Những kỷ lục đặc biệt về Hoàng Sa – Trường Sa
GiadinhNet - Được xem là “tim”, “máu” của Việt Nam, ít ai ngờ rằng, Hoàng Sa – Trường Sa có những kỷ lục rất đặc biệt. Những kỷ lục này vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công bố ngày 29/5.
Có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả. Từ đảo Tri Tôn đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn… kể trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngoài ra còn vô số mỏm đá.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 6o2 vĩ B tới 11o28 vĩ B, từ kinh độ 112oĐ đến 115oĐ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ như: Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là “Đông Dương đại hải”, tức biển Đông rất lớn.
Cũng trong tác phẩm “Hải quốc đồ chí”, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ “An Nam quốc” với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam. Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa (tức Paracel) có tọa độ rất sớm như: “An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ” do giám mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ "Paracel seu Cat Vang” (seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).
Lễ hội dân gian duy nhất có từ xa xưa
Lễ hội Hoàng Sa được tổ chức tại Miếu Hoàng Sa ở làng An Vĩnh, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 20 tháng 2, âm lịch. Thời Chúa Nguyễn (Thế kỷ 17-18) đến thời vua Gia Long, Minh Mạng…(TK 19), tại Lý Sơn, Quảng Ngãi có thành lập một đội lính Hoàng Sa để vượt biển bằng những chiếc thuyền nhỏ bé, đi tuần tra ở những hòn đảo xa xôi ngoài khơi Thái Bình Dương, đó là quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Đội lính này một đi không trở lại vì ngoài khơi sóng gió, bão bùng làm tàu thuyền bị đắm. Người lính Hoàng Sa nhận nhiệm vụ ra đi là coi như đã chết. Cho nên người dân Quảng Ngãi đến nay vẫn còn lưu truyền câu ca dao:
“Hoàng Sa trời nước mênh mông,
Người đi thì có mà không thấy về.
Hoàng Sa mây nước bốn bề,
Tháng hai khao lề tế lính Hoàng Sa”
Bởi vậy, trước khi lên thuyền ra khơi, đội lính này làm lễ tế thần tại một ngôi miếu có thờ Cốt ông Hoàng Sa (xương cá voi), gọi là Thần Hoàng Sa do những người lính Hoàng Sa đưa về từ quần đảo này cách đây chừng 300 năm.
Đây là một lễ hội nhằm ghi nhớ công lao của những người lính Việt Nam đã hy sinh thân mình để canh giữ biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đã được xác định cách đây hơn 500 năm (thời Hồng Đức - 1490).
Cuốn sách tập hợp số lượng bản đồ cổ và hiện đại về Hoàng Sa và Trường Sa nhiều nhất
Cuốn sách của tác giả Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu do “Nhà xuất bản Trẻ” phát hành năm 2012, dày 205 trang, khổ 15,5 x 23cm. Cuốn sách là công trình vừa mang tính khoa học, vừa phổ thông, khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt Nam, từ thuở Vua Hùng dựng nước đến nay.
Đặc biệt, để cập nhật vấn đề thời sự, tác giả bổ sung phần về Lãnh hải Việt Nam gồm nhiều tư liệu và bản đồ cổ của thế giới ghi nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam suốt hơn 500 năm qua.
Bằng lý lẽ và tài liệu sử học, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã trưng ra một số bản đồ về thềm lục địa và các hải đảo Việt Nam do người Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Việt Nam... vẽ cách đây hàng trăm năm - trong đó đặc biệt nhấn mạnh về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Gần 100 bản đồ cổ, từ thời nhà Lê thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19.
Công trình nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam được dịch sang tiếng Anh nhiều nhất
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu sử địa nổi tiếng của Việt Nam là chủ biên Tập san Sử Địa, một năm sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, ông đứng ra tổ chức cuộc triển lãm sử liệu minh chứng chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam và ra mắt Tập san Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa.
Ngoài ra, ông còn tập hợp hồ sơ, tài liệu về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam để dịch ra tiếng Anh hơn 500 trang.
Đạo diễn thực hiện nhiều phim về biển đảo Việt Nam nhất
Với thành quả ấy, năm 2012, đạo diễn Nguyễn Văn Lượng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục: "Đạo diễn có số lượng phim về đề tài đất nước – con người miền biển đảo nhiều nhất”.
Bức lụa thư pháp Tổ quốc ở Trường Sa dài nhất
Kỷ lục gia Việt Nam đã bình chọn bài thơ này để các kỷ lục gia thư pháp viết thành Bức lụa thư pháp trao tặng cho ông Nguyễn Đức Thắng – Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa. Bức lụa thư pháp kỷ lục “Tổ quốc nhìn từ biển” hiện đang được trưng bày tại Nhà Truyền thống huyện đảo Trường Sa.
Thuyền trưởng – Nhạc sĩ viết nhiều ca khúc về biển đảo nhất
Thuyền trưởng – Nhạc sĩ Tôn Huy (Tôn Quang Huy) sinh năm 1942 tại Hà Tĩnh. Trong hơn 30 năm sáng tác, ông đã viết trên 100 ca khúc, trong đó có 12 ca khúc mang chủ đề về biển đảo tổ quốc Việt Nam gồm: Biển gọi, Khúc hát biển xanh, Em gái đảo xanh, Tình khúc đại dương, Mùa xuân với biển, Đường Bác Hồ trên biển, Sài Gòn mưa nắng, Hải Phòng và em, Chiều Quy Nhơn, Biển tình, Với biển, Tình khúc người đi biển.
Ca khúc viết về biển đảo cùng một lúc được hai giải thưởng âm nhạc cao
Tác giả Đinh Trung Cẩn
Cuối năm 2011, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc TP.HCM đều công bố quyết định trao tặng Giải A (giải cao nhất) cho ca khúc Tổ quốc gọi tên mình.
Khánh Toàn
Dự báo những biến động tuần cuối tháng Chạp của các con giáp tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Dậu, Hợi
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo tuần cuối tháng Chạp với các con giáp tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Dậu, Hợi. Đây là một tuần đầy biến động với các con giáp này.
Năm ngoái 3 con giáp này khó khăn bao nhiêu, năm nay được đền đáp bấy nhiêu, phát tài từ tháng Giêng năm 2025
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Trong năm Ất Tỵ 2025 này, có 3 con giáp khổ tận cam lai, được thần tài chiếu cố đặc biệt từ tháng Giêng âm lịch đến tận cuối năm.
Ngắm tuyến đường băng qua nhiều đồi núi ở Bắc Kạn sắp thông xe
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Dự án đường Quảng Khê - Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn xây dựng băng qua nhiều đồi núi đang dần hoản thiện và thông xe phục vụ người dân, du khách dịp Tết Nguyên đán.
Thót tim cảnh xe container rơi thùng giữa đường khi đi qua vòng xuyến
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe container trong lúc đang di chuyển qua vòng xuyến thì rơ-mooc kéo theo thùng hàng phía sau bất ngờ nghiêng sang một bên rồi lật ngang xuống đường.
Thiếu nữ 16 tuổi chi số tiền lớn để thực hiện ước mơ trở thành 'nàng tiên cá'
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Với đam mê trở thành nàng tiên cá giống trong phim hoạt hình, Lăng Dạ Điệp (sinh năm 2009) đến từ Hà Nội đã quyết định chi tiền và luyện tập để trở thành nàng tiên cá thực thụ ngoài đời.
Giám đốc doanh nghiệp lừa đảo gần 10 tỷ đồng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Để có tiền sử dụng cá nhân và trả nợ, Hoàn dùng thủ đoạn gian dối để vay, mượn số tiền gần 10 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.
Vận chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Trong các quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì pháp luật có chế tài rất rõ về "hàng cấm". Như vậy, hàng cấm được hiểu là những mặt hàng bị Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh hay trao đổi dưới bất cứ hình thức nào. Các hàng hóa này bị cấm do gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường.
Tin tối 20/1: Giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe tải sau tai nạn trên cao tốc; Hà Nội lắp 40 nghìn camera giám sát an ninh, quản lý giao thông
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Sau va chạm giao thông trên cao tốc ở Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đầu xe tải bị biến dạng, tài xế A. bị thương, mắc kẹt trong cabin; TP Hà Nội sẽ lắp đặt 40 nghìn camera giám sát để đảm bảo an ninh và quản lý an toàn giao thông.
Ấm áp chuyến xe yêu thương đưa hàng trăm sinh viên về quê đón Tết
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Chương trình chuyến xe yêu thương do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức đưa hơn 120 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Ất Tỵ.
Tin vui về thời tiết đến với người dân miền Bắc trước khi có thay đổi vào dịp Tết Nguyên đán 2025
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết 10 ngày tới trước khi đón đợt không khí lạnh dịp Tết Nguyên đán 2025, thời tiết miền Bắc tiếp tục có nắng ấm mức nhiệt cao nhất 24 độ. Từ ngày 25-26/1, không khí lạnh tăng cường tràn về thời tiết rét đậm, rét hại kèm mưa.
Hàng triệu người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm điệp khúc thời tiết kéo dài những ngày tới
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, Hà Nội và miền Bắc tiếp diễn chuỗi ngày nắng hanh, trời ít mưa. Trong khi nắng khô cũng là thời tiết chủ đạo ở Nam Bộ.