Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người hát ca trù đất phương Nam

Chủ nhật, 08:00 22/02/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Cứ tưởng nghệ thuật hát ca trù (còn gọi là hát ả đào – một bộ môn nghệ thuật truyền thống của Bắc Bộ) trong thế kỷ 21 này chỉ còn lay lắt bảo tồn trong một số tỉnh, thành phía Bắc. Thế nhưng giữa lòng TP Hồ Chí Minh, miền đất phương Nam ưa chuộng nghệ thuật cải lương, suốt hơn 10 năm nay vẫn có một câu lạc bộ ca trù tồn tại với sự tâm huyết của một người con đất Bắc.

Chìm nổi đất phương Nam

Ngay từ ngày còn nhỏ, vào những năm 1950, đi qua khu vực từ Cầu Kiệu trở lên ngã tư Phú Nhuận, cậu bé Nguyễn Nhã, một người dân gốc Bắc (Ninh Bình) di cư vào Nam đã thấy có hàng chục quán hàng ở các nhà biệt thự hai bên đường có một loại dịch vụ giải trí rất đặc biệt: Hát ả đào. Trong trí nhớ non nớt của cậu bé 10 tuổi, cậu tò mò không hiểu vì sao những áo tứ thân, những dải khăn nhiều màu, tiếng đàn đáy réo rắt và tiếng trống “tom, chát” lại làm say mê nhiều người đến vậy.
 

TS Nguyễn Nhã.

Sau năm 1954, hàng loạt cô đầu từ phố ả đào Khâm Thiên, Hà Nội theo dòng người di cư vào Nam, tiếp tục mở thêm nhiều quán hát ả đào quanh khu hồ tắm Chi Lăng, rạp hát Đại Đồng...

Ít lâu sau, cậu sinh viên ngành sử học Nguyễn Nhã trong lần tình cờ được tham dự một lần nghe hát vốn đã tò mò về hát ả đào, lại càng tò mò hơn: Gọi là hát, nhưng tại sao người hát phải nén mím miệng? Miệng không mở rộng lấy hơi mà hát vẫn tròn vành rõ chữ thì mới là điêu luyện. Không có đáy nhưng sao lại gọi là đàn đáy, cần đàn lại có thể gập làm hai, lại có thể đệm cho nhiều dàn nhạc dân tộc khác?

Đọc sách, hỏi các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, cậu sinh viên mới hiểu ra rằng: Ca trù là loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam. Nói như Giáo sư Trần Văn Khê: “Hát ca trù là loại dân ca tiêu biểu của dân ca Việt Nam”. Nhiều người có ác cảm với loại hình nghệ thuật này, vì trước năm 1945, một số người đã núp bóng thú chơi tao nhã này để trá hình hoạt động mại dâm. Mặt trái “biến tướng” này đã được các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... trước 1945 mô tả trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết.

Say mê ca trù từ đó, Nguyễn Nhã lại phát hiện thêm trong ca trù, nghệ thuật phối hợp giữa những người tham gia buổi hát cũng phải rất điêu luyện. Tiếng phách của nữ ca sỹ, tiếng đàn của nhạc công, tiếng trống của người nghe phải nhịp nhàng, quyện vào nhau nhuần nhuyễn. Cũng hiếm có loại hình nghệ thuật nào mà người biểu diễn và người nghe lại dễ dàng giao lưu trực tiếp với nhau đến như vậy. Người nghe có thể trực tiếp thưởng, phạt người diễn bằng tiếng trống chầu.

Từ những năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm cấm loại hình hát ả đào. Tất cả các quán ca trù đều bị đóng cửa. Ca sỹ, nhạc công phải chuyển nghề. Những người ưa nghe hát ca trù cũng phải buộc lòng quên đi một thú vui. Ca trù Bắc Bộ giữa đất phương Nam dần bị lãng quên từ ngày đó. Thế nhưng, anh giáo viên Nguyễn Nhã khi đó vẫn thầm nuôi một khát khao: “Nhất định một ngày nào đó, ca trù sẽ được phục dựng”.
 

Một buổi biểu diễn ca trù.

Thăng trầm dòng đời

Năm 1976, GS.TS Trần Văn Khê từ Pháp về nước, ghi âm lại tiếng hát của lão nghệ nhân Quách Thị Hồ và tiếng đàn đáy của nghệ sỹ Đinh Khắc Ban, giới thiệu cho thế giới cùng biết. Tiết mục âm nhạc này được đánh giá là một trong 9 tiết mục xuất sắc nhất của Liên hoan âm nhạc quốc tế Bình Nhưỡng năm 1983. Ca trù được nhiều người biết đến hơn từ ngày đó, nhiều câu lạc bộ ca trù được lập nên tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung, được UNESCO quan tâm và được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Dự định của anh giáo viên Nguyễn Nhã lại càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.

Năm 1993, ông giáo Nhã lặn lội đi tìm lại những ca sỹ hát ca trù, nhạc công ngày xưa còn sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, thuyết phục họ cùng tham gia trong một câu lạc bộ gia đình. Các ca sỹ, nhạc công ngày ấy nay đã già, may mắn là một số người đã truyền nghề lại cho con cháu nên ca trù không bị “tuyệt chủng” giữa lòng đất phương Nam. Ngôi nhà của ông Nhã trên đường Trần Kế Xương thành nơi tụ họp của những nghệ nhân ca trù hoài cổ, dăm bữa nửa tháng gặp mặt nhau một lần, đàn hát lại những bài hát cũ.

Năm 2000, khi là một trong những thành viên sáng lập của Trường đại học dân lập Hùng Vương, ước mơ ngày xưa của ông Nhã mới thành sự thực. Từ nhóm người yêu thích ca trù, ông Nhã thành lập CLB Ca trù ĐH Hùng Vương thuộc trường vào năm 2000, thu hút thêm nhiều sinh viên của trường tham gia vào loại hình nghệ thuật truyền thống này. Nhưng sóng gió chưa qua đi, không ít giáo viên trong trường yêu cầu giải tán CLB với ác cảm: “Không muốn dạy cho sinh viên món “nhí nhố” đó”. Ông Nhã phải cam đoan: CLB hoạt động nhưng không đụng chạm đến một đồng tiền nào của trường. Vừa là sân chơi họp mặt bảo tồn, vừa dạy những người yêu thích, câu lạc bộ còn phải “chạy sô” mừng thọ, mừng tân gia, đám cưới, giỗ kỵ, mừng thi đậu... để lấy tiền duy trì hoạt động.
 
Nhiều người ngoại quốc tìm đến CLB Ca trù - Hát thơ Lạc Việt để khám phá nghệ thuật ca trù.

Giọt lệ cô gái tây dương

Sau vài năm trực thuộc ĐH Hùng Vương, khi TS Nhã nghỉ hưu, CLB cũng đứng bên bờ báo động tan rã. Nhiều lớp sinh viên đã đến, say mê tham gia tìm hiểu, biểu diễn, nhưng khi ra trường đều “cao chạy xa bay” với lý do: Không thể coi ca trù là một nghề, chỉ có thể coi là một thú vui giải trí những khi rảnh rỗi.
 
Suốt 10 năm, CLB chỉ duy trì được tổng số thành viên khoảng 30 người, cả ca sỹ, nhạc công, người tập nghề. Tiến sỹ Nhã rút CLB từ trường về, lại trở lại dạng CLB không cơ quan chủ quản và đổi tên thành CLB ca trù và hát thơ Lạc Việt. “Phải mở rộng thêm loại hình hát thơ, hy vọng CLB mới thu hút thêm người tham gia, người nghe”, TS Nhã nói.

Bi quan vì loại hình ca trù ngày càng mai một, đã có lúc ông Nhã định giải tán CLB, “đường ai nấy đi”. Thế nhưng một sự kiện bất ngờ xảy ra đã khiến ông thay đổi ý định và cứng rắn khẳng định lại với các thành viên: “Các anh chị yên tâm. Nếu tôi còn, thì CLB này còn”.

Đó là một ngày giữa năm 2007, Aliénor Anisensel, một cô gái người Pháp hơn 20 tuổi lặn lội từ trường Đại học Nanterre (Pháp) đến thăm CLB của ông. Khá bất ngờ, cô “tây” không nghe hát mà thay xiêm áo, hóa trang thành một cô gái Bắc bộ, gõ phách hát bài “Hồng hồng tuyết tuyết” bằng tiếng Việt. Chủ nhà đã bất ngờ lại càng bất ngờ khi biết cô “tây” 100% này yêu ca trù đến mức đã làm luận án tiến sỹ về đề tài ca trù của Việt Nam.
 
Cô “tây” cũng không kém phần bất ngờ khi không ngờ rằng, cô đã lang thang khắp các tỉnh thành phía Bắc là cái nôi sinh ra của ca trù, nay lại gặp những người yêu ca trù hàng chục năm nay giữa lòng phương Nam. Chia tay, cô “tây” khóc và ghi lại dòng lưu niệm cho CLB với cảm xúc: “Sau bao thăng trầm, dù đã có lúc bị thoái lui, nhưng với những con người say mê nghệ thuật dân tộc như vậy, tôi tin ca trù sẽ không thể mất đi”.
 

TS Nguyễn Nhã đang hướng dẫn các học viên biểu diễn ca trù.

Những thành viên trong CLB gặp được người đồng cảm từ phương xa đến, lại càng hy vọng và quyết tâm hơn. “Người ta sống trong nền văn hóa khác, quan niệm khác, cách xa hàng ngàn cây số mà còn đam mê. Lẽ nào mình lại không yêu nhạc dân tộc mình?”.

Tâm sự với chúng tôi, vị tiến sỹ yêu ca trù trầm ngâm: “Mẹ tôi ngày xưa mù chữ, nhưng vì yêu thích và để hát ru con, bà thuộc làu làu đến mấy ngàn câu truyện Kiều”. Tiến sỹ Nhã tin rằng, khi môn tiếng Việt, môn Văn trong nhà trường, cũng như thơ văn trong cuộc sống còn được học trò, được người đọc yêu thích thì nhất định ca trù vẫn còn được bảo tồn trong đời sống văn hóa người Việt Nam.
 
Mai Lan
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 43 phút trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 1 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 2 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 5 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Giải trí - 9 giờ trước

"Tôi đùa thôi, anh Đàm Vĩnh Hưng không ác được" – Mỹ Linh nói.

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

Top