Những người bị giao nhầm từ khi mới lọt lòng
Ông Richard Beauvais và ông Eddy Ambrose đã sống hơn nửa cuộc đời của nhau sau khi bị hoán đổi lúc mới sinh, trường hợp thứ ba xảy ra ở bang Manitoba (Canada). Sau nhiều lần từ chối trách nhiệm, giờ các nhà chức trách đã quyết định đứng ra nhận sai lầm từ hơn 70 năm trước.
Trong gần bảy thập kỷ, hai người đàn ông Canada đã sống một cuộc đời đầy thăng trầm vốn dành cho người kia. Ông Richard Beauvais, 68 tuổi, tin rằng ông là người bản địa trong khi ông Eddy Ambrose, người có cùng ngày sinh, lại luôn nghĩ mình là người gốc Ukraine. Nhưng bốn năm trước, một loạt xét nghiệm ADN đã giúp họ phát hiện ra mình vô tình bị hoán đổi khi mới sinh.

Ông Eddy Ambrose (trái) và ông Richard Beauvais
Vào thứ Năm (21/3), ông Wab Kinew, thống đốc mới được bầu của Manitoba, đã chính thức xin lỗi ông Beauvais và ông Ambrose trong cơ quan lập pháp của bang, đảo ngược quyết định của chính phủ trước đó về việc từ chối trách nhiệm cho sự nhầm lẫn. Câu chuyện đau buồn, một trong những hậu quả của chính sách thuộc địa Canada, cũng nêu bật bản chất mong manh của danh tính và ý nghĩa phức tạp về gia đình.
“Bị tước đi nhận thức về bản thân và về cha mẹ bạn anh chị em của bạn là một trải nghiệm đau lòng”, ông Bill Gange, luật sư đại diện cho cả hai người đàn ông, cho biết.
“Lời xin lỗi này cũng dành cho những người không được lớn lên cùng với người anh hay chị mà lẽ ra họ phải có, dành cho những bậc cha mẹ không bao giờ biết mặt con mình. Tôi không hiểu, khi hai người biết điều này sẽ thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với họ, nhưng tôi hy vọng nó sẽ giúp họ phần nào”.

Ông Ambrose xem qua cuốn album có ảnh của mẹ ruột và dì, cả hai người ông đều không biết
Kể từ khi danh tính thực sự của họ được tiết lộ, hai người đàn ông đã lần theo dấu vết của sự cố định mệnh năm 1955 tại đơn vị điều dưỡng y tế Arborg, thời bấy giờ là một bệnh viện nông thôn mới mở ở miền Nam Manitoba, nơi nhân viên đã giao nhầm đứa bé cho các gia đình.
Ông Ambrose, cho dù có mẹ là người dân tộc Cree và bố là người Pháp, đã trải qua thời thơ ấu của mình ở Rembrandt, không hay biết rằng ông là người Métis (con lai giữa người châu Âu và người bản địa). Cha mẹ nuôi đã dạy ông những bài hát dân ca Ukraine. Họ qua đời khi ông còn nhỏ và trong những năm sau đó, ông được các thành viên khác trong gia đình chăm sóc cho đến khi ông được nhận nuôi bởi một gia đình mà ông vẫn rất yêu quý cho đến bây giờ.
Cách đó khoảng 95 km, ông Beauvais đã có cuộc sống hoàn toàn khác. Không biết về nguồn gốc Slav của mình, ông lớn lên trong một cộng đồng Métis ở bờ phía Đông Hồ Manitoba, học nói tiếng Pháp và tiếng Cree. Bố ông qua đời khi ông mới ba tuổi, mẹ ông phải vật lộn để nuôi ông và sáu đứa con khác.
Ông Beauvais nhớ lại việc phải tìm kiếm đồ ăn ở bãi rác cho các anh chị em. Khi theo học tại một trường nội trú, ông bị cấm nói tiếng Cree và tiếng Pháp. Vào khoảng năm tám - chín tuổi, ông đã trở thành một trong hàng nghìn nạn nhân của giai đoạn “Sixties Scoop”, trong đó chính phủ Canada tước đi hàng nghìn trẻ em bản địa khỏi gia đình và đưa các em vào trại mồ côi.
“Tôi đã chứng kiến những gì chính phủ làm với trẻ em bản địa, chỉ vì họ nghĩ tôi là người bản địa”, ông Beauvais nói với tờ Globe and Mail, tờ báo Canada đưa tin về câu chuyện đầu tiên. “Không có nhiều người da trắng đã nhìn thấy những gì tôi buộc phải thấy. Đó là một trải nghiệm tàn bạo”, ông nói.
Mặc dù vậy, cuối cùng ông cũng được nhận nuôi vào một ngôi nhà đầy tình yêu thương. Sau đó, ông Beauvais chuyển đến bang British Columbia để làm nghề đánh cá. Năm 2020, ông đi làm xét nghiệm ADN – một món quà Giáng sinh từ con gái ông – để tìm hiểu thêm về di sản Pháp của bố mình. Thay vào đó, kết quả lại cho thấy tổ tiên ông đến từ Ukraine và Ba Lan.
Ông Beauvais, người điều hành đội đánh cá bản địa duy nhất trong khu vực, đã cất kết quả xét nghiệm sâu vào trong ngăn kéo. Nhưng trong những tháng tiếp theo, những cuộc kiểm tra khác xuất hiện khắp đất nước rốt cuộc đã xác định rằng hai người đàn ông này đã bị hoán đổi lúc mới sinh và sống cuộc đời của một người khác.
Đây là sự cố thứ ba được biết đến ở bang Manitoba. Ông Gange cũng đã làm luật sư đại diện cho hai nhóm người khác từ các cộng đồng bản địa phía Bắc, những người cũng đã bị hoán đổi tại bệnh viện nhà nước Bản địa Na Uy vào năm 1975.
Ông Gange đã nêu trường hợp của ông Ambrose và ông Beauvais lên Bộ trưởng Y tế Manitoba vào tháng 4/2022, nhưng họ từ chối bình luận. Chỉ cho đến khi tờ Globe and Mail chuẩn bị tiết lộ câu chuyện vào tháng 2/2023, chính phủ mới thừa nhận sự nhầm lẫn, nhưng vẫn phủ nhận mọi trách nhiệm.
Kể từ hai người đàn ông biết về danh tính mới của mình, gia đình của họ đã được mở rộng. Con gái lớn của ông Beauvais ngày càng thân thiết với chị gái ruột của bố mình. Ông Ambrose và con gái của ông kể từ đó đã trở thành thành viên của Liên đoàn Manitoba Métis, khởi đầu cho một hành trình dài nhằm kết nối lại với một nền văn hóa và gia đình mà ông chưa từng biết đến. “Tôi sẽ luôn yêu thương gia đình nuôi của mình, nhưng tôi cảm thấy đây là nơi tôi thuộc về”, ông nói.
Ông Gange đang họp với các quan chức bang trong tuần này để cố gắng đạt được một thỏa thuận giải quyết. Ông nghi ngờ vẫn còn nhiều trường hợp như thế này trong nước và chúng sẽ tiếp tục được tiết lộ khi xét nghiệm ADN tại nhà ngày càng phổ biến.

Chạy mô phỏng tới 400.000 lần, các nhà khoa học đã phát hiện “ngày tàn” của trái đất như thế nào?
Tiêu điểm - 5 giờ trướcĐó không phải viễn cảnh trái đất biến mất khỏi hệ mặt trời mà là hành tinh xanh sẽ trở thành quả “cầu chết” khi các dạng sống mà chúng ta vốn rất quen thuộc không còn nữa vì thiếu oxy.

Lớn nhất, rộng nhất, cao nhất: Trung Quốc khiến thế giới giật mình vì xây thần tốc hàng loạt công trình khổng lồ ‘lơ lửng trên mây’
Tiêu điểm - 17 giờ trướcChỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đang định hình lại bản đồ hạ tầng thế giới.

Kỳ tích: Chàng trai bại não bị cha ruồng bỏ, tốt nghiệp thạc sĩ Harvard nhờ tình yêu của mẹ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Mắc chứng bại não và bị cha ruồng bỏ, nhưng Đinh Trịnh vẫn vươn lên vươn lên giành được bằng thạc sĩ tại Đại học Harvard nhờ tình yêu và sự kiên cường không gì lay chuyển của người mẹ.

Thảm hoạ hàng không khiến gần 300 người chết: Đã tìm thấy hộp đen, không khí hỗn loạn vẫn bao trùm
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHiện công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn đang được tiến hành nhanh chóng. Mặc dù vậy, quá trình xác nhận danh tính các thi thể gặp nhiều khó khăn.

Bức ảnh gia đình 5 người đầy ám ảnh trên chuyến bay Air India định mệnh: "Khời đầu mới" của 1 tiến sĩ, 1 bác sĩ và 3 đứa con thơ đã thành tro tàn
Tiêu điểm - 2 ngày trướcChỉ vài phút trước khi thảm kịch xảy ra, hai bác sĩ cùng ba con nhỏ đã chụp bức cuối cùng trên chuyến bay định mệnh của Air India, bức hình được cho là đánh dấu “sự khởi đầu mới” trong cuộc đời họ.

Vụ rơi máy bay chở 242 người ở Ấn Độ: Ghế 11A mà hành khách sống sót kỳ diệu ngồi ở vị trí nào?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Một hành khách ngồi ở số ghế 11A đã sống sót một cách kỳ diệu sau thảm họa hàng không của Air India – vụ tai nạn được cho là đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người tại Ấn Độ.

Lần theo tiếng động trên đám rêu ẩm ướt, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 40 năm
Tiêu điểm - 2 ngày trướcĐó là loài vật nào?

500.000 vệt lạ trên Sao Hỏa: Cơ hội nào cho sinh vật sống?
Tiêu điểm - 3 ngày trướcNhững vệt sáng và tối bí ẩn trên các sườn dốc Sao Hỏa từ lâu đã gây nhiều hoài nghi và hy vọng, liên quan đến khả năng sự sống tồn tại.

Khoảnh khắc máy bay Ấn Độ nổ tung khi vừa cất cánh
Tiêu điểm - 3 ngày trướcChuyến bay AI171 của hãng hàng không Ấn Độ Air India chỉ kịp phát tín hiệu cầu cứu rồi mất liên lạc hoàn toàn, theo cơ quan hàng không Ấn Độ.

Rơi máy bay Ấn Độ chở 242 người: Khói đen dày đặc tại hiện trường
Tiêu điểm - 3 ngày trướcMột máy bay chở khách của hãng hàng không Air India, chở theo 242 người đã bị rơi tại sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel của Ấn Độ ngay sau khi cất cánh hôm nay (12/6).