Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đưa di nguyện danh y Tuệ Tĩnh về nước

Chủ nhật, 10:00 22/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Thiền sư, Đại danh y Tuệ Tĩnh năm 55 tuổi (1385) bị cống nạp cho nhà Minh.

Cũng từ ngày đó, danh y Tuệ Tĩnh không còn một lần được trở về Việt Nam. An nghỉ lại nơi đất khách quê người với di nguyện "về sau có ai bên nước nhà sang, nhớ cho hài cốt tôi về với" tưởng chừng như đi vào quên lãng. 3 thế kỷ sau, di nguyện đó đã được sao lục mang về nước Nam. Người có công mang di nguyện Tuệ Tĩnh về nước là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.
 

Ông Nguyễn Ngọc Định bên một tấm bia khác do nhà vua ban lúc tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, bây giờ được con cháu họ Nguyễn xây đài lập bàn thờ để thờ.

 
Nguyễn Danh Nho là ai?
 
Ông Trần Văn Hiếu, cán bộ quản lý đền Bia vừa chỉ cho tôi nhìn tấm bia đá cũ kỹ đặt khuất phía sau hậu cung đền Bia vừa nói: "Tấm bia đá này được tạc từ loại đá của Giang Nam, Trung Quốc đưa về đây đấy". Rồi ông Hiếu kể chi tiết lý do làm sao tấm bia đá lại có mặt tại đây. Ông Hiếu không quên nhắc tên người có công sao lục dòng chữ khắc sau bia mộ Đại danh y Tuệ Tĩnh là Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.

Sự việc được ghi lại trong tài liệu của đền Bia rằng: "Năm Cảnh Trị thứ 8 (1670), ông Nguyễn Danh Nho đậu đại khoa đậu Tiến sĩ, được giữ chức Tả ti giám, Hiến sát sứ, sau thăng đến Bồi tụng Hữu thị lang, tước Nam.

Khi đi sứ sang Trung Quốc, đến Giang Nam, ông đã sao lục văn bia thiền sư Tuệ Tĩnh, mang về tạo tấm bia đá khắc nội dung trên đưa về quê hương. Đến địa phận giáp giới giữa Văn Thai và Nghĩa Phú thì thuyền chở bia bị đắm. Mọi người cho là đắc địa nên dựng bia tại nơi bia bị chìm, nay là đền Bia, xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng, Hải Dương)".

Sự trùng hợp ngẫu nhiên là Đại danh y Tuệ Tĩnh và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là đồng hương. Cả hai người đều sinh ra ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng ngày nay, tuy rằng Tuệ Tĩnh và Nguyễn Danh Nho không sống cùng thời.

Đền Bia, nơi lưu giữ tấm bia đá do Nguyễn Danh Nho khắc di nguyện của Tuệ Tĩnh lại không nằm trên quê hương xã Cẩm Vũ mà ở xã Cẩm Văn, cách Cẩm Vũ khoảng 2 km. Cả hai địa phương Cẩm Vũ và Cẩm Văn đều có đền thờ Tuệ Tĩnh. Điều đáng chú ý là những ngôi đền thờ Tuệ Tĩnh đều có ban thờ thờ Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho như để ghi công ơn và nhắc nhở thế hệ mai sau về mối lương duyên đặt biệt của hai người.

Năm Kỷ Mão (1699), Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mất, thọ 61 tuổi, được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Tử. Sinh thời, ông nổi tiếng là người thông minh, văn hay, chữ tốt; được suy tôn là Dật tiên (ông tiên cao siêu), Quyển long (con rồng uốn khúc).
 

Tấm bia ký cuộc đời sự nghiệp của tiến sĩ Nguyễn Danh Nho.


Đi tìm dòng họ Nguyễn

Trước lúc rời đền Bia, ông Hiếu cho tôi biết, hiện nay nhà thờ và bia ký Nguyễn Danh Nho vẫn còn tại thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ quê hương ông.

Thôn Nghĩa Phú chỉ cách Quốc lộ 5 chừng 5km, nhưng khá yên bình. Nằm giữa thôn là đền Xưa. Cùng với đền Bia, đền Xưa là nơi để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. Theo truyền thuyết, để tỏ lòng biết ơn vị Thánh thuốc Nam, nhân dân làng Nghĩa Phú đã dựng ngôi đền Xưa này. Đến khoảng năm 1830 (thời Minh Mệnh) nhân dân khắp nơi kéo về lễ hội và xin thuốc rất đông, gọi là Hội Thánh lần thứ nhất.
 
Số tiền công đức thu được, nhân dân đã trùng tu  ngôi đền này và còn tậu được 3 mẫu ruộng để thờ cúng. Đến năm 1936 lại Hội Thánh lần thứ hai, nhân dân khắp nơi lại kéo về lễ hội và xin thuốc đông hơn lần trước nhiêu và kéo dài gần 3 tháng. Số tiền công đức lần này nhân dân lại xây được ngôi đền ngoài vào năm 1937. Bây giờ, đây vẫn là di tích đáng chú ý và rất quan trọng trong đời sống tâm linh của không chỉ người trong thôn mà còn của khách thập phương.

Có lẽ vì danh tiếng của Tuệ Tĩnh mà khi chúng tôi hỏi thăm đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, hầu hết người Nghĩa Phú đều hiểu nhầm hỏi về Tuệ Tĩnh. Chẳng mấy người còn nhớ đến vị Tiến sĩ có công đưa di nguyện người đồng hương về nước. Thật may mắn, khi hỏi về tấm bia ký của vị tiến sĩ từng sang Trung Quốc đi sứ, một người làng đã chỉ cho chúng tôi đến nhà thờ họ Nguyễn.
 
Ông Nguyễn Ngọc Định, người trông coi nhà thờ này cho biết: "Đây đúng là nhà thờ họ Nguyễn. Và Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là con cháu dòng họ này". Ông Định cũng cho hay, đây là dòng họ Nguyễn chứ không phải là Nguyễn Danh như nhiều người nhầm tưởng. Ông Định khẳng định: "Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người nổi tiếng nhất dòng họ của chúng tôi từ trước đến nay"".

Nhà thờ họ Nguyễn là một không gian thờ tự tương đối chật hẹp. Ông Định cho hay, nhà thờ họ Nguyễn trước đây được xây dựng toàn bộ bằng gỗ lim nhưng đến tháng 2/1947 thì bị đốt. Những năm 1960 được con cháu trùng tu lại và đến năm 1996 được nâng cấp một lần nữa. Trong sân nhà thờ, dựng 2 tấm bia đá cổ 2 bên. Ông Định nói: "Một tấm bia ghi thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, tấm bia còn lại ghi tên những con cháu có công đóng góp xây dựng nhà thờ. Những tấm bia đó đều được tạc từ thời xưa".

Năm nay chuẩn bị bước sang tuổi 60, nhà lại ở bên cạnh nhà thờ họ và là người trực tiếp trông coi, nên ông Định biết rất rõ về tấm bia ký của Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Ông nói: "Mới đây, một đoàn cán bộ ở Trung ương mới về thăm nhà thờ và dập lại toàn bộ nội dung bút ký được khắc tạc trên tấm bia đá nói về Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Lâu lắm rồi mới người quan tâm đến thân thế ông Nguyễn Danh Nho, chúng tôi đang chờ hồi âm xem có thêm phát hiện gì mới mẻ không mà vẫn chưa thấy".

Tuy nhiên, tấm bia ký dựng ở nhà thờ họ Nguyễn chưa phải là dấu tích duy nhất liên quan đến Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho. Dẫn tôi đi về phía cuối thôn, ông Định giới thiệu một tấm bia khác. "Nếu như tấm bia ở nhà thờ do nhân dân khắc thì đây là bia do nhà vua chỉ định khắc sau khi ông Nguyễn Danh Nho mất. Nội dung như thế nào thì đến bây giờ tôi cũng chưa được rõ", ông Định nói. Đó là một tấm bia cao ngang đầu người có hình khối, được dựng thờ trong một khuôn viên tương đối chật hẹp nằm khuất sau những dãy nhà san sát.
 
Tấm bia ký Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho dựng ở nhà thờ họ Nguyễn xã Cẩm Vũ được lược dịch như sau:

- Cụ họ Nguyễn tên Danh Nho, sinh giờ Tuất ngày 16 tháng 7 năm Mậu Dần 1638.
- Năm 20 tuổi thi đỗ Tam trường khoa Đinh Dậu.
- Năm 26 tuổi thi đỗ Tứ Trường thứ hai khoa Quý Mão.
- Năm 27 tuổi thi đỗ Tam Trường khoa Giáp Thìn.
- Năm 33 tuổi thi đỗ khoa Sĩ Vọng, năm Canh Tuất nhận chiếu huấn đạo phủ Khoái Châu.
- Năm 33 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, được tặng một đôi voi, 10 cỗ ngựa có hơn 100 người đưa về vinh quy bái tổ…
- Về sau, có công trị thủy, thăng chức Hữu Thị Lang Bộ Công.
- Năm Canh Ngọ 1670 phụng chỉ đi sứ Trung Quốc.
- Năm Nhâm Thân (2 năm sau) về nước.
- Năm Canh Dậu được phong chức Tả Thị Lang Bộ Lại.
- Sau khi mất được phong Phúc Thần.
 
Nguyễn Quang Thành
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 8 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 9 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 10 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 10 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top