Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những pho dị tượng có một không hai

Chủ nhật, 13:35 26/02/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Để có được những pho tượng trong thế tấn và mặt mày gồ ghề, gớm giếc, kỳ dị... các nghệ nhân xưa đã phải rất cầu kỳ và thận trọng khi tạo tác.

Nhắc đến Huyền Thiên Trấn Vũ người ta thường nghĩ đến đền Quán Thánh (phố Quán Thánh - Hà Nội) nơi có pho tượng đồng đen hết sức quý giá. Tuy nhiên, ít ai biết được, cách Hà Nội không xa cũng có một ngôi đền mang tên Trấn Vũ có một bức tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ mang những giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo. Ngoài ra, đền Trấn Vũ  này còn có một hệ thống tượng đá và tượng đất sét rất lạ kỳ.
 

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ mang nhiều giá trị mỹ thuật độc đáo, được đúc bằng đồng trong 14 năm mới xong. Ảnh: K.T

 
Thánh "hóa" thành Phật

Trong tâm thức của nhiều người dân Việt, nhất là ở vùng miền Bắc, Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần tối cao, có sức mạnh trừ tà sát quỷ, đẩy lùi quân giặc và giữ bình yên cho muôn dân. Chính vì thế, vị thần này được thờ rất nhiều nơi ở Hà Nội như: đền Quán Thánh (Ba Đình), Huyền Thiên Đại Quán (Thụy Lâm - Đông Anh), Huyền Thiên Cổ Quán (Đồng Xuân), đền Trấn Vũ (Thạch Bàn - Long Biên)... Trong đó, chỉ duy nhất hai đền Quán Thánh và đền Trấn Vũ là có đúc tượng đồng nguyên khối để thờ.

Đền Trấn Vũ còn có tên gọi là đền Cự Linh, tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thôn Ngọc Trì (tên Nôm là xóm Đìa) nay thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Chuyện cũ kể rằng, vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) trên đường đem quân Nam chinh, có nghỉ lại Ngọc Trì. Đêm ấy, thánh Trấn Vũ báo mộng phù trợ cho nhà vua đánh thắng giặc. Sau khi chiến thắng, vua cho lập đền và tạc tượng thờ, gọi là "Hiển linh Trấn Vũ quán".

Sự tích Huyền Thiên Trấn Vũ thờ tại đền được bia đá năm Mậu Thìn (1928) kể lại rằng: "Huyền Thiên thượng đế vốn là một hóa thân của Ngọc Hoàng thượng đế giáng trần, tu theo đạo Phật và đắc đạo. Ngọc Hoàng thượng đế ra chiếu phong cho Ngài làm Vạn giáo pháp chủ, cai quản Tả ban huyền cai đại tướng, Hữu ban quan thánh đế quân cùng 36 viên thiên tướng tùy tùng giúp việc, lại còn được phong hiệu là Huyền Thiên Thượng Đế Đãng Ma Thiên Tôn Vô Lượng Thọ Phật (Vô Lượng Thọ Phật là danh xưng của đức Phật A Di Đà). Ngọc Hoàng còn ban cho Kim ấn "Vương hư sư tướng", một thanh Thần kiếm "Tam thai Thinh tinh", 500 viên linh đan. Ngọc Hoàng thượng đế ra sắc chỉ phái Ngài xuống trần để thu trừ yêu quái các sơn thủy động.

Lần thứ nhất giáng trần, Ngài thụ giới vào nhà họ lu được đặt tên là Trường Sinh, lên ba tuổi Tam Thanh Thất Bảo Như Lai đưa đến núi Bồng Lai tu hành.

Lần thứ hai, Ngài giáng sinh vào quốc vương nước Ca Đồ. Hoàng hậu đặt tên là Huyền Minh, lên 10 tuổi vào núi Bồng Lai tu hành.

Lần thứ ba, Ngài giáng sinh vào nước Tây Vực. Hoàng hậu lấy tên là Huyền Hoảng, 30 tuổi vào núi tu hành được 3 năm. Sau khi tu hành xong, Ngọc Hoàng thượng đế phong cho là "Kim Quyết Đãng Ma Thiên Tôn", mặc áo long bào đen, nhận "Tam thai diệu kiếm" xuống trần thu trừ 33 động yêu quái. Thiên Tôn tuy đã thành Phật nhưng chưa được chính đẳng, chính giác toàn vẹn, thiên tướng không nghe theo, yêu tinh cũng chưa phục. Ngài tâu với Ngọc Hoàng xin một lần nữa giáng sinh vào nước Tĩnh Lạc.
 
Lần thứ tư, Ngài giáng sinh vào vương quốc Tĩnh Lạc. Hoàng hậu đặt tên là Hoàng Nguyên, năm 14 tuổi vào núi Vũ Đương tu hành, 42 tuổi đắc đạo...".
Từ thời Thục Phán An Dương Vương đến nay, các triều đại đều phong sắc cho Huyền Thiên Trấn Vũ là Thượng đẳng thần, cấp đất đai hương hỏa ở nhiều nơi để phụng thờ. Riêng đền Trấn Vũ, thời vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu chỉ tạc tượng gỗ để thờ nhưng chỉ được 292 năm. Đến thời vua Lê Hiển Tông (hiệu Cảnh Hưng) năm Đinh Mão tức năm thứ 8 (1747), tượng gỗ bị nứt hỏng nên triều đình ra chiếu cho quan viên cùng sắc mục trong thôn Ngọc Trì đúc tượng đồng. Đến đời vua Khải Định thứ nhất năm Bính Thìn (1916), Tiên Chỉ bản thôn là Nguyễn Chinh Cán phụng mệnh cùng Hào mục thuê thợ trau chuốt lại tượng và sơn đen để thành bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ mình vàng áo đen, đặt thờ tại vị trí trung tâm trong hậu cung của đền.
 
Bảng giới thiệu các vị thánh được thờ trong hậu cung.
 

Ông Mai Hồng Binh - Trưởng ban quản lý đền Trấn Vũ trước cổng đền.


Pho tượng đồng đúc trong 14 năm
 

Cùng với hệ thống tượng độc đáo, đền Trấn Vũ còn lưu giữ được 6 bức hoành phi, 8 câu đối, 5 ngai thờ gỗ, 25 sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn... Với những giá trị văn hóa và mỹ thuật độc đáo, đền Trấn Vũ đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Hàng năm, vào ngày 3/3 và 9/9 âm lịch (là ngày sinh và ngày hóa của thánh Trấn Vũ) đền đều tổ chức lễ hội.

Qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền Trấn Vũ mang kiến trúc chữ "Tam", gồm tiền tế, trung đường và hậu cung. Trong đền hiện còn nhiều di vật cổ như bốn pho tượng đá có niên đại thời Lê Trung hưng, hai bia đá thời Nguyễn và đặc biệt là pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.

Tượng được đúc trong tư thế ngồi trên một bệ gạch cao 1m, rộng 1,7m, dài 2,9 mét. Riêng tượng cao 3,8m, nặng khoảng 4 tấn. Đầu để trần, mặt tròn, mắt mở to, nhìn thẳng, mày rậm, mũi to, cằm tròn, miệng khép, môi dày, có ria mép, tai to... Thân tượng nở nang, cân đối, có dáng võ tướng, áo nhiều nếp, để hở phần ngực, diềm áo có trang trí nhiều hoa văn khá cầu kỳ. Tay trái bắt ấn co ngang rồi khép trước ngực, tay phải tỳ lên đốc kiếm, mũi kiếm chúc xuống chồng lên mai rùa. Rùa chỉ có nửa thân trước, đầu ngẩng lên, hai chân sải rộng như đang bò. Rắn uốn mình quanh lưỡi kiếm, đầu chúc xuống như bổ vào đầu rùa. Từ đầu gối xuống là mép xiêm áo phủ dày, đây là chỗ có nhiều hoa văn, dạng mây lá cách điệu. Đầu gối tượng có họa tiết hoa sen cách điệu thành hình mặt hổ phù, cánh bắp tay có nhiều hoa văn tổ ong nổi, diềm áo cạnh đó có chạm hoa lá thiêng rồi long mã. Bàn chân khá lớn, dài, để trần, không đi hài.

Pho tượng Trấn Vũ được làm trong 14 năm, tấm bia "Trấn Vũ điện bi ký" dựng năm 1820 ghi: "Năm Đinh Sửu Cảnh Hưng (1757) đúc tượng đồng. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng thần lại muốn to lớn hơn nên tiết đông chí năm Mậu Thân 1788) đúc lại tượng... đến tháng Tám năm Nhâm Tuất (1802) thì hoàn thành". Như vậy, xét về niên đại tượng được đúc trong triều đại Tây Sơn (1788-1801), có lẽ tính từ khi có ý định đúc tượng rồi quyên góp, mua vật liệu, làm khuôn, chưa dám đúc ngay vì có thời gian nhà Tây Sơn dẹp bỏ các đền, chùa và thu chuông đồng để đúc vũ khí... Chỉ đến khi nhà Tây Sơn bỏ chính sách này, thì việc đúc tượng mới được tiếp tục tiến hành. Đây được xem là pho tượng Trấn Vũ lớn thứ hai hiện có ở Hà Nội và cũng là một tác phẩm tuyệt mỹ của nghề đúc đồng liền khối cổ truyền, trên tượng không thấy có vết gờ nối hoặc vết hàn bịt.

GS Trần Lâm Biền nhận định: "Về nghệ thuật tạc, có thể thấy pho tượng gần như đồng dạng với tượng ở đền Quán Thánh, phần nào đó cũng tương đồng về bố cục với những tượng chùa Huyền Thiên (tuy nhiên, mặt tượng Cự Linh có nét hiền hơn). Tất cả hội lại để nhấn sâu về một nội lực thánh thiện tiềm ẩn, khiến tín đồ tự tâm tin tưởng. Nhìn chung đây là một pho tượng đẹp".

Cũng theo GS Trần Lâm Biền thì qua những dấu tích nghệ thuật trên pho tượng, nhiều khả năng tượng được đúc từ cuối thời nhà Nguyễn, khoảng thế kỷ XIX. Bởi cho đến nay chưa hề phát hiện  pho tượng thời Lê Trung Hưng nào được đúc theo lối kiến trúc, nghệ thuật như vậy. Chẳng hạn, như đường lượn sóng ở nếp áo theo hình hoa văn sen lượn qua lượn lại rất mạnh, lối nghệ thuật này chỉ phổ biến vào cuối thời nhà Nguyễn chứ không có ở thời Lê Trung Hưng. Ngay cả tạo hình cắm râu bằng kẽm vào tượng cũng xuất hiện rất muộn.
 
Những pho tượng "Thập nhị sứ quân" mang hình dáng hết sực dị thường, lạ lẫm.
 

4 pho tượng "Tứ vị linh quan" được đặt ở hai cửa ra vào của hậu cung và trung đường của đền.


Những bức dị tượng có một không hai
 

Ngoài pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ hết sức quý giá thì đền Trấn Vũ còn có một hệ thống tượng đá và đất sét cực kỳ đặc biệt. Bốn pho tượng đá đặt trong nội cung được người dân ở đây gọi là "Tứ vị lực sỹ". Bốn tượng này, mỗi tượng cao khoảng 1,1m, bằng đá nguyên khối.

Ngoài pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ hết sức quý giá thì đền Trấn Vũ còn có một hệ thống tượng đá và đất sét cực kỳ đặc biệt. Bốn pho tượng đá đặt trong nội cung được người dân ở đây gọi là "Tứ vị lực sỹ". Bốn tượng này, mỗi tượng cao khoảng 1,1m, bằng đá nguyên khối. Tượng tạc các vị lực sỹ đứng nghiêm trang, hai tay giữ lấy thanh kiếm ở phía trước ngực, mặt nhìn thẳng. Tượng nguyên thủy không hề sơn vẽ nhưng nay được dân làng quét lên một lớp sơn dày.

Theo ông Mai Hồng Binh - Trưởng tiểu ban quản lý đền Trấn Vũ: "Ngày xưa quân lính ra chiến trường cũng mặc đồng phục vua ban chứ không thể không mặc quần áo. Vì vậy, quét sơn lên nghĩa là mặc cho các quan một bộ quần áo đồng phục thống nhất để các quan xông trận cho khí thế. Trong bài khấn vào ngày hội hàng năm bây giờ cách gọi bốn vị này cũng đã thay đổi. Trước gọi là "Tứ vị lực sỹ" giờ đã thay bằng "Tứ vị linh quan", có trách nhiệm trông coi và quản lý trong ngoài cửa đền hay còn gọi là thượng điện và hạ điện".

Hai bên sườn của hậu cung còn có hàng tượng "Thập nhị sứ quân" (gồm 12 pho tượng nhưng nay chỉ còn lại 10 pho, được bài trí đồng đều ở hai bên cánh tả hữu) đắp bằng đất sét nhuyễn trộn với rơm, cao xấp xỉ người thật đều mặc áo thụng. Theo giải thích của nhà đền thì "Thập nhị sứ quân"có nhiệm vụ hầu cận và bảo vệ thân mẫu và thân phụ của thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Nhưng một điều đặc biệt là tất cả các pho tượng này đều có khuôn mặt rất kỳ dị, gớm giếc, có thể khiến người xem hoảng sợ. Có vị có 3 đầu hoặc 3 đầu 8 tay, có vị mặt ếch thân người, có vị mồm nhọn như mỏ chim, có vị cằm chẻ làm đôi...

"Các ngài ở đây đều là con nhà trời được sai xuống trần gian để giúp dân, giúp nước. Khi hòa bình thì lại làm quân tháp tùng và bảo vệ hai vị thân sinh của thánh. Vị có nhiều khuôn mặt và nhiều đầu là vị có công dẹp trừ yêu quái nhiều nhất. Vị này sau mỗi lần bị yêu quái chặt đầu lại mọc ra đầu khác. Tất cả 10 pho tượng này đều được giữ gìn nguyên vẹn từ thời có đền cho đến bây giờ. Bao nhiêu năm qua, dù trải qua không ít trận lũ lụt nhưng tượng vẫn giữ nguyên hình dáng, chưa hề bị sứt mẻ chút nào" - ông Mai Hồng Binh giải thích.
Còn theo GS Trần Lâm Biền thì xét về hình thức, 10 pho tượng này đều đậm chất nghệ thuật dân gian, sản phẩm của tạo hình vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tất cả đều như muốn nhấn đậm sức mạnh thiên thần tiềm ẩn nào đó. Để có được những pho tượng trong thế tấn và mặt mày gồ ghề, gớm giếc, kỳ dị... các nghệ nhân xưa đã phải rất cầu kỳ và thận trọng khi tạo tác.

"Nhìn chung, yếu tố đạo giáo với tư duy liên tưởng mang nhiều đặc tính "phù thủy" đã gợi cho khách hành hương được tiếp cận với một số sản phẩm không bài bản, khiến họ vô cùng thích thú (nhất là với khách du lịch nước ngoài)" - GS Biền nhìn nhận.
 
Khánh Toàn
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 2 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 2 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 3 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 4 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 5 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top