Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhịp sênh, phách thời @

Chủ nhật, 07:49 27/06/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Họ là những người Hà Nội trẻ say mê gõ phách, kéo nhị, gảy đàn, cất lời ca tiếng hát về những giai điệu tưởng chỉ còn trong trí nhớ của những người cũ.

Thật may mắn, trong khi dư luận đang âu lo trước phong trào âm nhạc "lai căng", sự lệch lạc trong thưởng thức văn hóa của một bộ phận giới trẻ, thì khá đông những chủ nhân tương lai của Hà thành lại tìm đến với âm nhạc truyền thống.
 
Đồng thanh tương ứng

Nhạc cụ dân tộc vẫn đủ sức quyến rũ nhiều bạn trẻ.

 
"Chúng tôi muốn làm tươi mới nghệ thuật cha ông để lại nên các nghệ sĩ vẫn đeo kính đen, mặc bộ quần áo nâu, đội nón, đi guốc mộc để tái hiện diện mạo người hát xẩm xưa. Song lại mới lạ, trẻ trung trong tiếng hát, tiếng đàn, thể hiện nhịp sống của người đương đại". Nhạc sĩ Thao Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, mở đầu câu chuyện.
Hát xẩm là một loại hình ca nhạc đặc biệt, mỗi bài hát là một câu chuyện mang hơi thở cuộc sống nên xẩm đại diện cho văn hóa đường phố, cho số đông người dân. Vì vậy đưa xẩm, nhất là xẩm Tàu điện - đặc sản của Thăng Long - Hà Nội, giới thiệu với công chúng Hà thành, được Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam nhen nhóm từ đầu những năm 2000. Họ bỏ công sức nghiên cứu, sưu tầm những băng đĩa cũ kỹ ghi âm tiếng hát các cụ nghệ nhân, "xâu chuỗi" ký ức của những bậc cao niên, ý kiến các nhà nghiên cứu để dựng lại những điệu xẩm vang bóng một thời.

Phải đến năm 2005, những người tâm huyết với nghệ thuật dân tộc mới thực hiện được chương trình hát xẩm đầu tiên ở cổng chợ Đồng Xuân. Buổi biểu diễn thu hút đông đảo khán giả già, trẻ, nam, nữ đến xem.

Để xẩm trở lại với đời sống hiện đại, cùng với việc biểu diễn thường kỳ ở chợ Đồng Xuân, lớp đào tạo học xẩm miễn phí được tổ chức tại đình Hào Nam. Khi tin này loan đi, đã có 200 lá đơn gửi đến Trung tâm, mà hầu hết là thanh niên, sinh viên ở các trường Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm, Đại học Sân khấu - Điện ảnh, đăng ký học hát xẩm và học đàn, phách, trống. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ như Nghệ sĩ nhân dân Xuân Hoạch, Nghệ sĩ ưu tú Thanh Ngoan, Thuý Ngần... cũng dành thời gian, tâm huyết truyền dạy miễn phí cách hát, cách cảm thụ xẩm cho những người trẻ.

Trưởng thành từ các lớp đào tạo này, ngoài những "đàn anh, đàn chị" tên tuổi, trong đó, Thu Phương - cô gái thế hệ 8 X là người đặc biệt nhất. Sức quyến rũ của hát xẩm đã chinh phục Phương. Cô bỏ hết công việc, lặn lội từ vùng đất mỏ lên Hà Nội để gõ cửa Trung tâm xin học xẩm... 

Rộn ràng sênh, phách

Gần đây công chúng rất quan tâm tới sự hồi sinh của ca trù, nhất là sau sự kiện ca trù được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng ít người biết, khi loại hình âm nhạc này đứng trước nguy cơ thất truyền, ở Hà Nội đã có khá đông những chàng trai, cô gái thế hệ @ lặng lẽ tìm đến. Không chỉ thưởng thức tại các chiếu ca trù, họ còn dấn thân vào sênh, phách, trở thành "chất liệu" giữ "lửa" nghệ thuật cha ông để lại.
 

Vẫn còn rất nhiều người trẻ đắm đuối với nhạc cụ dân tộc.


Phạm Thị Huệ là một trong số hiếm những đào nương hiện nay vừa hát "có màu" vừa điêu luyện cả ngón đàn đáy. Chị đến với ca trù như "duyên trời se". Huệ bảo: "Năm 2005, ngay khi gặp gỡ tôi đã phải lòng môn nghệ thuật thuần chất Việt này. Ca trù là thứ chất liệu âm nhạc rất giàu cảm xúc. Giọng hát của ca nương, cây đàn đáy và tiếng trống chầu đã diễn tả một cách đẹp đẽ cái hồn của âm nhạc, tinh túy của văn chương và những triết lý sâu xa". Cứ như vậy, ca trù đã đưa chị đến với nghệ nhân Phó Thị Kim Đức, rồi vượt qua những chặng đường dài về Hải Dương tìm cụ Nguyễn Phú Đẹ để học đàn đáy, về Hà Tây gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc để học hát. Chị mê mải đàn hát mọi lúc, mọi nơi, trút bỏ lo toan của cuộc sống thường nhật khi ngồi bên cây đàn. Trước niềm say mê và năng khiếu của chị, hai tên tuổi cao niên của làng ca trù cũng dốc tâm truyền nghề.

Hơn 5 năm trời, Huệ chăm chỉ học hỏi, khổ luyện, tiếp thu trọn những tinh hoa đúc kết của âm nhạc dân tộc mà những nghệ nhân già đã chắt chiu suốt một đời. Ngày làm Lễ mở xiêm áo, người trong nghề nghe ca nương này hát đã trông thấy tương lai sán lạn của Huệ và ghi nhận, lâu lắm mới có trường hợp đào nương vừa thạo cả đàn và hát, Phạm Thị Huệ là rất hiếm, rất đáng trân trọng. Thậm chí, ngay cả giáo sư Trần Văn Khê, người có công truyền bá ca trù ra nước ngoài, đã phải thốt lên: "Trước khi gặp Huệ, tôi những tưởng ca trù đứng trước nguy cơ thất truyền. Nhưng khi nghe Huệ hát, tôi hiểu rằng, cây khô ca trù đang vươn lên những mầm xanh mới chứa đầy sinh lực".

Người bị sáo trúc hớp hồn

Bắt nguồn đam mê từ năm lớp 7 khi nghe một người bạn học cùng lớp thổi sáo, tiếng sáo vi vút khiến cho Nguyễn Bá Bùi cảm giác âm thanh ồn ào của cuộc sống thành phố như tan biến, nhường chỗ cho không gian thoáng đãng của miền quê xanh trong, yên ả. Thấy Bùi thích âm nhạc dân tộc, người bạn bèn dạy cho anh từng nốt nhạc đến từng bản nhạc đơn giản.

Lần đầu tiên thổi được một bài hoàn chỉnh là ca khúc “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, Bùi hưng phấn đến mức cả ngày chỉ ngồi thổi đi thổi lại ca khúc đó. Đêm đến, người mệt lả, ôm sáo ngủ ngon lành. Từ ấy, mỗi khi gặp bản nhạc hay, suy nghĩ đầu tiên với anh là biểu diễn bài này với sáo ra sao, rồi loay hoay tìm bản nhạc và tập thổi bằng được. Không có điều kiện để theo đuổi chương trình đào tạo chuyên nghiệp, Bùi tự học sáo và lên mạng học hỏi kinh nghiệm trên các diễn đàn. Cứ như vậy, tiếng sáo đeo đuổi chàng trai 8X, người Đông Anh, Hà Nội cho đến nay, khi anh đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đã có lúc Bùi thử tìm đến nhạc cụ hiện đại khác nhưng anh sớm phải rũ bỏ bởi cảm giác "sao nhanh thế, sao không đủ sức níu kéo mình".

Nói về đam mê của mình, Bá Bùi thổ lộ: Mỗi cây sáo mang một hồn riêng. Nếu sáo inox của phương Tây thanh và êm, sáo của Trung Quốc đẹp và réo rắt thì cây sáo trúc của Việt Nam cả hình dáng lẫn âm thanh đều thanh thoát, giản dị, mộc mạc. Cây sáo phảng phất như tâm hồn người Việt. Tiếng sáo cũng kỳ lạ lắm. Trong những nốt buồn nhất vẫn có sự khoẻ khoắn, mạnh mẽ, và bứt lên. Rồi anh cười nhẹ nói: “Sáo vực tôi dậy những khi mệt mỏi và chán nản. Sau gần một thập niên chơi sáo, không biết là tôi giữ sáo hay sáo giữ tôi nữa!”.
 

Giữa một rừng nhạc cụ phương Tây hiện đại, ở Hà Nội có những người trẻ vẫn lựa chọn những nhạc cụ dân tộc thanh thoát, giản dị, mộc mạc, như một thú đam mê. Họ say sưa lạ kỳ với di sản cha ông để lại. Chợt nhớ sự lạc quan của Nhạc sĩ Thao Giang, Phó giám đốc Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam: "Trung tâm thành lập từ năm 2005 và ban đầu chỉ xác định đối tượng chủ yếu là những người cao tuổi, có thời gian và hứng thú với các nhạc cụ dân tộc. Nhưng thật bất ngờ khi hiện tại, 85% học viên của trung tâm là những người trẻ".

 
Tùng Anh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều phương tiện vẫn đi 'nhầm' làn ở đường Võ Chí Công, lực lượng CSGT vất vả điều tiết

Nhiều phương tiện vẫn đi 'nhầm' làn ở đường Võ Chí Công, lực lượng CSGT vất vả điều tiết

Thời sự - 13 phút trước

GĐXH - Nhiều phương tiện vẫn di chuyển sai, gây nên tình trạng lộn xộn tại một số nút giao trên đường Võ Chí Công sau phân làn, lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở, phân luồng để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong giờ cao điểm.

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top

Giáo dục - 25 phút trước

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức (lớp 9A3 Trường THCS Dịch Vọng Hậu) - từng được biết đến với việc đưa em gái đến trường thi, nhờ các tình nguyện viên trông hộ để thi vào lớp 10 - đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Đường dây giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh quy mô lớn giữa lòng Thủ đô: Khởi tố 3 vụ án hình sự 'Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm'

Đường dây giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh quy mô lớn giữa lòng Thủ đô: Khởi tố 3 vụ án hình sự 'Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 9/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan này đã ra Quyết định khởi tố 03 vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm" theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự vào ngày 8/7/2025.

Hà Nội: Khoảnh khắc xe ô tô con mất lái, tông hàng loạt phương tiện trên phố Trần Đại Nghĩa

Hà Nội: Khoảnh khắc xe ô tô con mất lái, tông hàng loạt phương tiện trên phố Trần Đại Nghĩa

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con trong lúc di chuyển qua nút giao phố Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, tông hàng loạt phương tiện trước khi đâm vào gốc cây bên đường.

Hai học sinh tiểu học tử vong thương tâm do đuối nước ở Nghệ An

Hai học sinh tiểu học tử vong thương tâm do đuối nước ở Nghệ An

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Một nhóm học sinh rủ nhau ra đập nước trên địa bàn xã Phúc Lộc (Nghệ An) để chơi. Trong lúc nô đùa, hai em không may bị sảy chân xuống vùng nước sâu, đuối nước.

Hé lộ 4 số cuối ngày sinh Âm lịch quyết định tài lộc cả đời một con người

Hé lộ 4 số cuối ngày sinh Âm lịch quyết định tài lộc cả đời một con người

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Người sinh vào những ngày Âm lịch kết thúc bằng con số này thường được cho là sẽ có một cuộc đời đầy tài lộc, may mắn.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025, con giáp tuổi Tý đón nhận những điều không ngờ từ sau ngày Rằm

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025, con giáp tuổi Tý đón nhận những điều không ngờ từ sau ngày Rằm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà xem tử vi tháng 6 âm lịch dự báo, tuổi Tỵ có một tháng tràn đầy năng lượng, nhất là từ sau Rằm tháng 6 âm lịch sẽ đón nhận điều đầy bất ngờ.

Hà Nội: Xe ô tô 'điên' tông liên hoàn 10 xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa

Hà Nội: Xe ô tô 'điên' tông liên hoàn 10 xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con màu trắng trong lúc di chuyển qua khu vực ngã tư Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, tông liên hoàn khoảng 10 phương tiện đang đi trên đường.

Hiện trường vụ 2 xe giường nằm tông nhau trên cao tốc khiến 3 người tử vong

Hiện trường vụ 2 xe giường nằm tông nhau trên cao tốc khiến 3 người tử vong

Thời sự - 4 giờ trước

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa hai xe khách giường nằm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vào rạng sáng nay khiến 3 người chết, nhiều người bị thương.

Cảnh báo nguy cơ từ trào lưu khoe căn cước công dân 'bắt trend' trên mạng xã hội

Cảnh báo nguy cơ từ trào lưu khoe căn cước công dân 'bắt trend' trên mạng xã hội

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Chia sẻ hình ảnh căn cước công dân (CCCD) sau khi cập nhật địa danh mới đang trở thành trào lưu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng về bảo mật thông tin cá nhân và an toàn tài chính.

Top