1964", BS Ngọc Phượng kể lại.
Nghi ngờ các ca quái thai có liên quan đến hóa chất độc hại trong chiến tranh do Mỹ rải xuống, năm 1982, bác sĩ Phượng đã thực hiện một nghiên cứu trên 1000 hộ gia đình ở xã Thanh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy, nhóm người sống tại vùng bị rải chất độc màu da cam sinh ra con dị tật cao gấp 3 – 4 lần. Năm 1983, báo cáo của bác sĩ Phượng về vấn đề này đã được đăng trên một tạp chí khoa học của Anh.
Năm 1987, bác sĩ Phượng qua Mỹ dự hội nghị quốc tế về Dioxin. Cũng trong lần này, bà đã may mắn gặp được hai nhà hóa học từng nghiên cứu sữa mẹ ở chiến khu tại Việt Nam và phát hiện có rất nhiều chất độc dioxin. Một sự thật kinh hoàng rằng trẻ em sơ sinh của ta đã bú từ bà mẹ nhiễm chất độc da cam hàm lượng dioxin cao gấp mấy ngàn lần mức độ cho phép.
Từ đó, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đảm nhiệm trọng trách là Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam của TP.HCM và Việt Nam.
Trước nỗ lực của bà và Hội Nạn nhân chất độc da cam, năm 2008, Mỹ đã phải mở cuộc điều trần, mời các nhà khoa học Việt Nam qua. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ cho một nhà khoa học của ta vào Hạ viện để thương thảo về vấn đề này.
Cứ 6 tháng, ta lại có một cuộc họp với Mỹ để đưa ra kế hoạch tẩy sạch môi trường và hỗ trợ để nạn nhân nhiễm chất độc da cam có thể hòa nhập với xã hội. Mới đây nhất là cuộc họp diễn ra từ ngày 10 đến 15/4, nhằm thương lượng số tiền bồi thường tạm thời.
Về hưu từ năm 2005, đã làm bà ngoại nhưng thời gian biểu của bác sĩ Phượng luôn dày đặc. Khi được hỏi ở cái tuổi xế chiều bác sĩ còn những giấc mơ nào đang dang dở chưa làm được, bác sĩ Phượng cười xòa: “Chừng nào bệnh nhân còn cần đến tôi thì tôi chưa cho phép mình được nghỉ. Đôi khi cô cháu ngoại cưng cũng phụng phịu vì cứ tưởng bà về hưu sẽ ở nhà chơi cùng nhưng lại thấy bà chẳng có lúc nào thảnh thơi".
Theo Bee
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch
Thành tựu y học - 3 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.
Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược
Y tế - 5 năm trướcSử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tế - 5 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.
Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn
Y tế - 5 năm trướcBệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".
Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân
Y tế - 5 năm trướcMột loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.
Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư
Y tế - 5 năm trướcBổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.
Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật
Y tế - 5 năm trướcĐược phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.
Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước
Y tế - 5 năm trướcTrước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.
Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tếGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.