Nhiều người tiếc nuối vì bỏ bê tiếng Anh
Chuẩn bị tài liệu cho buổi học tiếng Anh tối, Hữu (25 tuổi, nhân viên một viện nghiên cứu ở Hà Nội) liên tục nhắc tới hai chữ "giá như".
Hữu nói giá như thời đại học coi trọng và chăm chỉ học tiếng Anh, giờ không phải mất nhiều tiền và thời gian đi học. "Ngày đi làm 8 tiếng không đủ tiền học tiếng Anh 2,5 tiếng", Hữu nói.
Học ngành Y học dự phòng của Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên 6 năm, Hữu được học tiếng Anh trong hai năm đầu với ba học phần tiếng Anh cơ bản và một học phần chuyên ngành. Mỗi học phần 3 tín chỉ. Với tiếng Anh cơ bản, Hữu học theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ châu Âu, đảm bảo ra trường đạt cấp độ A2 (năm 2015, giờ quy định là B1).
Nghe đơn giản nhưng năm nào sinh viên cũng trượt như "ngả rạ" vì toàn học thiên Toán, Hóa, Sinh. Ở môn tiếng Anh cơ bản học kỳ 3, Hữu cũng trượt, nguyên nhân là lười và chủ quan.
Hữu từng coi tiếng Anh giống các môn học khác, thi qua là được. Đến khi phải tiếp xúc với tài liệu tiếng Anh, Hữu mới nghĩ cần học nhiều hơn vì quá trình nghiên cứu sau này sẽ dùng nhiều. Nghĩ vậy nhưng sức ỳ quá lớn, lại phải học chuyên ngành nhiều, Hữu chăm được một thời gian rồi lại bỏ bê.
Đi làm được ba tháng, Hữu mới thấm thía kém tiếng Anh bất lợi đến thế nào. "Ngày xưa học thêm tiếng Anh ở Thái Nguyên 50.000 đồng mỗi buổi thì không học, giờ chịu mức phí gấp 5 lần. Lương thì không cao, không thể tự tin trong giao tiếp cơ bản, mình chỉ biết tự trách bản thân", Hữu nói.

Ảnh: Shutterstock |
Trang (25 tuổi), cựu sinh viên một trường đại học về truyền thông ở Hà Nội, cũng tiếc nuối vì không đầu tư học tiếng Anh. Mới trúng tuyển đại học, Trang trải qua bài kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ. Thi đầu vào khối D, tiếng Anh khá, Trang được miễn học cả ba học phần môn này trong chương trình.
Được miễn học nhưng Trang vẫn phải thi. Mỗi lần gần đến ngày thi, 9X mới mượn giáo trình của các bạn phải đi học để ôn. Mỗi lần mượn, Trang lại nghe các bạn than "không biết ôn gì đâu", "đi học như đi chơi ý mà". Và Trang vẫn thi qua trong khi một số bạn cùng lớp chật vật thi lại.
Việc qua môn khiến Trang thêm coi thường tiếng Anh và nghĩ đạt vậy là được rồi. Đến năm cuối đại học, nhà trường yêu cầu phải đạt chuẩn đầu ra, sinh viên nháo nhào đi học thêm các lớp do trường mở hoặc học để thi lấy chứng chỉ TOEIC, IELTS ở bên ngoài. Lúc này, Trang mới đi tìm trung tâm để học vì "bốn năm không động đến sợ không ra nổi trường".
Việc được miễn học khiến Trang tự hình thành suy nghĩ tiếng Anh không quan trọng trong ngành của mình, từ đó mất động lực học. Ra trường, Trang vẫn xin được việc làm nhưng lương không cao. Tự tin kỹ năng nghề nghiệp tốt, Trang đang tính nhảy việc nhưng phải cải thiện tiếng Anh để làm đẹp hồ sơ. Trang phải thuê gia sư dạy kèm 1-1 để bù lại lỗ hổng lớn.
"Giờ nghĩ lại, mình không hài lòng với việc miễn học tiếng Anh của trường, nhưng thấy bản thân đáng trách hơn khi không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ngoại ngữ", Trang nói.
Đã học xong bốn học phần tiếng Anh trong chương trình đại học với hai học phần cơ bản và hai nâng cao (mỗi phần 8 tuần, mỗi tuần 2-3 buổi), Linh (21 tuổi, sinh viên năm cuối Học viện Tài chính) cảm thấy trình độ tiếng Anh tăng 0% so với thời trung học, thậm chí tụt lùi vì "không học, bị rơi rụng kiến thức".
Cách dạy ở trường cũng khiến Linh càng "không có động lực". Linh kể với tiếng Anh cơ bản, nội dung thường là các hoạt động hàng ngày, cuộc sống xung quanh, tương đối giống THPT nhưng nhiều từ mới hơn.
Ở lớp của Linh, thầy giáo thường ra chủ đề rồi để sinh viên tự làm slide, viết những bài văn rồi lên thuyết trình. Những bạn chịu khó làm sẽ được cho luôn 10 điểm điều kiện. Các bạn khác không làm cũng không sao vì vẫn có bài kiểm tra điều kiện rất dễ để kiếm điểm cao.
Vì không bắt buộc, nhiều bạn trong lớp chọn cách không làm, trong đó có Linh. "Thầy dạy theo kiểu chú trọng việc nói, viết hơn, nhưng lúc thi lại thi ngữ pháp, từ vựng trên giấy theo kiểu truyền thống nên trong quá trình học, sinh viên không quan tâm, học và thi kiểu chống đối", Linh kể.
Ngoài phần nói theo chủ đề, lớp Linh vẫn phải hoàn thành bài trong giáo trình bằng phương pháp "tự học". Sinh viên tự đọc các bài đọc trong sách và tự tìm cách trả lời, giảng viên sẽ gọi lên bảng để chữa. Nghe thì có vẻ phải học nhiều, nhưng thực tế "mọi đáp án đều ở ngoài quán photo". Thầy gọi lên chữa thì cứ mang sách giải ra chép là được.
Với tiếng Anh chuyên ngành, nội dung học khó hơn rất nhiều. Giảng viên lúc nào cũng nhấn mạnh phải tự học. Hình thức thường là yêu cầu chép toàn bộ bài từ giáo trình ra vở. Ví dụ, một bài đọc dài 2-3 trang, sinh viên phải kẻ vở làm hai cột. Cột đầu chép tiếng Anh, cột hai là phần dịch bằng tiếng Việt. Câu hỏi cũng yêu cầu chép lại rồi trả lời.
"Chúng em không chỉ học tiếng Anh mà còn rất nhiều môn khác trong khi để dịch một bài đọc chuyên ngành 2-3 trang không hề dễ. Hơn nữa, ngoài hàng photo có cả quyển giải theo đúng yêu cầu của giảng viên, dài khoảng 100 trang. Đa số sinh viên mua về chép lại. Nói thật, chép thôi còn không đủ thời gian", Linh chia sẻ.
Biết mục đích là để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, nhưng theo Linh cách làm của thầy cô chưa khơi gợi được niềm hứng thú cho sinh viên. Cách dạy này cùng sự tiện lợi từ cửa hàng photo và "cái lười lên ngôi" của sinh viên khiến mọi mục đích đổ bể.
Tự nhận phần lớn lỗi do bản thân, nữ sinh cũng chỉ ra một phần nguyên nhân đến từ chương trình học và cách dạy ở trường. Em mong muốn các thầy cô thay đổi phương pháp để sinh viên các khóa sau được truyền cảm hứng, nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, từ đó chăm học hơn.
Theo một khảo sát từ Viện Thông tin Kinh tế và Phát triển với 600 sinh viên của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, TP HCM và Đại học Vinh, gần 91% phải tìm phương thức học bổ sung tiếng Anh bên cạnh chương trình ở trường.
Tại tọa đàm "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu với nhu cầu doanh nghiệp diễn ra chiều 12/10 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Tạ Sơn Tùng, từng được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong top 30 người dưới 30 tuổi nổi bật nhất, nhận xét việc đào tạo ngoại ngữ ở các đại học Việt Nam đang " rất lôm côm ".
PGS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội), thì cho rằng sinh viên giỏi ra trường với điểm tốt nghiệp trên 3.2/4.0 mà IELTS 5.0 không thể kiếm việc lương cao hay làm ở công ty nước ngoài. Các trường đại học cần nâng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, chẳng hạn IELTS 6.0.
*Tên nhân vật đã thay đổi.
Theo VnExpress

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1
Thời sự - 54 phút trướcGĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.

Thông tin quan trọng: Hàng nghìn cán bộ, công chức cần nắm rõ quy định mới nhất về xử lý kỷ luật
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định 172/2025/NĐ-CP, từ 1/7/2025, nhiều quy định về xử lý kỷ luật áp dụng cho cán bộ, công chức. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Sử dụng cách này, phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu dễ dàng điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2025 chính xác nhất
Giáo dục - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự kiến, ngày 4/7 sẽ có điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội.

Miền Bắc lại sắp đón nắng nóng diện rộng sau đợt mưa dông kéo dài
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết 10 ngày tới, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần. Mưa rào và dông chủ yếu xuất hiện về chiều tối và đêm. Khoảng từ ngày 8-9/7, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng.

12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối xét tuyển tài năng vào Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcĐại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm xét tuyển tài năng năm 2025. Năm nay, có 12 thí sinh đạt được mức điểm 100/100 do có SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm.

Tin sáng 3/7: Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo cập nhật quê quán, địa chỉ cư trú trên VNeID; Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 Hà Nội nhanh và chính xác nhất
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH – Các đối tượng mạo danh công an liên hệ để hướng dẫn "cập nhật" thông tin trên ứng dụng VNeID rồi chiếm đoạt thông tin, tài khoản ngân hàng, tài sản của nạn nhân; Kết quả thi và điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025–2026 dự kiến sẽ được công bố cùng lúc vào ngày 4/7.

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu và chèn ép xe khác
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu, dừng đón trả khách như xe tuyến cố định. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 17 giờ trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sựGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.