Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người đánh đu cùng "thần chết"

Thứ sáu, 10:58 03/05/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Không có cơ hội để “rút kinh nghiệm lần 2”. Không có cơ may để thử nghiệm những việc không chắc chắn 100%.

Những người đánh đu cùng "thần chết" 1

Cán bộ Trung tâm Bom mìn 20 đang rà phá bom mìn.

Một người làm nghề, cả gia đình, thậm chí là cả dòng họ nín thở lo lắng. Đó là những gì mà người ta được biết về một cái nghề rất đặc biệt: Nghề rà phá bom mìn.

Sơ sẩy là mất mạng

Chiến tranh đã lùi xa, sau 38 năm hòa bình, độc lập, trên dải đất hình chữ S này, bom mìn còn sót lại đã làm hơn 40.000 người tử vong và hơn 60.000 người bị thương. Hơn ai hết, Thiếu tá Võ Văn Ba - Giám đốc Trung tâm Bom mìn 20, Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng) và những đồng nghiệp hiểu rõ được nỗi đau mà chiến tranh để lại.

Nói về cái nghề thường xuyên đối mặt với tử thần, Thiếu tá Ba bảo nó đến với anh như một cơ duyên. Tốt nghiệp trường Công binh, chàng trai trẻ Võ Văn Ba được điều về Kho Công binh QK4 công tác. Rồi anh được tín nhiệm làm đội trưởng chỉ huy rà phá bom mìn nhiều địa bàn. Anh Ba kể: “Lúc đầu nghe cũng sợ nhưng rồi nghĩ sẽ không sợ nếu mình có đủ kiến thức về nó. Đặc biệt đây cũng là nghề mình được học hành và vô cùng có ý nghĩa đối với cuộc sống của đồng bào mình”. Bao nhiêu năm trong nghề, cho đến bây giờ Thiếu tá Ba không thể thống kê được số bom mà Trung tâm Bom mìn 20 đã phát hiện và hóa giải được. Chỉ riêng năm 2012, Trung tâm của anh đã rà được 4 quả bom phá loại khủng từ 250 Pound đến 500 Pound (đơn vị đo lường của Anh); 2 quả tên lửa ở Nghệ An; hơn 100 quả bom, đạn ở Quảng Trị và rất nhiều bom mìn ở các địa phương khác nữa.

Còn Thái Minh Tuấn - Đội trưởng đội 22 và Thái Khắc Dũng - Đội trưởng đội 20 đến với nghề rà phá bom mìn bởi một lý do đơn giản, vì người bác của mình, do bom đạn quân thù mà phải sống trong tình trạng thương tật cả phần đời còn lại. Họ không muốn thêm bất kỳ ai phải chịu đau thương đó nữa.

Vào nghề chưa đầy 10 năm, nhưng Tuấn và Dũng đã đi khắp mọi miền đất nước để dò tìm bom đạn. Tuấn bảo: “Khắp đất nước ta còn nhiều bom mìn nằm lại trong lòng đất nhưng nhiều nhất vẫn là khu vực miền Trung. Đặc biệt ở phía Tây Nghệ An và Quảng Trị”. Tuấn tâm sự rằng, khi bắt gặp nhiều trường hợp người dân giữa thời bình bị mù mắt, cụt tay, cụt chân vì bom mìn sót lại, anh càng muốn gắn bó với cái nghề nguy hiểm này hơn.

Cái nghề này, theo như anh em nói vui là không có chỗ cho việc “rút kinh nghiệm”. Có những người cầm súng xuyên suốt cả cuộc trường chinh, không dính hòn tên mũi đạn nào, hòa bình lại bị chính tàn dư của chiến tranh hành hạ. Cựu binh Nguyễn Hải Hoàng (ở thôn 6B, xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) là một trường hợp như vậy. Trong một lần dò mìn, ông đã không may bị lấy đi chân trái. Gặp chúng tôi, người cựu binh ngậm ngùi: “Chỉ một giây mất tập trung thành ra thương tật như thế này. Chỉ tiếc mình bị thương rồi, nếu còn lành lặn tôi còn tiếp tục đi rà phá. Đồng bào ta còn rất nhiều người bị bom mìn của đế quốc hành hạ”.
 
Những người đánh đu cùng "thần chết" 2

Thiếu tá Võ Văn Ba (trái) cùng đồng nghiệp bàn cách hóa giải quả bom phá. Ảnh: QT.

Không sợ vất, chỉ sợ sơ suất

“Bị rắn độc, sên vắt, bọ cạp… cắn là chuyện thường. Có những nơi giáp biên giới phải đi bộ trèo đèo lội suối ba bốn chục cây số mới đến chỗ làm. Ăn uống, sinh hoạt cực kỳ thiếu thốn, khổ cực, thông tin liên lạc bị chia cắt. Quá trình thực hiện thì phải một mình đối mặt với bom đạn, vật nổ. Đặc biệt có những loại bom đạn đã ở tư thế sẵn sàng nổ, rồi có những loại bom, đạn hoá học khi đưa lên khỏi mặt đất tiếp xúc với không khí thì bốc cháy-nổ”.

Thiếu tá Võ Văn Ba (Giám đốc Trung tâm bom mìn 20)

Theo chân những người rà phá bom mìn để mở tuyến đường mới vào bản của xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) chúng tôi biết thêm nhiều gian khổ của cái nghề nguy hiểm này.

Để đến được với Hướng Phùng, cả đoàn công tác phải trèo đèo lội suối băng qua không biết bao cánh rừng giữa đại ngàn Trường Sơn. Đi bộ 32 km mới đến điểm đầu của tuyến đường, giữa thâm sơn cùng cốc, đoàn rà phá phải nhờ dân bản dẫn đường vừa đi vừa phát tuyến. Ba người đi trước thay nhau phạt cây mở lối cho bộ phận đi sau gồng gánh, khuân vác máy móc, đồ đoàn. Họ vừa đi vừa chui, dừng chân ở đâu thì nấu ăn, mắc võng ngủ đến đấy.

Đêm xuống, rừng rậm tối đen mịt mùng, chỉ có đèn pin chiếu le lói. Đâu đó tiếng thú kêu, nhiều anh em không dám ngủ riêng mà phải mắc màn ngủ chung. Những ngày làm việc giáp biên giới với nước bạn Lào, trời hết mưa lại nắng thất thường, sên vắt đeo chân hút máu. Anh Ba tếu táo: “Có lẽ mỗi người phải mất mấy cc máu mỗi ngày vì vắt cắn”. 

Hướng Phùng còn hoang sơ lắm, có cảm giác như sau chiến tranh chưa có một bàn chân người bước tới. Bom và đạn thì nhiều vô kể. Có nhiều quả còn nằm trồi lên mặt đất, anh em phải mất rất nhiều thời gian mới thu dọn hết. Khi thi công gần đến điểm cuối mới lác đác dân bản ở. Hầu hết họ là người Vân Kiều... Anh Ba động viên: “Vất vả như thế này là chuyện thường. Làm việc không để lại sai sót nào là tốt rồi”.

Những người ở Trung tâm Bom mìn 20 chẳng mấy ai có được dăm ngày trong tháng ở nhà với vợ con. Phần lớn thời gian họ lặn lội ở nơi rừng thiêng nước độc. Một chút sơ sẩy chủ quan hay làm sai quy trình kỹ thuật, vi phạm quy tắc an toàn là có thể thiệt mạng hay thương tật suốt đời. Bởi thế mà anh em vẫn nhắc nhở nhau: “Không được phép mắc sai lầm bởi không có cơ hội rút kinh nghiệm lần thứ hai”.

Tôi hỏi Thái Khắc Dũng: “Nguy hiểm thế này vợ vẫn cho đi à?”. Dũng cười: “Cô ấy lo lắm chứ nhưng nghề mình đã chọn nên rất tôn trọng. Với lại đây là việc thiết thực với đồng bào ta mà”. Có lẽ, đó là động lực lớn nhất để những người thường xuyên đối mặt với tử thần này trụ lại được với nghề.
 
Quang Thành
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top