Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dự án quy hoạch đô thị Hà Nội làm nhức nhối dư luận

Thứ năm, 14:33 05/01/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu khoa học, chạy theo tốc độ đô thị hóa, quản lý yếu kém khiến cho quy hoạch Thủ đô trở nên lạc lõng gây dậy sóng dư luận.

Cứ làm đường Hà Nội lại xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo


Những căn nhà kỳ dị mọc lên trên đường phố Hà Nội

Những căn nhà kỳ dị mọc lên trên đường phố Hà Nội

Tại nhiều thành phố trên thế giới, những ngôi nhà có hình thù kỳ thú, thậm chí được đánh giá là kỳ dị lại trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch. Trong khi nhiều đô thị lớn ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội, cũng có những ngôi nhà kỳ dị, song chúng lại không hề khiến thành phố đẹp hơn chút nào mà ngược lại chúng làm cho diện mạo đô thị trở nên lộn xộn và mất mỹ quan.

Trên đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội hình ảnh "ấn tượng" với du khách là hàng loạt những ngôi nhà tam giác, méo mó và mỏng dính.

Nhiều người than phiền, thậm chí kiến nghị dỡ bỏ nhà kì dị. Tuy nhiên, thực tế là loại nhà này mọc thêm sau mỗi đợt mở đường do thừa ra những mẩu đất, diện tích chỉ 10 m2, thậm chí vài ba m2. Diện tích rất nhỏ và rất méo nhưng vẫn có giá tiền tỷ vì nằm sát mặt đường.

Câu chuyện nhà mỏng, nhà méo không còn xa lạ với những người dân tại thủ đô Hà Nội. Đã từ rất lâu, chính quyền thành phố đặt ra mục tiêu giải quyết những công trình này, tuy nhiên thì trên thực tế, cứ mỗi lần mở đường, Hà Nội lại xuất hiện thêm những công trình có hình thù kỳ quái .

Nguyên nhân tồn tại những công trình siêu mỏng, siêu méo chính là do công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉnh trang đô thị chưa được tốt. Việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường, thiết kế đô thị chưa tính toán kỹ dẫn đến sau giải phóng mặt bằng, diện tích đất còn lại không đủ điều kiện xây dựng. Việc xử lý tồn tại rất khó khăn, vì nếu không vận động hợp thửa, hợp khối của các hộ dân được, Nhà nước phải thực hiện các thủ tục lập dự án thu hồi, bàn giao đơn vị quản lý. Cũng chính sự khó khăn này, trên địa bàn thành phố đã từng có thửa đất chỉ là một bức tường, chủ nhà đã ra giá đến hàng tỷ đồng.

Hà Nội cứ mưa to là ngập


Cứ mưa to, Hà Nội lại ngập kinh hoàng

Cứ mưa to, Hà Nội lại ngập kinh hoàng

Trong mùa mưa năm 2016, những cơn mưa lớn kéo dài suốt đêm đã khiến nhiều nơi ở Hà Nội ngập sâu. Giao thông rối loạn, nhiều phương tiện chết máy giữa đường, người dân khốn đốn vì lịch sinh hoạt, làm việc bị đảo lộn.

Nhìn chung, việc thoát nước ở Hà Nội cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào các sông, mương nội tại của thành phố, từ đó xả ra sông. Trong khi đó, hệ thống thoát nước mới chỉ được thiết kế phục vụ cho thoát nước thải sinh hoạt chứ chưa có hệ thống cống cỡ lớn để có thể dẫn nước nhanh khi xảy ra mưa lớn. Chưa kể rác, bùn... tích tụ khiến hoạt động tiêu nước càng trở nên khó khăn, mỗi khi úng nước, cảnh rác bẩn dềnh lên mặt đường là không hiếm thấy.

Theo đánh giá của Công ty Thoát nước Hà Nội, với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, cộng với hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, nên khi có mưa to kéo dài sẽ có một số điểm trũng, nhiều khu vực trên địa bàn vẫn xảy ra tình trạng úng ngập cục bộ.

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề bắt nguồn từ một lỗ hổng trong quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị. Đây là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng úng ngập. Đặc biệt với Hà Nội, hiện nay vẫn tiêu nước bằng thế năng tự nhiên (dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực). Đây là phương án thoát nước tiết kiệm chi phí, nhưng địa hình Hà Nội lại không thuận lợi cho phương án này. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: việc bê tông hóa, lấp áo hồ... đã khiến khi có mưa lớn kéo dài, chắc chắn Hà Nội sẽ ngập.

Tắc đường ở Hà Nội, nỗi kinh hoàng của người dân


Tắc đường được gọi là cơn ác mộng của người dân Thủ đô

Tắc đường được gọi là "cơn ác mộng" của người dân Thủ đô

Giao thông hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP. HCM nhiều năm qua thực sự đã trở thành cơn "ác mộng" đối với cư dân 2 thành phố. Sau nhiều năm, nhiều tiền và nhiều giải pháp được đưa ra vẫn không thể "giải cứu" người dân khỏi ma trận giao thông.

Ai sống các đô thị này đều thấy, sau 8 giờ vàng ngọc, nếu đi xe máy về đến nhà theo đúng giờ cao điểm thì thực sự nghẹt thở sau trận tắc đường nồng nặc khói bụi. Quá nhiều xe máy, mạnh ai nấy chen. Nhiều tờ báo Tây đăng bài, ảnh gọi đó là “ác mộng giao thông” ở Việt Nam. Họ gọi một “biển” xe máy hỗn loạn như một "đặc sản" rất Hà Nội.

Đi tìm nguyên nhân tắc đường ở Hà Nội thì nhiều vô kể. Người đi xe máy đổ lỗi cho ôtô gây ùn tắc giao thông : Nhiều quan điểm cho là ôtô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, sự phát triển của hàng loạt khu đô thị với mật độ dân cư quá lớn, không đồng bộ với đường xá cũng làm cho các tuyến cửa ngõ thành phố quá tải. Có những khu vực đông dân cư sinh sống mà chỉ có từ một đến hai lối đi và về như địa bàn các quận Hà Đông, Bắc và Nam Từ Liêm... Nhiều người cho rằng chẳng có ở nước nào giao thông lộn xộn như ở Hà Nội và TP.HCM. Ý thức của người lưu thông trên đường rất kém, đặc biệt ở những nơi vắng bóng cảnh sát.

Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn nạn tắc đường. Mới đây nhất là xe buýt nhanh đã chính thức vận hành, những bất cập ban đầu được TP Hà Nội quyết tâm khắc phục để buýt nhanh trở thành một loại hình vận chuyển công cộng văn minh, nhiều tiện ích.

Tuy nhiên, về lâu dài, cái mà Hà Nội cần là người dân phải tham gia giao thông như những người có văn hóa - biết tự giác chấp hành và sẵn sàng nhường đường. Không có liều thuốc thần nào có thể cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông của Hà Nội, nếu không thay đổi được thói quen tham gia giao thông tùy tiện hiện nay của người dân.

Thực tế cho thấy, chỉ khi nào phải trả giá trực tiếp cho những sai lầm, người ta mới chịu thay đổi thói quen. Nếu cảnh sát giao thông không dễ dãi bỏ qua lỗi vi phạm; hành vi xấu của người tham gia giao thông trở thành đối tượng lên án của báo chí và mạng xã hội, chắc chắn họ sẽ từ bỏ thói quen lấn làn, vượt đèn đỏ, đỗ xe gây tắc đường.

Nếu không chịu mất mát một chút gì đó để thay đổi, dù chỉ là dành một làn đường cho xe buýt, mất thêm chục phút đi đường vòng, thì tình trạng tắc đường của Hà Nội đúng là “ thảm họa” được thấy trước trong tương lai gần.

Dự án 8B Lê Trực

Phần sai phép của tòa nhà 8B Lê Trực đã bị dỡ bỏ
Phần sai phép của tòa nhà 8B Lê Trực đã bị dỡ bỏ

Dự án 8B Lê Trực, tại dự án này một lần nữa cho thấy bất nhất trong công tác quy hoạch và sự buông lỏng quản lý trật tự xây dựng của Hà Nội.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sai phạm của chủ đầu tư trong việc xây dựng công trình sai so với giấy phép được cấp là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc cảnh quan khu vực, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và các cơ quan có chức năng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn đã để xảy ra việc xây dựng công trình sai phép của chủ đầu tư.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội khẳng định, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao vượt 16m, tương đương 5 tầng; diện tích sàn cũng vượt trên 6.000 m2 so với giấy phép xây dựng.

Sau đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị UBND quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư lập phương án phá dỡ bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện phá dỡ diện tích sai phép thì UBND quận Ba Đình chỉ đạo phường Điện Biên xây dựng kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền đối với tòa nhà chỉ cách Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 400m, nhưng có chiều cao gấp hơn 3 lần chiều cao của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cao hơn tòa nhà Quốc hội cách đó không xa tới 30m.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ ra nhiều bất cập trong công tác quy hoạch khi dự hội nghị tổng kết của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chiều 4/1.

Ông chia sẻ, dù là người ngoại đạo không liên quan đến quy hoạch kiến trúc, nhưng khi sang nhận nhiệm vụ mới, ông đã đọc rất nhiều tài liệu về đô thị trên thế giới sẽ định hướng, thay đổi như thế nào.

Theo ông, nếu như những năm 1990 chúng ta lấy rộng ra hai bên 200-300m mặt đường thì TP đã có đủ tiền để phát triển hạ tầng không kém gì các nước khác. Nhưng đến giờ chúng ta phải trả giá vì đã làm quy hoạch băm nát Hà Nội. Năm qua, có những khu đất 5-7 ha cũng băm ra cho 2-3 chủ đầu tư.

"Tôi không hiểu đằng sau có gì người ta xin nhau hay không, nhưng làm quy hoạch theo kiểu đấy không bao giờ tốt được”, ông Chung nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet

K.N(th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 5 phút trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 9 phút trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 30 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu theo quy định. Dưới đây là danh sách 12 nhóm người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Pháp luật - 2 giờ trước

Nghe tiếng la hét thất thanh trong căn nhà ở Bình Dương, hàng xóm chạy qua kiểm tra và phát hiện người phụ nữ tử vong, người đàn ông bị bỏng nặng bên cạnh 2 xe máy bị cháy xém.

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo Cục CSGT, tài xế Nguyễn Mạnh Hà điều khiển ô tô tải đầu kéo không đi đúng phần đường rồi đâm vào quán nước khiến 1 người chết, 7 người bị thương. Tài xế Hà vi phạm nồng độ cồn.

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, bé trai 8 tuổi mất tích cách đây 3 ngày đã được tìm thấy.

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top