Những ca đỡ đẻ khó quên của Y Thuận
GiadinhNet - Không kể thời tiết nắng mưa hay đêm tối, cứ có người gọi hay điện thoại reo là chị lại tất tả chuẩn bị túi đồ nghề lên đường. Gọi là đồ nghề chứ thực ra chỉ gói ghém trong cái túi nhỏ mà chị đeo toòng teng bên mình: Một gói đỡ đẻ sạch, hai cái panh, một cái kéo, thước dây, ống nghe, huyết áp và găng tay. Nhìn cái dáng tất bật của chị mới thấy hết nỗi nhọc nhằn của nghề “đỡ đẻ” vùng sâu.
Tạm gác việc nhà để lo cho bà con
Chúng tôi tìm về xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tìm gặp chị Y Thuận, y tế thôn Tê Xô. Đã hẹn từ trước nhưng tôi phải chờ gần 1 tiếng đồng hồ tại Trạm Y tế, bởi chị lại đột xuất đi đỡ đẻ, đón một em bé vừa chào đời.
Thai phụ ca này là bà mẹ trẻ có tên Y Khan, ở thôn Đăk Hnăng. Cả hai đứa con của Y Khan đều do một tay chị Y Thuận đỡ. Chị bảo: “Mới 4h sáng, nghe người nhà gọi, tôi vội vàng gửi con cho bà ngoại để đi ngay...”.
Đường khó đi nên chị Thuận phải đi bộ. Chị nhanh chân theo đường tắt, băng qua những cánh rừng cao su để đến kịp thời.
Chị kể, cách đây mấy tháng, nghe tin chị Y Bria, ở thôn Đăk Brông trở dạ, chị chuẩn bị dụng cụ y tế đến ngay. Thăm khám, nghe tim thai cho Y Bria xong, chị nói với người nhà: “Cháu bé khỏe lắm, đến ngày sinh nở rồi nhưng ngôi thai ngược, Y Bria không thể đẻ ở nhà được đâu, mình cũng không đỡ được. Vì ca này hơi đặc biệt nên Y Bria phải xuống Kon Tum để bác sĩ có chuyên môn giúp đỡ”. Vừa dứt lời, anh chồng đang uống rượu mừng vợ sắp sinh với một nhóm người gần đó lao vào định đánh chị vì lí do: “Dám dọa gia đình tôi à? Mấy lần trước vợ tôi toàn đẻ ở nhà, có làm sao đâu? Giờ lại phải lên bệnh viện?!”.
Được sự can ngăn của mọi người và sự kiên trì mềm mỏng giải thích, thuyết phục của chị Y Thuận, gia đình người chồng đã hiểu ra và đồng ý chuyển thai phụ tới cơ sở y tế.
Vất vả, nhọc nhằn
Tôi có dịp cùng chị Y Thuận đi khám thai cho phụ nữ ở đây và càng cảm nhận rõ hơn nỗi vất vả, nhọc nhằn trong công việc của những cô đỡ nơi vùng núi sâu ngút ngàn của mảnh đất cực bắc Tây Nguyên.
Vừa đi, cô gái trẻ này vừa tâm sự. Trước đây, mẹ Y Thuận làm hộ lí ở Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô nên Y Thuận thường hay xem cán bộ y tế đỡ đẻ. Một lần trong thôn có người sinh khó, không thể đến kịp cơ sở y tế vì nhà quá xa nên mẹ chị đã đỡ. May mắn là kết quả “mẹ tròn, con vuông”. Sau một trận ốm nặng, mẹ Y Thuận phải nghỉ công việc làm hộ lí, trở về làm rẫy và trở thành “bà mụ vườn”. Hồi ấy, cả 7 thôn trong xã, ai có người thân sắp sinh cũng nhờ đến bà. Y Thuận dần dần “bén duyên” với nghề “đỡ đẻ” của mẹ lúc nào không biết.
Sau khi được cử đi học khóa đào tạo cô đỡ thôn bản 18 tháng ở Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh về, Thuận đã lặn lội đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu được lợi ích của việc khám thai định kỳ, sinh đẻ tại trạm y tế là tránh được nguy hiểm. Bây giờ chị em trong xã đã biết tìm đến trạm y tế để sinh con. Những trường hợp do nhà xa, không có phương tiện đi lại, bà con đều gọi Thuận tới giúp chứ không tự đỡ, tự đẻ ngoài vườn, ngoài rẫy như trước nữa. Thuận vui vẻ khoe với chúng tôi: “Bây giờ em có lương hàng tháng rồi chứ không như mẹ em hồi xưa nữa. Lương mỗi năm một tăng. Năm 2011 được 365.000 đồng/tháng; năm 2012 được 525.000 đồng/tháng. Từ tháng 5/2013 đến nay được 575.000 đồng/tháng. Ngoài ra, các chương trình như: Phòng, chống sốt rét, DS - KHHGĐ, truyền thông dinh dưỡng, vệ sinh môi trường cũng đều có hỗ trợ thêm cho cán bộ cơ sở nên anh chị em cũng đỡ vất vả phần nào”.
Tôi cùng Y Thuận tới thôn Đăk Năng trên con đường dài chừng 3km với những con dốc dựng ngược để thăm khám cho chị Y Quý, mới sinh con được ít ngày. Có lúc tôi tưởng chiếc xe máy cà tàng của chị như muốn khựng lại vì quá sức. Chị chỉ tay về phía có những nếp nhà sàn và bảo “nhà Y Quý kia rồi”. Thuận dựng xe máy ở ngoài đường rồi dẫn tôi băng qua cánh rừng cao su đang mùa thay lá rồi lại men theo con suối nhỏ có những đoạn phải lội nước tới gần đầu gối. Thuận đi rất nhanh, cứ lướt phăng phăng khi xuống cũng như khi lên dốc, tôi cố lắm mới theo kịp.
Vừa bước vào nhà Y Quý, Thuận đã niềm nở thăm hỏi: “Dạo này sức khỏe của hai mẹ con thế nào? Có đủ sữa cho bé bú không? Vài ngày nữa nhớ cho bé lên Trạm Y tế tiêm phòng nhé?”.
Niềm vui đơn sơ
Câu chuyện của hai người toàn tiếng Xê đăng, thỉnh thoảng Y Thuận lại phải làm công việc của một phiên dịch viên, dịch vài câu hỏi của tôi để Y Quý trả lời.
Khi được hỏi về lần sinh em bé vừa rồi, Y Quý vui mừng cho biết: “Đúng lúc mình đau đẻ thì gia đình đi vắng hết. May mà có chị Y Thuận tới giúp. Nhờ vậy con mình mới còn sống và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Đỡ đẻ xong cho mình, Y Thuận còn ở lại để theo dõi sức khỏe cho hai mẹ con; hướng dẫn mình cách chăm sóc bé để tránh bệnh tật, phòng suy dinh dưỡng đấy”. Tôi đùa vui: “Thế vợ chồng có trả ơn gì cho Y Thuận không?”, Y Quý cười giòn: “Ở thôn mình có tục lệ biếu một con gà, to nhỏ gì cũng được, luộc sẵn để cảm ơn bà đỡ mà. Tới khi con rụng rốn thì mời bà đỡ tới nhà uống rượu mừng. Vui lắm”.
Trên đường trở về, Y Thuận say sưa kể về những niềm vui và vất vả trong nghề. Khi được hỏi Y Thuận đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca rồi? Y Thuận cho biết, trung bình mỗi tháng đỡ khoảng 30 ca, còn từ khi vào “nghề” đến nay, bản thân cô cũng không nhớ nổi đã đỡ được bao ca sinh nở, chỉ biết rằng chưa có một ca tai biến nào xảy ra.
Hỏi về mong muốn của Y Thuận là gì? Mắt chị sáng lên: “Ngày trước em đang học ở Trường Hướng nghiệp dạy nghề dưới Kon Tum thì mẹ ốm nặng, bố xuống đón em về chăm sóc mẹ. Thế là đành dang dở việc học. Giờ em chỉ mong muốn được đi học lại bổ túc văn hóa và có cơ hội học thêm kiến thức ngành Y để chữa bệnh và đỡ đẻ cho bà con quê mình thôi”. Trao đổi cùng chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung- Trưởng Trạm Y tế xã chia sẻ: “Đăk Tờ Kan là xã đặc biệt khó khăn. Người đồng bào dân tộc chiếm tới trên 97%, số hộ nghèo vẫn còn, phong tục tập quán lạc hậu, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Những công việc Y Thuận đang làm trong suốt 5 năm nay không mấy người làm được đâu!. Y Thuận luôn nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ bà con nơi đây. Số liệu báo cáo kịp thời, chính xác nên cán bộ Trạm rất yên tâm”.
Đằng sau những kết quả tích cực đó, mấy ai biết được sự vất vả, khó nhọc mà đội ngũ cô đỡ thôn bản từng ngày đóng góp cho xã hội. Tôi thầm nghĩ: Nghề Y là một nghề cao quý nhưng cũng là nghề đòi hỏi hy sinh và tận tụy. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng giờ từng phút, ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Y Thuận say sưa kể về những niềm vui và vất vả trong nghề. Khi được hỏi Y Thuận đã đỡ đẻ được bao nhiêu ca rồi? Y Thuận cho biết, trung bình mỗi tháng Thuận đỡ khoảng 30 ca, còn từ khi vào “nghề” đến nay, bản thân cô cũng không nhớ nổi đã đỡ được bao ca sinh nở, chỉ biết rằng chưa có một ca tai biến nào xảy ra.
Trung Hiếu/Báo Gia đình & Xã hội
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 5 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.