Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Người rừng” gieo chữ ở Pa Thoóng

Chủ nhật, 07:20 06/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Ở bản Pa Thoóng, xã Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu, giờ đây trẻ em La Hủ đã được đến trường, đã biết đến con chữ.

Ở cái nơi quá đỗi xa xôi hẻo lánh ấy có những thầy cô giáo tình nguyện “cõng chữ” lên non với ước mơ một ngày “cái chữ Bác Hồ” làm sáng dạ trẻ thơ nơi đây…
 
Ngược ngàn
 
Thầy Hà Văn Nhuận, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bum Tở 1 chia sẻ: “Pa Thoóng! Khổ nhất là Pa Thoóng. Nếu đi từ trường đến bản phải mất 6 giờ luồn rừng. Còn nếu đi bộ từ trung tâm huyện lên cũng phải mất 2 giờ đi liên tục. Đường đó vách núi dựng đứng”. Mới nhìn lên sườn núi chót vót, chúng tôi đã thấy “oải” khi nghĩ tới đoạn đường lên đó.

Theo chân thầy giáo Nhuận lên với bản xa nhất này, hành trang ngược ngàn của chúng tôi là: Mỗi người một nón lá, một chai nước, mấy túi bánh kẹo (làm quà cho các em học sinh) buộc ngang hông và một cây gậy tự kiếm dọc đường. Trời trong veo, nắng vàng phủ trùm cả những trảng rừng, cỏ cây hanh hao vàng rực. Bản Pa Thoóng luôn ở trước trán chúng tôi khi ngước nhìn nó, nơi giữa trưa vẫn được ủ trong mây. Mới được hai ngọn đồi mà ai nấy đều mồ hôi đầm đìa, rịn xuống trán, chảy vào mắt cay xè; Đôi bắp chân muốn vỡ bung ra vì liên tục phải kéo đầu gối ngang ngực mà leo lên rồi lại lên nữa. Nhiều lần ngẩng mặt nhìn lên mái dốc ngược mà chúng tôi toan bỏ cuộc.
 
Thầy Nhuận động viên: “Vất vả thế mà các cô giáo miền xuôi vẫn hàng tuần ngược con đường này đấy”. Hình ảnh những giáo viên “gùi chữ”, “gùi ánh sáng” lên đỉnh non cao để thắp lên những ngọn đèn tri thức ở cái nơi bao đời nay hẻo lánh, không có người lạ đến khiến chúng tôi thêm nghị lực vượt dốc.

Bỏ phố lên rừng
 

Điểm trường Pa Thoóng, Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu.


Sau gần 3 giờ bợt bạt với dốc đứng, chúng tôi bất chợt đồng loạt reo lên! đã lên tới trường Pa Thoóng. Bầy trẻ đang chơi trong bản ngơ ngác. Chắc lâu lắm Pa Thoóng mới có người lạ lên thăm.
 

“Người rừng” Hà Chí Tuấn.


Nếu không có tiếng trẻ ê a đọc bài chúng tôi chẳng thể phân biệt được trường học với nhà dân bởi chúng đều có một điểm chung đó là sự tồi tàn, lụp xụp. Từ điểm trường, một thanh niên bước ra, dáng người nhỏ nhắn, giọng nói nhỏ nhẹ, thỉnh thoảng lại lẫn một vài từ tiếng La Hủ. Anh là Hà Chí Tuấn. Tuấn sinh năm 1982, người Phú Thọ, rời giảng đường Cao đẳng công nghiệp; Tuấn trúng tuyển vào Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam, sau đó chuyển sang phụ trách mảng công nghệ thông tin của một công ty cổ phần khác.
 
Nhưng Tuấn lại bỏ phố lên rừng. Với cái giọng đặc sệt thổ âm người La Hủ, Tuấn tâm sự: “Mình còn trẻ mà, muốn làm cái gì đó giúp đồng bào miền núi vượt qua khó khăn”. Mối tình đầu đã từng “chỉ non thề biển” với nhau 7 năm cũng không thể níu đôi chân đầy ước mơ, tâm huyết và sự mong mỏi được cống hiến của Tuấn. Đi học nghiệp vụ sư phạm rồi xin lên Mường Tè công tác, Tuấn đã xác định bỏ lại tất cả. Có người bảo anh “bị hâm”, người lại bảo có khi nó thất tình, rồi hình như anh có người thân làm “quan to” trên này, lên để sau này làm lãnh đạo... Có cả ngàn lẻ lý do để người ta bàn tán xung quanh cái quyết định bỏ phố ngược ngàn của Tuấn.

Ngày đầu lên đây, bỡ ngỡ đủ điều từ những thói quen ăn ở sinh hoạt tới công việc, Tuấn phải làm quen dần dần. Khổ lâu thành quen!

“Ngày đầu lên đây (năm 2006) tôi được giao dạy các em học sinh lớp 3. So với dưới xuôi các em trên này thiệt thòi hơn nên nhận thức, học lực không cao nên công việc rất vất. Tôi phải học tiếng của dân để có thể nói cho họ nghe và nghe họ nói để vận động phụ huynh cho các em đến lớp” – Tuấn kể. Có những hôm chỉ một mình ở lại bám bản. Buổi tối đơn độc trên đỉnh núi quạnh quẽ đến ghê người, nhớ nhà, nhớ người yêu, thèm nghe một giọng nói của con gái miền xuôi mà không được, khi ấy Tuấn lại đốt đèn, đến gõ cửa hết 17 hộ dân trong bản để vận động học sinh ra lớp mà dạy nâng cao kiến thức cho các em, để học tiếng của các em và để vơi đi nỗi cô đơn.

Tại điểm trường Pa Thoóng năm nay đã có thêm 3 cô giáo nữa gia nhập “đội quân người rừng” cùng với thầy giáo Hà Chí Tuấn. Họ cũng là những người mang theo tâm huyết, nhiệt tình lên đây bám bản dạy học. Hình như Pa Thoóng là nơi để thử thách bầu máu nóng của họ khi buộc họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Chỗ ở của cả 5 thầy cô giáo ở điểm trường Pa Thoóng chỉ là một gian nhà tranh lụp xụp, mùa đông thì gió lùa bốn phía. Mùa hè thì nắng xuyên tứ bề. Nếu không có mấy tấm bạt căng dưới mái nhà, chắc chắn ngày nào các thầy cô cũng được ở trong “khách sạn ngàn sao”!!!
 
Những chiếc giường cũng thật “hoàn cảnh”. Chúng được làm bằng những thân cây luồng dập, ghép lại thành tấm phên, lún võng xuống mỗi khi có người ngồi. Các thầy cô gọi nó là “đệm vạn năng do thiên nhiên ban tặng”. Mấy cái chân giường làm bằng chạc cây rừng chôn xuống đất lâu ngày nay đã mọc cả mầm. Gian khổ là thế ấy mà tiếng cười luôn vang lên dưới mái tranh này.

Bám cột để... bám bản
 
“Xuống suối lấy nước cũng là để... thể dục buổi sáng”.
 

Cái biệt danh “Tuấn người rừng” được anh em đồng nghiệp “phong tặng” từ lúc nào rồi gọi lâu dần thành quen. “Mình là “người rừng” cũng chẳng sao nếu tất cả học sinh ở bản này đọc thông viết thạo thì mình quá yên tâm rồi” – Tuấn cười.

May mắn sóng điện thoại ở đây rất ổn định nên mỗi thầy cô đều sắm điện thoại để liên lạc cho vơi đi nỗi nhớ nhà. Nhưng bí nhất là khoản... sạc pin. Mỗi tuần các cô cử một người xuống thị trấn mua đồ ăn dự trữ cả tuần rồi tranh thủ mang tất cả điện thoại xuống sạc pin luôn thể.

Nơi gần nhất có thể lấy nước sinh hoạt cách điểm trường gần 2km đường rừng. Cô Thúy kể: “Hàng sáng chị em chúng tôi mỗi người 2 chiếc can 5 lít đi lấy nước. Ngày đầu chẳng quen hai chân, hai tay cứ như muốn rời ra. Đành động viên nhau coi như tập thể dục buổi sáng. Nhưng đi xa, leo dốc mãi cũng quen chỉ có cái “anh vắt” là không thể quen được. Sao ở đây nhiều vắt thế! Có hôm trời mưa vắt bò nhung nhúc cả trên xà nhà!”.

Tháng 3 - 4 hàng năm là thời điểm gió lốc quật như bão giật. Dù phòng ốc, nhà cửa đã làm rất thấp cũng vẫn bị gió bóc mái, nhổ cột. Cứ sau mỗi mùa lốc, các thầy cô lại phải cùng nhau đi tìm những tấm tranh, tôn bay lả tả khắp nơi để dựng lại. Thầy Tuấn kể: “Năm ngoái, khi đoàn kiểm tra của trường lên thăm đúng lúc gặp con lốc mạnh. Cả ngôi nhà cứ như cái ô cắm trong bão chỉ chực bay lên. Lúc đó cả cán bộ lẫn giáo viên, mỗi người ôm một cột để giữ cho nhà khỏi bị bay mất. Có những lúc gió mạnh tưởng chừng bốc luôn cả năm cái “cột người” lên mà chơi trò tung hứng...”.
 

Cô giáo Thuý tập đánh vần cho học trò.


Không ít người chẳng thể vượt qua được gian khổ đành bỏ cuộc về quê. Những người,  tôi may mắn được gặp là những tấm gương dám đương đầu với gian khổ mà bám bản dạy chữ cho con em đồng bào La Hủ.

Vừa rồi thầy Tuấn được nhà trường cho phép chuyển về dạy ở các bản trung tâm nhưng anh vẫn xung phong ở lại đây vì đã quen trường, quen học sinh và quen gian khổ. Cô Thúy thì để lại hai cô con gái bé bỏng ở Thủ đô. Lên đây cứ  nhìn học sinh là nhớ con  đến phát khóc! Mỗi khi đi lấy nước, giặt quần áo cô lại dẫn thêm mấy học trò đi tắm gội, giặt giũ cho các em để vơi đi nỗi nhớ con. Mùa đông lạnh giá nhưng ở đây nhiều em mặc không đủ ấm, đôi môi tím tái vậy mà vẫn đến lớp.
 
Thương các em, vậy là mỗi khi về quê, các thầy cô lại gom hết quần áo cũ của gia đình,  rồi xin thêm hàng xóm; Có cô giáo còn viết thư về vận động các trường học ở Hà Nội ủng hộ áo quần cho các em. Lên đây tôi thấy nhiều học sinh còn mặc cả đồng phục của các trường tiểu học ở Hà Nội. Các thầy đã vượt khó, bám bản, bám trường, bám học sinh nên phong trào đi học ở Pa Thoóng đã đi lên đáng kể. Giờ giải lao thầy Tuấn nổi hứng đọc cho chúng tôi bài thơ “Thầy em” do chính tay thầy Tuấn viết. Bài thơ có câu: “Dìu dắt đàn em thắp ngọn đèn”- ngọn đèn ấy đang được thầy và trò Pa Thoóng thắp  lên mỗi ngày...
 
Thuý Hạnh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Huy động hàng trăm người tìm kiếm bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Đời sống - 3 phút trước

Người dân cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức xã và lực lượng công an, quân đội tổ chức tìm kiếm cháu bé bị mất tích đã 3 ngày qua.

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 9 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình phá bỏ công trình để lấy sắt vụn, ông T. bất ngờ bị phần mái công trình đổ sập khiến nạn nhân mắc kẹt. May mắn sau đó, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu ra ngoài và chuyển đến bệnh viện.

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 10 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 11 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 12 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 12 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top