Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu vào năm 2015

Thứ tư, 16:27 28/11/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MTPTTNK) liên quan đến sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu vào năm 2015 1

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Ảnh: H.Quang.

Tuy nhiên, việc giảm tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, chúng ta vẫn còn một chặng đường tiếp theo đòi hỏi nhiều nỗ lực để hoàn thành nốt các mục tiêu đề ra.

Tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh còn cao

Tại hội nghị quốc gia đánh giá tiến trình thực hiện các MTPTTNK liên quan đến y tế được tổ chức ngày 26/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm và chú trọng  phân bổ nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội và nâng cao sức khỏe. Với sự nỗ lực và đầu tư, trải qua hơn 2/3 chặng đường (từ năm 2000 – 2015), Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, hướng tới đạt được các MTPTTNK liên quan đến y tế.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự khác biệt và không công bằng giữa các vùng, miền và các nhóm dân số. Hơn một nửa các nhóm dân tộc ít người của Việt Nam vẫn sống dưới mức nghèo. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn cao ở mức 32% trên cả nước. Tỷ suất chết mẹ ở 62 huyện nghèo nhất cao gấp 5 lần tỷ suất trung bình của quốc gia. Tỷ suất chết trẻ em ở một số tỉnh cao gấp từ 5 - 6 lần so với một số tỉnh, thành phát triển hơn. Nhu cầu về các phương tiện tránh thai chưa được đáp ứng vẫn còn cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên chưa kết hôn. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn là mối quan ngại đối với Việt Nam.

Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu về giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong nói chung song tình trạng chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ giữa các khu vực kinh tế lại đang tăng lên đáng kể. Ví dụ, tỷ suất tử vong ở trẻ em đối với các dân tộc ít người  từ năm 2006 - 2011 đã tăng lên và vẫn cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ đó của dân tộc Kinh. Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ đối với trẻ em nằm trong số 20% dân số nghèo nhất cả nước, thấp hơn 22% so với trẻ em nằm trong 20% dân số giàu nhất.

Việt Nam hiện vẫn xảy ra tình trạng chênh lệch về tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi giữa các vùng miền và giữa các nhóm khác nhau ở Việt Nam. Tỷ lệ tử vong ở các khu vực nông thôn, miền núi cao gấp 2 đến 2,5 lần ở các khu vực nông thôn đồng bằng và thành thị.

Bà Pratibha Mehta cho biết thêm, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 1 tháng tuổi vẫn tăng, chiếm gần 70% các ca tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và 52% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính gồm các yếu tố về địa lý, trình độ học vấn của mẹ và phong tục tập quán ở vùng sâu, vùng xa thường cản trở các bà mẹ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tiến tới bình đẳng trong chăm sóc y tế
 

“Thay mặt Bộ Y tế, tôi trân trọng cảm ơn các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức UNFPA, UNICEF,WHO, UNAIDS đã hỗ trợ Bộ Y tế trong suốt thời gian qua. Cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ của các bộ, ngành đối với các hoạt động của Bộ Y tế. Chúng tôi hy vọng các đối tác phát triển, các bộ, ngành và các địa phương sẽ cùng Bộ Y tế vượt qua những thách thức kể trên để đạt được MTTNK đến năm 2015, cùng hướng tới nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển trong giai đoạn tiếp theo; đặc biệt hướng tới những người dân nghèo, người dân tộc  ít người, vùng sâu, vùng xa”.

PGS.TS Nguyễn Viết Tiến Thứ trưởng Bộ Y tế

Ðể tiếp tục thực hiện và đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015, các chuyên gia khuyến cáo cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách; tăng cường sự phối hợp liên ngành; phát huy vai trò của các cấp chính quyền; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế..., nhất là chú trọng đến việc thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ y tế giữa các vùng, miền.

Các chuyên gia cho rằng để đạt được MTPTTNK vào năm 2015, cần phải có nhiều hành động và nỗ lực phối hợp hơn nữa giúp xây dựng các hoạt động can thiệp cụ thể cho mỗi khu vực và nhóm dân số dễ bị tổn thương. Theo ông Howard Friedman, chuyên gia của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) để nhằm đạt được các MTTNK liên quan đến y tế cần quan tâm tăng cường đầu tư nguồn lực. Trong đó, ông nhấn mạnh việc ưu tiên phân bổ ngân sách cho các MTTNK về y tế vô cùng quan trọng.

Còn bà Pratibha Mehta đưa ra khuyến nghị: Tiếp cận phổ cập gói dịch vụ thiết yếu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em có lồng ghép can thiệp dinh dưỡng nên tập trung đặc biệt vào người nghèo, người dân tộc ít người và các nhóm dân số dễ tổn thương. “Việt Nam cần phải xóa bỏ rào cản về mặt địa lý và tài chính bằng việc nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cộng đồng để có thể cung cấp chăm sóc y tế cơ bản, phát triển hệ thống bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người và các sáng kiến hỗ trợ tài chính khác”, bà Pratibha Mehta đề xuất.

Để đạt được MTPTTNK, trong đó đặc biệt là mục tiêu giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ xuống còn 58,3/100.000 trẻ đẻ sống, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng chúng ta cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Một số chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực dinh dưỡng, tử vong mẹ, điều trị HIV, lao, nước sạch và vệ sinh môi trường chưa đạt được hoàn toàn. Thứ trưởng nhấn mạnh, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ban, ngành đoàn thể, các tổ chức phát triển, khối tư nhân và các tổ chức xã hội cần phải tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đảm bảo thành tựu và tính bền vững của hệ thống y tế ở Việt Nam.
 
Hà Anh
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Top