Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà thơ Nguyễn Bính và nỗi ám ảnh: Mùa xuân định mệnh

Thứ năm, 09:09 26/01/2012 | Giải trí

GiadinhNet - Dường như thi sỹ đã tiên đoán những giây phút cuối cùng của cuộc đời, bởi những vần thơ định mệnh...

Cùng với Xuân Diệu (phong trào Thơ Mới- những năm 1932 - 1945- thế kỷ 20) thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính được mệnh danh là “Vua thơ tình” Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với những bài thơ bất hủ như Chân quê, Cô gái hái mơ, Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi… Điều đặc biệt dường như thi sỹ đã tiên đoán những giây phút cuối cùng của cuộc đời, bởi những vần thơ định mệnh...
 
Quê hương với bờ tre, mái rạ, với thôn nữ váy áo mớ ba mớ bảy là những hình ảnh đẹp, luôn xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính .
Tranh minh họa
 
Thi sĩ của những vần thơ  trong trẻo

Thi sĩ Nguyễn Bính, tên thật là Nguyễn Trọng Bính sinh năm 1918, mất năm 1966 - là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái quê mùa, dân dã riêng biệt. Ông sinh tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội; nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.


Đọc những vần thơ đồng quê chân chất và trong trẻo đến lạ kỳ của thi sĩ Nguyễn Bính, chẳng mấy ai ngờ ông có một tuổi thơ côi cút, đúng như trong câu thơ ông từng viết: Còn tôi sống sót là may/Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ. Thi sĩ mồ côi mẹ khi còn là đứa trẻ ẵm ngửa. Người mẹ là bà Bùi Thị Miện mất năm 1918 khi bà mới 24 tuổi, để lại 3 người con là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) mới 6 tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ 3 tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được 3 tháng.

Mấy năm sau cha ông cưới bà Phạm Thị Duyên làm kế mẫu và sinh được 4 người con, 2 trai 2 gái. Khi ấy, bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, khá giàu có, đã cùng ông Bùi Trình Khiêm (cậu ruột của Nguyễn Bính- PV) đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi ăn học. Khoảng năm 1932, Trúc Đường thi đỗ thành chung, vào Hà Đông dạy ở tư thục. Ông mang Nguyễn Bính đi theo, đưa em vào học tiểu học và dạy thêm tiếng Pháp cho em. Ông cũng thường đem em đi khắp các vùng quê…  

Chân dung thi sĩ Nguyễn Bính, như nhà văn Tô Hoài từng kể: “Con người anh trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như ông Từ vào đền, như người thong thả đi giữa làng.  Lại lam lũ như người lướt mướt từ đồng sâu mặn lên, dẫu cho anh đương mũ áo chững chạc trên đường phố”.
 

Chân dung thi sỹ chân quê Nguyễn Bính qua nét vẽ của họa sỹ Tạ Ty. Ảnh : Tư liệu


Lời thơ “ám” từ 26 năm trước?!

Đã 45 năm kể từ ngày thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính vĩnh viễn rời bỏ cõi nhân gian khi ông 49 tuổi. Người ta ví ông như “một mùa xuân đầy bộn bề, rực rỡ nhưng ngắn ngủi”. Mùa xuân trong lời thơ sáng tác 26 năm trước ngày ông lìa biệt cõi đời như “ám” vào chính không gian, thời điểm xảy ra cái ngày định mệnh năm 1966. Đó chính là bài thơ Nhạc xuân.

Nhà văn Bùi Hạnh Cẩn là em họ Nguyễn Bính (con trai người cậu Bùi Trình Khiêm, người cậu đã đưa ba anh em Nguyễn Bính về nuôi khi mẹ mất) từng kể trong cuốn “Nguyễn Bính và Tôi” rằng: Mùa xuân năm Thìn (1940) ở xóm Trạm, Nguyễn Bính đã viết một bài thơ dài tên là Nhạc xuân rồi treo lên tường như một trang trí ngày xuân. Trong đó có những lời thơ thấm đẫm như chính số phận của thi sĩ: “… Ta viết thơ này gửi cố nhân/Năm mới tháng Giêng, mồng một Tết/Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân. Huyền Trân ơi!/Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi/Giờ đây chín vạn bông trời nở/Riêng có tình ta khép lại thôi!”.

Quả nhiên, 26 năm sau, Nguyễn Bính đã vĩnh viễn ra đi vào một ngày giáp Tết, thời điểm mà chỉ còn vài canh giờ nữa là đất trời bước sang sắc xuân rực rỡ.

Nhà văn Vũ Bão, người bạn thân thiết, là người đã hỏi những người chứng kiến sự ra đi của Nguyễn Bính sớm nhất từng kể: Khi làm báo Hà Nam, ông và Nguyễn Bính có một người bạn chung tên là Đỗ Văn Hứa thường gọi là Tân Thanh, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đó cũng chính là gia đình- nơi Nguyễn Bính trút hơi thở cuối cùng. Ấy là cái ngày Nguyễn Bính đạp xe về nhà Đỗ Văn Hứa đúng hôm trời trở gió, vừa vào tới nhà, Nguyễn Bính đã bảo người bạn chở đi bệnh viện bởi chứng thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện 3 ngày, thi sĩ thấy khỏe hơn liền định lấy xe về nhà ăn Tết với vợ con. Hôm ấy đúng vào 28 Tết. Gia đình người bạn thấy Nguyễn Bính còn mệt nên cố mời ông ở lại ăn Tết. Sáng sớm hôm sau, ngày 29 Tết (là ngày 30 Tết bởi tháng Chạp năm ấy chỉ có 29 ngày), sau khi ăn cơm, Nguyễn Bính đứng dậy đi rửa tay. Ông vắt khăn lên vai, bước ra cầu ao. Một lát sau, vợ chồng Đỗ Văn Hứa ngồi trong nhà bỗng nghe tiếng gọi thất thanh “Tân Thanh”. Người bạn chạy ra thì đã thấy Nguyễn Bính đang gục bên gốc mít, miệng thổ ra huyết. Mọi người vội đưa ông đến bệnh viện nhưng không kịp nữa !
 

Phong cảnh, con người làng quê Bắc bộ là đề tài sở trường của thi sĩ Nguyễn Bính (ảnh tư liệu).


 
Ngày định mệnh lãng đãng-  Bài thơ Tết cuối cùng…

Cả đời thơ, Nguyễn Bính vốn chắt chiu từng câu từng chữ đến cẩn trọng khôn cùng. Cả đời, ông chỉ phục tài duy nhất một người và ông nguyện suốt đời là người học trò nhỏ cho người ấy- đó chính là đại thi hào Nguyễn Du. Cũng vì thế mà Nguyễn Bính thuộc làu làu Truyện Kiều, đó cũng là cuốn sách gối đầu giường của ông. Và bài thơ Tết cuối cùng của Nguyễn Bính cũng chính là viết về cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Ngay từ khi ra đời, nhiều người bạn của thi sĩ đồng quê đã bảo “Bài thơ ấy hơi “sái”, rồi là “điềm gở”. Nhà văn Chu Văn trong Tuyển tập Nguyễn Bính kể: Vào cuối năm 1965, nhằm chuẩn bị cho kỷ niệm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, báo Trăm Hoa (do Nguyễn Bính làm chủ biên) ra số đặc biệt với nhiều bài vở về Nguyễn Du. Hôm duyệt bài báo Tết, Nguyễn Bính cười thật tươi, tay cầm một xấp giấy mỏng, khoe: “Chỉ trong một đêm, tôi đã viết được một bài tập Kiều, vịnh cụ Tiên Điền”. Nguyễn Bính giữ khư khư không chịu cho ai xem mà chờ cho đến lúc đông đủ anh em mới trịnh trọng giở ra đọc bài thơ với tựa đề: “Kính tặng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều”: Cảo thơm lần giở trước đèn/Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa/Trăm năm trong cõi người ta/Một thiên tuyệt bút gọi là để sau/Khen tài nhả ngọc phun châu/Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình/Mấy lời ký chú đinh ninh/Rằng tài nên trọng, mà tình nên thương/Khen rằng giá đáng Thịnh Đường/Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai/Gẫm âu người ấy, báu này/Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào/Nặng vì chút nghĩa xưa sau/Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay/Thương vui bởi tại lòng này/Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời/Lòng thơ lai láng bồi hồi/Tưởng người nên lại thấy người về đây...

Hôm ấy, cả hội đồng duyệt bài số Tết cùng lặng đi. Một bài tập Kiều thật hay. Tuy đề tặng cụ Nguyễn Du nhưng mọi người nghe  nao lòng như chính tâm sự của Nguyễn Bính về cuộc đời tài hoa mà long đong lận đận của ông.
 
Nhà văn Chu Văn trong Tuyển tập Nguyễn Bính viết rằng: “Những câu sau cùng ấy, sao mà nó sái quá”. Một lời là một vận vào khó nghe. Nguyễn Bính chỉ cười trừ bảo: “Các ông mê tín! Cứ hay là được rồi. Tôi xin nộp bài này. Một câu một chữ không sửa!”. Thế rồi như “trời xui quỷ khiến”, bài thơ ấy đã trở thành bài thơ Tết cuối cùng của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính, tựa như lời tri ân cuối cùng dành tặng người thầy vĩ đại Nguyễn Du.
 
Nguyễn Hoàng
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hoa hậu Ngọc Hân, Hòa Minzy 'gây sốt' với hình ảnh đẹp hướng tới Đại lễ 30/4

Hoa hậu Ngọc Hân, Hòa Minzy 'gây sốt' với hình ảnh đẹp hướng tới Đại lễ 30/4

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Hướng tới Đại lễ 30/4, Hoa hậu Ngọc Hân cùng hai em nhỏ cầm cờ bên đài tưởng niệm; Hòa Minzy và Hứa Vĩ Văn có hành động ý nghĩa khi kêu gọi mọi người "không xả rác".

VTV Đặc biệt 'Buổi phát sóng lịch sử': Hé lộ nhiều tư liệu lịch sử quý giá

VTV Đặc biệt 'Buổi phát sóng lịch sử': Hé lộ nhiều tư liệu lịch sử quý giá

Xem - nghe - đọc - 5 giờ trước

Bộ phim VTV Đặc biệt sẽ kể lại câu chuyện tín hiệu vô tuyến truyền hình Việt Nam lên sóng khắp miền Nam bằng chính hệ thống truyền hình của chế độ cũ vào ngày 1/5/1975.

“Lật mặt 8” – Trượt tay xuống phong độ, Lý Hải đi theo vết xe đổ của Trấn Thành?

“Lật mặt 8” – Trượt tay xuống phong độ, Lý Hải đi theo vết xe đổ của Trấn Thành?

Xem - nghe - đọc - 5 giờ trước

Sau 7 phần thành công liên tiếp, Lật Mặt 8 đánh dấu sự trở lại của thương hiệu phim dài kỳ nhất điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, lần này đạo diễn Lý Hải dường như đã rơi vào tâm lý chủ quan và dễ dãi khi tiếp cận đề tài vốn đã quá quen thuộc.

Quảng trường Tây Bắc rộn vang âm hưởng “Vinh quang Việt Nam”

Quảng trường Tây Bắc rộn vang âm hưởng “Vinh quang Việt Nam”

Câu chuyện văn hóa - 17 giờ trước

Rất đông đồng bào các dân tộc đã cùng hội tụ để thưởng thức chương trình nghệ thuật “Vinh quang Việt Nam”, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện

Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện

Giải trí - 18 giờ trước

"Thôi thì mong mọi người ủng hộ vợ Quý Bình để nó có chút nghị lực sống tiếp" – mẹ nuôi Quý Bình nói.

Nam diễn viên từng nhận 60 cây vàng mỗi phim, tuổi U60 lịch lãm sống an yên nhưng khán giả vẫn tiếc nuối một điều

Nam diễn viên từng nhận 60 cây vàng mỗi phim, tuổi U60 lịch lãm sống an yên nhưng khán giả vẫn tiếc nuối một điều

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Lý Hùng được mệnh danh là tài tử điện ảnh Việt Nam từng khiến bao trái tim thế hệ 7X, 8X thổn thức và ngưỡng mộ.

Ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui' lần đầu được hát bằng giọng nữ cao

Ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui' lần đầu được hát bằng giọng nữ cao

Giải trí - 18 giờ trước

Lần đầu tiên trong gần 50 năm kể từ khi ra đời, ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" – biểu tượng âm nhạc gắn liền với ngày thống nhất – được thể hiện bằng giọng nữ cao.

Giọng ca cải lương nổi tiếng đoàn Kim Chung một thời, U80 qua 2 lần tai biến, nhà ở 20m2

Giọng ca cải lương nổi tiếng đoàn Kim Chung một thời, U80 qua 2 lần tai biến, nhà ở 20m2

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Nghệ sĩ Tài Bửu Bửu cho biết, ông vừa trải qua tai biến nên nói chuyện không được như xưa, đi lại bằng xe 3 bánh.

Giải mã sức hút của ca khúc đạt 1,5 tỷ lượt xem trong dịp lễ 30/4

Giải mã sức hút của ca khúc đạt 1,5 tỷ lượt xem trong dịp lễ 30/4

Giải trí - 22 giờ trước

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" tạo nên cơn sốt trong dịp 30/4 khi đạt được tổng hơn 1,5 tỷ lượt xem trên nhiều nền tảng video ngắn.

Hành động 'điểm 10' của Hòa Minzy khi đi xem tổng duyệt

Hành động 'điểm 10' của Hòa Minzy khi đi xem tổng duyệt

Giải trí - 22 giờ trước

Xuất hiện tại buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành sáng 27/4, Hòa Minzy "gây sốt" với hành động ý nghĩa cùng biệt danh "khối trưởng khối nhặt rác" tự phong.

Top