Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Người lớn vậy, trẻ ngại gì tình một đêm?'

Thứ hai, 08:31 25/10/2010 | Gia đình

“Người lớn làm gì, trẻ em làm nấy thôi.

Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Ngồi đâu, nói gì, người lớn cũng lớn tiếng bàn chuyện tục tĩu. Vờ đi công tác rồi một đám người cùng cơ quan dắt nhau vào quán mại dâm, thì trẻ em ngại gì mà không tuyển tình một đêm, rao bán thể xác hoặc tình dục tập thể?” – Nhà văn Võ Thị Hảo với góc nhìn sắc sảo về hiện tượng xuống cấp về đạo đức và nhân cách của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
 
- Là nhà văn, đồng thời là một người mẹ, chị có suy nghĩ gì về những hình ảnh “không đẹp” liên tục được báo chí đăng tải trong thời gian qua của một bộ phận giới trẻ? 
Những việc mà bạn nói đã vượt qua giới hạn của cái “không đẹp” rồi. Trẻ em là hình thu nhỏ của người lớn trong tấm gương đời. Người lớn làm gì, trẻ em làm nấy thôi! Ngồi đâu, nói gì, người lớn cũng lớn tiếng bàn chuyện tục tĩu. Vờ đi công tác rồi một đám người cùng cơ quan dắt nhau vào quán mại dâm, thì trẻ em ngại gì mà không tuyển tình một đêm, rao bán thể xác hoặc tình dục tập thể?!
 
- Các hiện tượng xã hội lâu nay thường được cho rằng ’bắt đầu từ một vài nguyên nhân cơ bản’. Vậy chuyện này (trẻ con hư) theo chị được lý giải như thế nào?

Đúng thế. Không cái gì tự dưng sinh ra. Nguyên nhân này, nói theo lối đời thường, là do người lớn. Nhiều khi bây giờ ra đường, cái bẩn, cái thô tục, cái ô nhiễm thắng thế.
 
Bài học đầu đời của trẻ em là gì? Phải chăng là nói dối? Là nói tục chửi bậy và bị ăn hiếp đủ kiểu, từ phía bạn bè, thầy cô, cách thi cử, cho đến các trò chơi bạo lực như gươm súng và những game máu me giết người hàng loạt và tôn vinh giết người? Đó là dùng sức mạnh thủ đoạn và tiền để đoạt lấy cái người ta muốn, bất kể nguyên nhân gì và hậu quả thế nào.

Không thể tự nhiên mà có trẻ em hư được!

- Thực ra lâu nay người ta cũng đã đề cập đến vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, nói không quá thì, hình như chúng ta nói càng nhiều thì kết quả lại càng… bi đát. Liệu có phương pháp giáo dục nào khác không, thưa chị?

Chừng nào các thầy cô, các cha mẹ, các quan chức hết nói dối, hết vờ vịt, biết thế nào là cái đẹp và biết tôn vinh trí thức và văn hoá chứ không phải chỉ tôn vinh cái bằng kiếm cơm, thì lúc đó hết trẻ em hư.
 
Phương pháp giáo dục trước hết là trở về một xã hội tôn trọng các giá trị nhân văn. Nghe có vẻ xa vời quá nhỉ? Thực ra, việc đó khá giản dị. Chỉ cần lựa chọn đúng mô hình. Chỉ cần gạt ra khỏi chương trình giáo dục những kiến thức và cử chỉ dối trá... Chỉ cần kiên quyết loại bỏ cách nói cách viết và hành xử dối trá ở mọi cấp bậc, nơi chốn. Người lớn hãy làm gương…
Và, còn điều này liên quan đến các tờ báo: báo chí đừng có khoái trá đưa tin về bạo lực và chuyện cướp giết hiếp nhiều đến thế để "kiếm ăn"...

- Có ý kiến cho rằng giới trẻ hiện nay đang thiếu mục đích và lý tưởng sống? Chị nghĩ thế nào trước nhận định này?

Họ có mục đích và lý tưởng sống. Có điều đáng buồn là ở nhiều người, cái mục đích và lý tưởng ấy nhiều khi tối tăm và có hại cho cộng đồng mà thôi. Chúng ta đang bị khủng hoảng toàn diện về vấn đề này. Vì chúng ta rất ít khả năng triết học và nghiên cứu, phản biện, theo đuổi một hệ thống triết học cho ra đầu ra đũa.

- Cũng có những đứa trẻ không hư hỏng mặc dù phải sống trong môi trường không được nhân văn lắm. Liệu có gì khác biệt ở đây không?

Con người một phần do bản tính tự nhiên được gieo ngay từ trước khi sinh ra. Bản tính ấy quy định sự lựa chọn trong cuộc sống và tạo nên chuỗi hành vi. Một đứa trẻ có thiện tính cao, trong cùng một môi trường với những trẻ có thiện tính bình thừơng, sẽ lựa chọn khác với đứa trẻ tâm tính 50% trắng, 50% đen. Chẳng hạn, cùng là với chó mèo, có đứa trẻ chọn cách hành hạ, có đứa trẻ chọn cách âu yếm.

“Tôi cũng từng bỏ nhà đi “bụi đời...”

- Là một người mẹ, nếu đứng trước 1 đứa con có những tư tưởng lệch lạc về đạo đức và lối sống, như những trường hợp đã nêu trên? Chị sẽ có cách xử lý như thế nào?

Không một đứa trẻ nào không bị đặt trước nguy cơ lệch lạc. Vì con người và môi trường không dọn sẵn cho chúng ta một mâm cỗ ngon và sạch. Muốn sạch phải tẩy rửa. Muốn ngon phải loại bớt tạp chất và chế biến.

Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là phải luôn theo dõi và linh cảm thấy những lệch lạc và những nguy cơ ấy. Trước hết là phải gương mẫu và phải biết hy sinh, biết can thiệp đúng lúc. Trong một gia đình bố mẹ ly hôn, ai cũng chuồn thật nhanh đi lập gia đình mới, chỉ lo cướp đoạt tiền của, cho sướng thân mình thì con sẽ khổ.

Người lớn luôn phải đứng chặn ở những ngả đường nguy hiểm đầu đời trẻ em để phòng và cảnh báo cho con - Những ngả đường cám dỗ lệch lạc để điều chỉnh kịp thời và cứu trẻ em.

Nhưng cũng có khi không kịp thời, vì ta không phải là thánh. Vậy thì đừng quá quan trọng hoá nếu điều đó đã xảy ra. Hãy luôn nhớ rằng, vạn vật không bất biến. Đừng đánh giá đó là bản chất. Hãy cảm thông và chia sẻ và nêu gương.

Chẳng hạn bé Hạnh Ly của tôi, có những câu chuyện vui mà ba mẹ con thỉnh thoảng đem ra cười yêu với nhau là: vì Hạnh Ly rất mơ mộng và ưa phiêu lưu, nên hồi năm sáu tuổi đã tha thiết đòi bỏ nhà đi “bụi đời”. Đầu tiên tôi rất lo.

Nhưng sau mới biết rằng "đi bụi đời" của Hạnh Ly là đi qua con mương bẩn trước nhà và qua phía bên kia mương, nơi có quầy bán cá ướp lạnh, các bà buôn cá cãi nhau ầm ĩ vào buổi sáng...nơi có bao thứ sinh động mà cháu chưa biết.

Còn Uyên Ly, cô bé mơ mộng và rất dịu dàng, và cũng rất ưa phiêu lưu thì "chốn bụi đời" của Uyên Ly là ao bèo với vô vàn cánh hoa tím có dấu mực hình mặt người trên cánh hoa và thật thú vị là ngồi rình chuồn chuồn, cá đớp, những con ốc xoè miệng ra bơi. Cái ao cách nhà hồi đó khoảng vài trăm mét.

Uyên Ly không về nhà khi trời gần tối khiến mẹ đi tìm khắp nơi. Mà bước chân mẹ thì đã nhiều lúc ngã khuỵu vì lo lắng. Lúc 5 tuổi. Chiều hôm đó. Tôi vừa vác cái bụng bầu sắp sinh vừa chạy tìm hết hơi vừa khóc vừa nghĩ rằng tôi sẽ thuê người mò khắp ao và nghĩ rằng tôi sẽ tự sát, nếu không tìm thấy con...

Thế đấy. Trẻ con làm sao hiểu hết, hình dung hết cuộc đời và những gì người lớn hiểu.

Ôi, hầu như đứa trẻ mơ mộng nào mà chẳng từng muốn bỏ nhà "đi bụi đời". Kể cả tôi. Tôi cũng đã từng vì một lời cha mẹ mắng thôi, mà đã bỏ đi ‘bụi đời” trong hầm trú ẩn dưới gốc bụi tre nửa đêm, khiến cả nhà bố mẹ đi tìm náo loạn và tôi lấy làm thoả mãn lắm lúc đó.

Khi đã hiểu “bụi đời” là thế, thì dễ hơn. Những đứa trẻ lệch lạc, đừng vội cho là xấu.

Xin cảm ơn chị!
 

TheoVietNamNet

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 12 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 17 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 23 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Top