Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ảo vọng "bốc hơi" theo lãi suất

Thứ bảy, 08:43 12/07/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Nhiều gia đình ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang sống trong cơn bấn loạn sau những vụ vỡ nợ quy mô lớn liên tiếp xảy ra. “Dư chấn” của nó đã khiến cho không ít gia đình tan nát.

Mưu kế của các "trùm lừa"

Chỉ trong 2 tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra liên tiếp các vụ vỡ nợ gây chấn động dư luận. Mới đây, “trùm lừa” Trần Thị Ngọc Hà (sinh năm 1973, ở P.Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) bị cơ quan công an bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ít ai ngờ rằng, đối tượng này lại có thể huy động, chiếm đoạt của hàng trăm người với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.

Qua tìm hiểu được biết, Hà trước đây làm kế toán cho một nhà phân phối các mặt hàng tạp hóa, có trụ sở đóng tại TP Quy Nhơn, rồi chuyển sang làm nhân viên hợp đồng thu cước điện thoại của một công ty viễn thông. Tuy ở nhà tập thể xập xệ và trông bề ngoài chẳng có vẻ gì là dân kinh doanh thứ thiệt, nhưng lợi dụng mối quan hệ thân quen, Hà đã tự vạch ra “kế hoạch làm ăn lớn” với phần hậu mãi kếch xù, khiến nhiều người tin... sái cổ.

Khoảng từ năm 2006, “kế hoạch” của Hà bắt đầu “tung vòi” đến giới tiểu thương, kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là là đối tượng mà thị nhắm tới đầu tiên. Gặp ai, Hà cũng khoe khoang có mối quan hệ làm ăn với nhiều công ty uy tín ở TP HCM; có hợp đồng  bán dầu ăn và dầu nhớt cho những công ty này với số lượng hàng hóa lớn; mỗi tháng nhận khoảng 3 lô hàng, mỗi lô hàng sẽ được lãi từ 3 – 4% trên tổng giá trị của lô hàng đó. Ngoài ra còn được khuyến mãi thêm: ô tô, xe máy, vàng, bia, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa... 

Nhiều người tin lời Hà và đã đưa tiền. Lúc đầu, Hà trả tiền lãi và hàng khuyến mãi đầy đủ như đã hứa nên nhanh chóng tạo được lòng tin. Số người đưa tiền cho Hà ngày càng đông với lượng tiền ngày càng lớn. Mỗi khi nhận tiền, Hà viết giấy cam đoan “Nếu có gì sai trái, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”.

 

 Trần Thị Ngọc Hà bị bắt giam.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sau khi nhận tiền đặt hàng, Hà không sử dụng tiền đó để kinh doanh như cam kết, mà sử dụng vào việc mua sắm xe ô tô, vàng, bia, máy giặt... để trả khuyến mãi. Khi thâm hụt, Hà tiếp tục huy động vay thêm tiền của nhiều người khác, theo kiểu “vay của người sau trả cho người trước” và sử dụng vào việc cá nhân. Đến trước khi vụ việc đổ bể, Hà đã nhận số tiền đặt hàng tổng cộng hơn 59 tỉ đồng và 2 lượng vàng của 24 người. Tiền lãi Hà đã trả gồm: hơn 44 tỉ đồng, 110 chỉ vàng, 6 tivi, 2 tủ lạnh, 1 máy giặt, 1 máy điều hòa. Số tiền còn lại, Hà chiếm đoạt và khó có khả năng thanh toán.

Mỗi chủ nợ của “con nợ bạc tỉ” Trần Thị Ngọc Hà đều có hàng chục người liên đới thiệt hại. Để có sồ tiền hơn 8,3 tỉ đồng đưa cho Hà đặt hàng, chị Đặng Thị Hòa (ở tổ 7, khu vực 8, P.Ngô Mây, TP Quy Nhơn) đã huy động tiền vốn nhàn rỗi của 36 người thân quen. Chị Đoàn Thị Thuận (ở tổ 36, khu vực 10, P.Quang Trung, TP Quy Nhơn) do tin cẩn cung cách làm ăn của Hà, cũng đã trở thành con nợ với số tiền hơn 5,3 tỉ đồng từ 50 chủ nợ khác. 

 

 Giấy viết tay nhận tiền của Hà.

Những ngày vừa qua, dư luận tại địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn còn “nóng” khi bà Bùi Thị Hoa (sinh năm 1968, ở thôn Ngọc Thạnh 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước) “ôm” tiền tỉ bỏ trốn. Chưa xác định hết số nạn nhân bị bà Hoa “lừa” vay mượn tiền là bao nhiêu, nhưng đã có hàng chục người đến cơ quan công an trình báo vụ việc với số tiền lên đến gần 10 tỉ đồng. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Công an xã Phước An cho biết: “Bà Hoa huy động tiền vốn của nhiều hộ dân, từ hộ thương nghiệp, hộ chăn nuôi, nông dân đến cả cán bộ hưu trí... Bà Hoa thường hứa trả lãi suất rất cao, có trường hợp được trả lãi đến 30%/tháng”. Theo các nạn nhân, bà Hoa gặp ai cũng vay mượn tiền và hầu hết mọi người đều “tin theo”, vì bà này là chủ một đại lý thức ăn gia súc quy môn lớn, nhà cửa khang trang và có một trang trại chăn nuôi hoành tráng...  

Hệ lụy dây chuyền

Những vụ vỡ nợ vừa qua gây thiệt hại đối với giới tiểu thương không thua kém gì so với vụ hỏa hoạn thiêu rụi chợ Lớn -  Quy Nhơn vào cuối năm 2006. Cơ quan điều tra chỉ thống kê thiệt hại trên cơ sở các nạn nhân đến trình báo,  nhưng thực tế, có rất nhiều nạn nhân vì “vướng” chuyện này chuyện kia đã không dám làm đơn, nên số tiền bị các “trùm lừa” chiếm đoạt có thể nói lớn hơn rất nhiều so với số liệu đã công bố.

Các “trùm lừa” giăng mưu kế đã đánh trúng vào tâm lý ham lãi suất cao của giới tiểu thương. Không những họ tham gia với số tiền nhàn rỗi sẵn có, mà còn nhiệt tình đi huy động từ nhiều nguồn khác, mong hưởng phần trăm hoa hồng. Mạng lưới huy động vốn vì thế nhanh chóng mở rộng khắp nơi. Vụ việc đổ bể đã kéo theo hệ luỵ dây chuyền khó bề xử lý.

 

 Ngôi nhà sắp phát mãi của bà Mân.

Khi Trần Thị Ngọc Hà bị bắt giam, chị Đặng Thị Hòa như... chết lặng. Chị Hoà là chủ nợ lớn nhất của Hà và cũng là “con nợ” của gần 40 người thân quen trong họ hàng (chị, em, thông gia, cậu, dì...). Mấy năm trước khi rời quê Đà Nẵng vào Quy Nhơn lập nghiệp, bước đầu chị Hoà mở tiệm tạp hóa tại nhà riêng và tình cờ quen biết Hà. Vì cả tin, chị Hòa là một trong số những người đầu tiên tham gia đường dây huy động vốn làm ăn do Hà cầm đầu và chẳng thể ngờ rằng, kết cục lại bi thảm đến thế. Suốt những ngày qua, các chủ nợ đổ xô đến nhà đòi tiền gốc, lãi.

Có người hung dữ còn thuê cả “mặt rô” đến hăm họa. Cả 2 căn nhà vợ chồng tạo dựng bấy lâu nay, chị đã bán đi 1 căn với giá gần 700 triệu đồng để “giải vây” nhưng vẫn chưa trả đủ. Sợ liên luỵ đến 2 đứa con (chuẩn bị vào lớp 12 và lớp 7), chị ngậm ngùi đưa chúng về quê Đà Nẵng, tá túc cùng ông bà ngoại trong những tháng nghỉ hè. “Nếu biết có ngày hôm nay thì tui đâu có dại dột như vầy. Bao nhiêu tiền góp nhặt được, tui đều đưa hết cho Trần Thị Ngọc Hà. Nay, Hà bị bắt, hệ lụy đều đổ hết xuống đầu tui. Có hôm nghĩ dại định chết quách đi cho xong, nhưng làm thế rồi, con cái ai lo. Bỏ trốn cũng không đặng, vì bản thân tui đâu có lỗi...”, chị Hòa nói, khóe mắt đỏ hoe.

Hoàn cảnh bà Trần Thị Bích Mân (45 tuổi, ở số nhà 444/16 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn) bi đát hơn. Chồng qua đời để lại 2 đứa con đang độ tuổi đến trường, bản thân không nghề nghiệp, bà Mân rất khó khăn trên bước đường mưu sinh. Đầu năm 2008, qua sự giới thiệu của người quen, Hà đã tiếp cận bà Mân, ngỏ lời muốn giúp đỡ “nếu có tiền đưa cho Hà đặt hàng, thì sẽ có lãi suất cao để trang trải cuộc sống”. Lời nói ngon ngọt của Hà đã làm bà Mân “mềm lòng” và bà này đã cầm sổ đỏ nhà ở đi thế chấp ngân hàng, vay 250 triệu đồng.

Từ ngày “theo” Hà, bà Mân chỉ nhận được khoảng 40 triệu đồng tiền lãi. “Con nợ bạc tỉ” bị bắt giam khiến cho số tiền gốc không thể thu hồi được. Bà Mân là trường hợp đầu tiên phải đối mặt với nguy cơ... màn trời chiếu đất. Ngân hàng đã đến gặp bà đòi nợ và yêu cầu phát mãi ngôi nhà với giá 360 triệu đồng. Bà Mân nghẹn ngào cho biết: “Bị lừa không còn đồng nào để trả thì tui đành chịu “phương án” mà họ (ngân hàng) đưa ra. Nhưng nếu bán rồi thì không có chỗ để ở. Nếu đi thuê nhà trọ thì cũng chẳng biết lấy tiền đâu để trả. Tui có giãi bày xin khất nợ ngân hàng thêm 2 tháng nữa, mong tìm cách xoay xở cứu vãn tình thế ngặt nghèo này”. 

Hiện nay nguồn tiền nhàn rỗi trong dân còn khá nhiều, nhưng các ngân hàng vẫn chưa thu hút hết qua các hình thức huy động chính thức, một phần là do các hoạt động “huê hụi”, huy động vốn “ngầm” giữa các cá nhân với nhau. Các đường dây này tồn tại, tung hoành chỉ với những tờ giấy viết tay, lấy lòng tin bằng cách tính lãi suất cao, nhưng khi đổ bể thì nạn nhân lại không biết kêu ai và khả năng mất trắng tài sản là rất lớn. Không những thế, nhiều gia đình tan nát vì nợ nần chồng chất. Con cái bơ vơ, vì bố (hoặc mẹ) rơi vào vòng lao lý. Thực tế huy động vốn, nếu trả lãi đến 30%/tháng, thì chỉ có cách dùng tiền ấy đi... buôn lậu mới mong có cơ hội không vỡ nợ!

Đã từng xảy ra rất nhiều vụ đổ bể huê hụi, vỡ nợ chấn động dư luận, nhưng sự cảnh giác của người dân, nhất là giới tiểu tiểu thương vẫn không hề được nâng cao. Đó là một thực tế đáng báo động. Cả tin vào lời nói của các “trùm lừa” và với tỷ lệ lãi suất hấp dẫn, đã khiến không ít người, từ phố thị đến những miền quê xa xôi, lâm vào tình cảnh trắng tay, tiền mất tật mang. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng đã đến lúc cần phải đưa ra những giải pháp hữu hiệu, sâu sát địa bàn hơn nữa, nhằm kịp thời ngăn chặn triệt để vấn nạn này, tránh tái diễn những vụ việc tương tự và quan trọng hơn là góp phần giữ vững mái ấm hạnh phúc của các gia đình.

Tuân Thanh

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông bị xử lý thế nào?

Giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông bị xử lý thế nào?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo luật sư, việc giao xe hoặc cho phép người khác điều khiển xe của mình trong trường hợp người đó không đủ điều kiện là hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm trường hợp người lái xe có bằng lái nhưng bằng hết hạn hoặc đang bị tước quyền sử dụng.

Thu gom người nghiện làm cốp pha để trả công bằng ma tuý

Thu gom người nghiện làm cốp pha để trả công bằng ma tuý

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Thay vì trả tiền, một chủ thầu xây dựng lại trả công cho thợ bằng ma tuý.

Xót xa cảnh hàng nghìn quyển sách vở học sinh được các thầy cô rửa sạch bùn đất, đem phơi đầy đường sau trận lũ lịch sử

Xót xa cảnh hàng nghìn quyển sách vở học sinh được các thầy cô rửa sạch bùn đất, đem phơi đầy đường sau trận lũ lịch sử

Đời sống - 5 giờ trước

Hình ảnh hai bên đường gần như được phủ kín bởi sách vở bám đầy bùn đất, bị ướt sau trận lũ lịch sử khiến người xem không khỏi xót xa.

Cả dãy ngao trải dài hơn 1km dạt vào bờ, người dân đổ xô ra biển nhặt 'lộc trời' sau bão số 4

Cả dãy ngao trải dài hơn 1km dạt vào bờ, người dân đổ xô ra biển nhặt 'lộc trời' sau bão số 4

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Sau bão số 4, hàng tấn ngao đã dạt vào bờ biển xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ sáng sớm, người dân đã đổ xô ra biển để nhặt “lộc trời” mà sóng đã mang đến.

Đêm kinh hoàng của 'chiến sĩ' áo trắng dành giật sự sống cho người dân trong mưa lũ

Đêm kinh hoàng của 'chiến sĩ' áo trắng dành giật sự sống cho người dân trong mưa lũ

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cứu bệnh nhân ngưng tim trên xuồng giữa biển nước; phẫu thuật cấp cứu thành công ca viêm ruột thừa dọa vỡ... những ca bệnh được cấp cứu trong tình huống đặc biệt của mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã trở thành nỗi ám ảnh của các y bác sĩ tỉnh Yên Bái.

Bắt đối tượng truy nã dưới bỏ bọc hướng dẫn viên du lịch

Bắt đối tượng truy nã dưới bỏ bọc hướng dẫn viên du lịch

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang vừa bắt giữ một đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiển khi tên này lẩn trốn dưới vỏ bọc hướng dẫn viên du lịch.

4 con giáp thích 'nhảy vào mồm' người khác chẳng cần biết đúng sai

4 con giáp thích 'nhảy vào mồm' người khác chẳng cần biết đúng sai

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trong xã hội có những con giáp rất nhiều chuyện, lúc nào cũng thích chen vào mọi việc, dù việc đó chẳng hề liên quan gì đến mình.

Bắt giữ “trùm” khoáng sản Tú “ác” khi đang tìm đường lẩn trốn từ Bình Thuận ra Hà Nội

Bắt giữ “trùm” khoáng sản Tú “ác” khi đang tìm đường lẩn trốn từ Bình Thuận ra Hà Nội

Pháp luật - 7 giờ trước

Ngoài dấu hiệu trốn thuế và phí, Công ty TNHH SX-DV-TM Long Thái Việt do ông Trần Văn Thuận (tức Tú "ác") làm giám đốc còn bị phát hiện tàng trữ, mua bán hơn 24.000 m3 cát không rõ nguồn gốc.

Cải dạng thành nam giới để trốn truy nã suốt 16 năm

Cải dạng thành nam giới để trốn truy nã suốt 16 năm

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 20/9, Công an huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) cho biết, vừa phối hợp các đơn vị chức năng bắt giữ thành công đối tượng Nguyễn Thị Hồng Thắm (SN 1978, hộ khẩu thường trú tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) sau 16 năm lẩn trốn truy nã.

Nguyên Phó Chủ tịch xã lập khống hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ

Nguyên Phó Chủ tịch xã lập khống hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang vừa khởi tố một cựu Phó Chủ tịch UBND xã về hành vi lập khống hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ mình.

Top