Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ngôi nhà "không cài then cửa"

Thứ hai, 10:00 03/11/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Tuổi xuân trôi qua trong chớp mắt, người đàn ông chị chờ đợi đã không trở về. Thương con gái duyên phận lỡ làng, cha mẹ làm cho chị một căn nhà nhỏ ở góc vườn, có lối đi riêng, dặn: "Con ra đó mà ở, buổi tối đừng cài then cửa, có ai thương tình thì kiếm lấy đứa con đỡ đần khi về già". Rồi cái gì đến cũng đến, có người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa và chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc được làm mẹ. Chị tên là Nga.

Ngôi nhà của chị Nga, một thời "không cài then cửa". (Ảnh: TG)
 
Những đứa trẻ mang họ mẹ

Bây giờ ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương, gần một trăm căn nhà như nhà chị Nga được dựng lên một cách đường hoàng, trong sự cưu mang và độ lượng của những người xung quanh. Tuy không ở tập trung với nhau thành một xóm như lâu nay người ta vẫn đồn thổi, nhưng đêm đêm, ở những ngôi nhà này, khi những cánh cửa không cài then, người ta hiểu rằng chủ nhân đang có ý muốn “xin con”.

Chúng tôi vào nhà chị Nga, căn nhà mái ngói tuy thấp nhỏ nhưng đàng hoàng, ngăn nắp. Chị năm nay đã 60 tuổi, có 2 đứa con đều đã trưởng thành. Trái với hình dung ban đầu của chúng tôi, chị rất cởi mở khi kể chuyện đời, chuyện về ngôi nhà “không cài then cửa” của mình: “Tôi lấy chồng năm 1972, nhưng chỉ hai ngày sau anh ấy phải theo đơn vị vào chiến trường phía Nam. Khi đất nước thống nhất, đồng đội của anh lần lượt trở về quê đoàn tụ cùng gia đình, tôi nhận được tin anh ấy đã hy sinh”.

Cầm giấy báo tử trên tay, nhiều năm sau chị Nga vẫn không tin chồng mình vĩnh viễn không trở về. Ngày qua ngày, chị luôn hy vọng có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng sự chờ đợi chỉ trong vô vọng, tuổi thanh xuân trôi qua lúc nào không hay. Chị không chịu tái giá, bố mẹ thương con gái nên khuyên chị ra ở riêng, rồi  làm cho một căn nhà “tiện” cho việc tìm một đứa con cậy nhờ lúc về già.

Chị Nga kể: “Con gái muốn có con riêng mà ở với bố mẹ là điều không thể. Hồi đó cũng không có nhà nghỉ, khách sạn cho việc hẹn hò như bây giờ. Một căn nhà kín đáo, có lối đi riêng là điều kiện thích hợp và tế nhị nhất cho việc tìm một đứa con”.

Giờ đây, khi mái đầu đã hai thứ tóc, ngồi nghĩ lại việc mình đã làm, chị không giấu niềm hạnh phúc khi được làm mẹ tới hai lần. Đứa con trai đầu của chị năm nay 25 tuổi, đang làm việc tại Hà Nội; cô con gái thứ hai đã học xong Cao đẳng Lâm nghiệp, mới xin được việc làm. Cuộc sống dù còn thiếu thốn về vật chất, nhiều lúc thấy cô đơn khi sớm tối chỉ một mình, nhưng nghĩ đã có hai đứa con ngoan, có hiếu với mẹ, chị thấy mãn nguyện lắm rồi.

Ở xã Lai Vu, có cô giáo từng gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật. Cũng với ngôi nhà có cánh cửa không cài then, bây giờ cô đã có được một đứa con năm nay đã 7 tuổi.

Một trường hợp khác, chị Hằng 28 tuổi, sinh ra trong gia đình khó khăn, thuở nhỏ không may gặp tai nạn, phải cắt cụt một chân. Lớn lên trên đôi nạng gỗ, mặc cảm tàn tật nên chị ít giao lưu bên ngoài. Cũng có người đàn ông tìm đến ngỏ lời, nhưng họ đến rồi lại đi.

Sau khi chị quyết định “có con mà không chồng”, khổ ải, buồn tủi từ đó cũng chấm dứt, chị sống lạc quan và tin yêu cuộc đời hơn. Chị đặt tên con trai mình là Phúc. Cũng như nhiều đứa trẻ  không có bố trong làng, Phúc mang họ mẹ.
 
Một góc xã Lai Vu. (Ảnh: TG)

Yên bình trong sự cưu mang của cộng đồng

Cho đến bây giờ ở Lai Vu, không ai lý giải được tại sao quê mình lại nhiều thiếu phụ ở vậy nuôi con đến thế. Có người ví Lai Vu là “ngôi làng - bến đợi”. Ở đây, người ta ít nói đến bố của những đứa trẻ, đúng ra là không mấy ai quan tâm. Thường những nơi có nhiều phụ nữ “không chồng mà có con” người ta hay bàn tán, xì xào, dị nghị, nhưng chị Bùi Thị Hiền – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lai Vu khẳng định ở đây không có chuyện đó. Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xã, chị Hiền cho biết những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình.

Nhiều năm qua, chính quyền xã rất quan tâm đến công tác an ninh trật tự để bảo vệ sự bình yên cho những hoàn cảnh như vậy. Chị Hiền nói: “Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ.

Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Cũng chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà “không cài then cửa” này’’.

Anh Lê Văn Vinh, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Lai Vu khi được hỏi về vấn đề này trên địa bàn mình quản lý cũng không ngần ngại, cho biết: Toàn địa bàn xã có ba thôn, mỗi thôn có khoảng 20 đến 30 trường hợp sinh con mà không có bố.

Tất cả những trẻ em sinh ra đều mang họ mẹ và trong giấy khai sinh phần khai của cha được để trống. Các em sinh ra đều được đối xử bình đẳng như những trẻ em khác. Không những thế, địa phương còn trợ cấp để các em học hành cho đến khi 18 tuổi. Em nào không học thì chỉ trợ cấp đến 16 tuổi.

Anh Vinh cũng có một người em gái chưa có chồng mà đã có một đứa con 5 tuổi. Anh nói: “Đi tìm nguyên nhân tại sao địa phương lại có nhiều chị em chỉ muốn sinh con mà không lấy chồng quả là khó. Hiện tượng này có từ lâu rồi. Chiến tranh chia lìa thì có thể hiểu được nguyên do, nhưng hoà bình rồi cuộc sống đi lên từng ngày sao vẫn có những chị em không chịu lấy chồng?!

Nếu như nói rằng, nguyên nhân là do chị em là những người thuộc diện gia đình khó khăn hoặc hình thức không được thì cũng không hẳn. Vì ngay cả giáo viên dạy ở trường xã cũng có trường hợp phải “xin con”. Điều đáng nói là những người phụ nữ ở trong những ngôi nhà “không cài then cửa” này không có chuyện sau khi sinh con rồi mới đi lấy chồng. Họ ở vậy, cố gắng nuôi con cái thành đạt, hạnh phúc”.

* (Tên của một số nhân vật đã được thay đổi)

Quang Thành - Vinh Tâm

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 14 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 20 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top