Nhiều người đang cầm điện thoại sai cách suốt nhiều năm, bảo sao cổ tay viêm khớp, thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng
Nhiều người sử dụng điện thoại di động khoảng 6-8 tiếng/ngày hoặc hơn, tuy nhiên, điều mà mọi người có thể không biết là trước giờ chúng ta vẫn cầm nó sai cách.
Cầm điện thoại di động như thế nào mới đúng?
Đa số người dùng sẽ sử dụng ngón tay út để đỡ trọng lượng của điện thoại. Ngón giữa và ngón đeo nhẫn được đặt phía sau thân máy và ngón cái lướt, trượt màn hình. Khi sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, ngón út và ngón cái thường là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ben Lombard, thành viên của Viện Vật lý trị liệu Chartered cho biết, nếu duy trì động tác như vậy trong thời gian dài sẽ chèn ép các dây thần kinh và gây khó chịu ở cổ tay và cánh tay.

Ông Lombard giải thích thêm rằng khi mọi người sử dụng điện thoại di động, họ đã quen với việc sử dụng ngón tay út làm điểm tựa và hơi uốn cong cổ tay, nhưng điều này sẽ làm tăng sức nén của dây thần kinh ulnar. Dây thần kinh ulnar là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay, nó kéo dài từ bên trong khuỷu tay, dọc theo mặt trong của cẳng tay đến lòng bàn tay và ngón út, có nhiệm vụ truyền tín hiệu đến các cơ của cẳng tay.
Theo một nghiên cứu năm 2017, hội chứng ống cổ tay (hội chứng kênh Guyon) có liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài. Các cử động tay lặp đi lặp lại như đánh máy hoặc cầm điện thoại trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng ống cổ tay, gây đau, tê, ngứa ran và giảm lực cầm nắm.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý tư thế đúng khi sử dụng điện thoại

Ngoài việc chú ý đến động tác lướt điện thoại, bạn cũng cần chú ý tư thế đúng khi xem điện thoại. Ngày nay xu hướng sử dụng smartphone và các thiết bị cầm tay nhiều giờ trong ngày rất phổ biến. Khi bạn cúi thấp đầu xuống khoảng 30 hoặc 60 độ, áp lực dồn vào cột sống, gây ảnh hưởng đến phổi và một số cơ quan khác. Thậm chí nằm nghiêng với điện thoại sẽ khiến cổ bị kéo căng trong thời gian dài, và nó cũng sẽ chèn ép dây thần kinh cổ.
Các nhà khoa học cũng cho biết sự căng thẳng ở cổ và cột sống có thể làm giảm năng suất lao động đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của con người, thậm chí tăng nguy cơ trầm cảm. Bạn nên nhìn màn hình điện thoại bằng cách hạ thấp tầm nhìn, hơn là cúi đầu.
Để hạn chế các vấn đề liên quan đến xương khớp, bạn nên giữ thẳng đầu, nâng điện thoại lên ngang tầm mắt.
Đối với người lớn tuổi, dù thời gian sử dụng các thiết bị di động của họ ít hơn so với người trẻ, thường chỉ bằng 1/2 đến 1/3 thời gian người trẻ sử dụng thiết bị di động nhưng do xương khớp của họ có sự suy yếu theo tuổi tác nên thậm chí ảnh hưởng của việc cầm điện thoại sai cách còn nặng nề hơn cả.
5 nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp hạn chế các vấn đề liên quan đến xương khớp:
- Từ từ quay đầu từ bên này sang bên kia để kéo giãn cơ bắp.
- Massage vai, các cơ bắp bên trong cổ và khu vực giữa xương bả vai.
- Duỗi tay, uốn cong ngực. Điều này sẽ giúp thư giãn các cơ bắp do cố định ở một vị trí trong thời gian dài khi sử dụng điện thoại.
- Nếu bạn sử dụng điện thoại nhiều hơn 10 phút, hãy cúi xuống sao cho cằm chạm tới cổ, đồng thời massage bả vai. Lặp lại bài tập nhiều lần, giữ vị trí trong 10 giây.
- Mỗi khi sử dụng điện thoại, hãy nhớ rằng tư thế đúng sẽ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcMít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcKhi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh suy thận, người trẻ cũng cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Loại quả giúp chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con lại ngăn ngừa tới 6 loại ung thư: Việt Nam bán vừa nhiều vừa rẻ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài tác dụng chống rụng tóc, kích thích mọc tóc con và ngăn ngừa tới 6 loại ung thư, chị em ép loại quả này lấy nước uống còn mang đến hiệu quả chống lão hóa rất tốt.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.