Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đứa trẻ "hận đời"

Thứ năm, 05:06 23/10/2008 | Gia đình

Thật khó có thể diễn giải một cách chính xác cảm giác của chúng tôi cũng như những cán bộ công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội khi tiếp xúc với 4 đứa trẻ - 4 đối tượng trong băng cướp gồm 5 đứa vừa bị bắt vào đầu giờ chiều 13-10.

Có gì đó như chợt nhói lên trong tim chúng tôi khi nhìn thấy chúng cười đùa, vẻ như vô can với những hành vi phạm tội mà chúng vừa gây ra. Ôi! trẻ con phạm tội - bao giờ cũng thế, thường bắt đầu từ phía gia đình. Phải chăng, những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình không tròn trịa, chúng thường bị khiếm khuyết về mặt tâm hồn.

"Cháu hận cả cuộc đời này"

Cầm đầu băng cướp này là Dương Văn Toàn. Năm nay mới có 18 tuổi và cũng là đứa già nhất hội, 4 đệ tử của nó sinh từ năm 1991 đến 1994, nghĩa là còn rất "teen". Trong nhóm chỉ có 2 thằng con trai, còn lại là 3 đứa con gái. Nhìn đứa nào cũng ra vẻ từng trải, dù mặt chúng non choẹt, quần áo sành điệu, đầu tóc đúng mốt dân chơi.

Bị hốt về trụ ở công an phương Yên Phụ, 4 đứa nằm bò ra bàn, thi nhau khoe "chiến tích". Và thật không thể tưởng tượng nổi từ những chiếc miệng xinh xắn của chúng, những từ ngữ bậy bạ mà chúng tôi không thể kể ra đây thi nhau tuôn ra.

Chửi bậy - như đã có lần tôi nghe thấy một thằng oắt con bị Cảnh sát hình sự số 7 Thiền Quang bắt về tội cướp giật, nói rằng, "chửi bậy cũng thể hiện đẳng cấp" - những quan niệm sai lầm của chúng dường như đang giết dần những tâm hồn lẽ ra là rất trong sáng kia.

Tôi buột miệng hỏi con bé Nguyễn Hồng Nhung, năm nay mới 15 tuổi: "Sao các cháu nói bậy thế?". Cả lũ quay ra trố mắt nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên lắm, rồi chúng phá lên cười. 3 đứa con gái đốt thuốc lá phì phèo, rít thuốc tóp má và thi nhau nhả ra những vòng khói tròn trông rất là chuyên nghiệp.

Nó nheo mắt nhìn tôi: "Cô thấy lạ lắm à, chưa nghe bao giờ ư? Cháu nói thật nhé, thế là quá nhẹ đấy...". "Thế nặng thì thế nào?" - tôi hỏi. "Nặng á, thì..." con bé chưa nói được hết câu thì bị đứa bên cạnh đá vào chân, chắc nó sợ bạn nó tuôn ra những lời khó nghe.

Chợt nhìn thấy trên cánh tay 4 đứa đều xăm chữ "hận đời" ngệch ngoạc, tôi tò mò: "Này, mới 15 tuổi, có gì mà phải hận đời sớm thế?", tức thì con bé Nhung chồm lên, vẻ mặt nó đanh lại, nó nhả rành rọt những câu nghe thót cả tim: "Cháu hận nhiều lắm, cháu hận cả cái cuộc đời này. Cô biết chúng cháu xăm bằng gì không. Bằng dao lam đấy...". Và trong ánh mắt của nó, loé lên một tia nhìn sắc lạnh, khiến người đối diện phải gai người.

"Nhà cháu ở đâu?" - tôi hỏi tiếp. "Cháu mà có nhà á, giờ này đã không phải ngồi đây. Bố chết, mẹ đi tù rồi". Nó ráo hoảnh như thế nhưng tôi biết trong tâm hồn con bé ấy đang có những mảnh vỡ đâm vào trái tim non nớt của nó, bởi sau khi nói ra những lời lẽ cay đắng ấy, nó ngồi thừ người ra chiều nghĩ ngợi. Từ lúc ấy, tôi không thấy nó nói năng lếu láo cong cớn như trước nữa.

"Cháu mà có nhà thì giờ này đã không phải ngồi đây" - lời lẽ của một đứa bé gái 15 tuổi chất chứa điều gì đó như giận hờn, như trách móc. Mà không phải chỉ giận hờn nữa rồi, nó đã cảm nhận được cuộc đời thật bất công đối với nó.

Giờ này mà Nhung vẫn chưa có hộ khẩu thường trú, đúng hơn là không có một chỗ nào chứa nó. 15 tuổi - nó chưa có giấy khai sinh - cái quyền tối thiểu mà bất kỳ một đứa trẻ nào sinh ra trên trái đất này cũng đều được hưởng ấy thì nó lại không có. Thế nên, đến bây giờ, tên của mình Nhung cũng không biết nổi, bởi đơn giản, nó đã bao giờ được đến trường đâu.

Còn nhà ư? Từ bé đến giờ nó sống lang thang, làm gì có nhà để về. Nói nó là đứa con gái bụi đời cũng đúng, vô gia cư càng đúng. Không ai dạy dỗ, không ai chỉ bảo, nó bị ném ra ngoài xã hội quá sớm và nhanh chóng bị xô đẩy vào cuộc đời tội lỗi. Có gì lạ không? Một đứa trẻ ở trong hoàn cảnh ấy, liệu có thể làm được gì để giúp cuộc sống của nó tốt hơn?
 
Những tội phạm tuổi vị thành niên.

Trong túi xách là dao

Nguyễn Thị Ngọc, con bé sinh năm 1993 nhà ở Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình dạt lên Hà Nội đã vài năm nay. Nó mới học hết lớp 5, trong một lần đánh nhau với đứa bạn cùng lớp, nó bị đuổi học và bỏ nhà đi luôn. Tính đến nay thì nó dạt cũng được 4-5 năm rồi. Bố mẹ nó đã bỏ nhau, nên cũng chẳng ai buồn đi tìm nó về. Mẹ nó còn tuyên bố, "đi được thì cứ đi, bao giờ chán thì phải mò về".

Cháu mà phải mò về á? Quá là nhầm nhọt sang trồng trọt - Ngọc nói với chúng tôi như thế. Nó dám cả gan bỏ nhà đi vài năm nay và đã chọn cho mình cuộc sống tự do, thoát khỏi - đúng hơn là nó quá chán sự thiếu quan tâm của cha mẹ. "Bản lĩnh" như thế nên cái sự "chán thì mò về" như mẹ nói nói thì quả là xa vời.

Cũng vì "bản lĩnh" dạt nhà từ sớm ấy mà mỗi lần cả nhóm đi "làm ăn", Ngọc thường xách theo chiếc túi, bên trong bao giờ cũng là 3 con dao bầu và 2 con dao nhọn để khi cần thì chia đều cho 5 đứa, mỗi đứa sử dụng một con. Trong chiếc túi ấy, còn rất là nhiều đồ nghề của chúng sử dụng làm phương tiện gây án. Tiền cướp được chúng xả láng đi làm đẹp, ăn tiêu bạt mạng, mua sắm quần áo sành điệu, mua điện thoại, máy di động đời mới.

Không những thế, một bước ra đường là chúng trèo lên taxi. Hằng ngày, cả hội lê la ở những quán net, ngủ ở nhà nghỉ và ăn cơm hàng. Cuộc sống tốn kém mà không một đứa nào có nghề ngỗng gì ngoài việc đi cướp. Thế nên, lúc được thì hả hê ăn tiêu, lúc không có tiền, chúng nằm dài và quay ra chí choé nhau - quả là tính cách của những đứa trẻ chưa đủ lớn nhưng đã sớm biết hư.

"Cô nương" cuối cùng trong nhóm cướp mà tôi tiếp xúc đó là Nguyễn Hồng Ngọc, sinh năm 1991, nhà ở Võng Thị, Phường Bưởi, quận Tây Hồ. Cô ả này có vẻ xinh nhất hội với khuôn mặt măng tơ búng ra sữa nhưng ánh mắt của nó thì luôn gườm gườm nhìn chúng tôi.

Hỏi sao bỏ học sớm thế, Ngọc thản nhiên: "Cháu đánh hiệu trưởng nên bị đuổi học". Nghe nó nói thế lúc bạn quay sang như muốn chia sẻ cái sự "hổ báo cáo chồn" của nó. Anh mắt đứa nào đứa nấy tỏ vẻ "hâm mộ" lắm. "Cháu nghĩ gì về hành động của mình? Không cảm thấy ân hận ư?". Ngọc không nói gì, mắt nó cụp xuống, nhìn gườm gườm xuống đất.

Thằng con trai duy nhất trong số 4 đứa bị bắt ngày hôm nay là Nguyễn Đình Trường, SN 1994, trú tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy. Nhìn nó giống một đứa con gái với khuôn mặt hiền, vóc dáng nhỏ nhắn hơn là một thằng con trai, mà lại là một thằng con trai đi cướp. Chưa đợi tôi hỏi, nó đã vội vàng khoe "chiến tích": "Cháu cũng bỏ học rồi. "Sao lại bỏ?". "Thích thì bỏ thôi". 3 con bé kia nghe thằng này nói thế thì cười rinh rích. Từ lúc ấy, chúng lại sôi nổi bàn luận đề tài mới.

12 giờ ngày 13-10, cả bọn 5 đứa lang thang ở khu vực đường Nghi Tàm thì phát hiện chị Dương Thị Quỳnh, SN 1987, nhà ở quận Tây Hồ đang đi bộ, trên tay cầm chiếc điện thoại di động. Chúng liền quây quanh chị Quỳnh để tìm cách cướp. Ban đầu, 2 thằng con trai giả vờ trêu chọc, sau đó thằng đại ca cũng là đứa già nhất hội Dương Văn Toàn, SN 1990, ở Hiệp Cường, Kim Động, Hưng yên thò tay cướp chiếc điện thoại Sony Ericsson 5100i của chị Quỳnh.

Bị bất ngờ, chị Quỳnh ú ớ định trí hô thì chợt im bặt khi thấy con bé Nguyễn Hồng Nhung rút phắt con dao nhọn ra doạ đâm chết. Giữa thanh thiên bạch nhật, hành vi của 5 đối tượng thật táo tợn, khiến chị Quỳnh khiếp vía, đành đứng nhìn theo bọn chúng đang vội vàng leo lên taxi tẩu thoát.

Khi anh tài xế chở bọn chúng về ngõ Phúc Lộc, quận Hoàn Kiếm thì bọn chúng đề nghị đỗ lại rồi "1,2,3" ù té chạy mỗi đứa một nơi nhằm bùng tiền taxi. Nhưng chúng không ngờ đã bị một tổ công an thuộc Công an phường Yên Phụ truy nóng theo dấu vết của bọn chúng, sau khi nhận được tin báo cướp từ chị Quỳnh. Cả lũ bị đưa về trụ sở Công an phường, riêng thằng cầm đầu Dương Văn Toàn đã nhanh chân trốn thoát.

Một cán bộ Công an phường Yên Phụ khi dẫn chúng tôi vào chụp ảnh 4 đứa, lắc đầu bảo: "Chả có đứa nào được cha mẹ quan tâm, đứa bố chết mẹ đi tù, đứa còn cha còn mẹ thì bỏ nhau, bố lấy vợ mẹ lấy chồng, chẳng ai đoái hoài gì đến con cái. Cứ đẻ ra rồi vứt cho xã hội. Thật là vô trách nhiệm".

Chúng tôi thầm nghĩ, những vị phụ huynh ấy hoặc là họ quá chán những đứa con hư, hoặc họ là những kẻ vô trách nhiệm nên đã bỏ mặc con cái mình, nhưng rõ ràng những đứa trẻ chúng tôi gặp hôm nay, đã có vẻ gì đó vô cùng ẩn ức, cay đắng, từ những lời lẽ chúng đáp trả người lớn, đến những hành động phạm pháp như để trả thù cuộc đời này, mà biểu hiện rõ nhất là đứa nào cũng tự rách trên cánh tay mình hai chữ "hận đời".

Không một đứa trẻ nào vừa sinh ra trên trái đất này mà cuộc đời lại buộc vào số phận nó hai chữ "tội phạm". Không một đứa trẻ nào muốn sinh ra trong một gia đình khiếm khuyết, và cũng không có một đứa trẻ nào thích cuộc sống lang thang, bụi đời. Ngay như 4 đứa trẻ đang ngồi trước mặt chúng tôi đây, chúng thèm lắm một hơi ấm gia đình, nhưng ai là người sẽ đem lại hạnh phúc ấy đến cho Nguyễn Hồng Nhung - con bé đến bây giờ vẫn chưa biết viết tên mình. Ai sẽ chìa bàn tay ra để kéo Nguyễn Thị Ngọc trở về với mái nhà xưa, khi mà nhiều năm nay nó đã quên hẳn rằng mình từng có cha, có mẹ.

"Cháu mà có nhà, giờ này đã không phải ngồi đây" - câu nói của con bé Nguyễn Hồng Nhung - liệu có thức tỉnh được các ông bố, bà mẹ đang vô tình đẩy những đứa con ngày càng rời xa cuộc sống gia đình...
 
Theo Hiền Giang
An ninh Thế giới
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 41 phút trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 6 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 1 ngày trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Top