Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm người bệnh cuối năm

Thứ sáu, 10:23 16/01/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trong khi nhiều gia đình hối hả chuẩn bị đón Tết, không ít cảnh đời ngậm ngùi vì bệnh tật, khó khăn... Trong họ, ngoài sự cố gắng của bản thân và gia đình, cần lắm những tấm lòng nhân ái từ phía cộng đồng.

“Bố đừng khóc nhé”
 

Theo Ths. Bạch Quốc Khánh - Phó Viện trưởng Viện Huyết học -Truyền máu TW, lãnh đạo bệnh viện cố gắng không để bệnh nhân ăn Tết trong bệnh viện, những bệnh nhân ở lại bệnh viện là những bệnh nhân mới phát hiện bệnh, không thể trì hoãn được việc truyền hóa chất.

Một chiều cuối năm Mậu Tý, Khoa máu ác tính, Viện Huyết học Truyền máu TW đông hơn thường lệ. Anh Đỗ Đức Nhuận, 34 tuổi, quê ở Đại Hoá, Tân Yên, Bắc Giang, phát hiện bệnh từ giữa năm 2008 và được chuyển vào Viện Huyết học Truyền máu TW để điều trị. Đợt truyền hóa chất này là đợt thứ 8, mỗi đợt truyền từ 10 ngày tới nửa tháng.  
 
Vợ chồng anh Nhuận, chị Thắm có 2 con, một cháu 9 tuổi, một cháu 3 tuổi rưỡi.Đợt nàovào viện, ngày nào anh chị cũng gọi điện về nhà ông bà nội để nghe tiếng con bi bô. Cháu mới 3 tuổi rưỡi nhưng tình cảm lắm, gọi điện về cháu rất hay nhắc: nếu bị bác sĩ tiêm thì bố đừng khóc nhé.
 
Các đợt truyền hoá chất trước, đến ngày hẹn nhưng cứ nấn ná 1- 2 hôm vì muốn ở nhà với các con. Nhưng đợt này, trước ngày hẹn mấy hôm, anh chị đã “khăn gói quả mướp” vào viện truyền hoá chất để kịp về nhà trước Tết. Anh Nhuận bảo: “Vợ chồng tôi vào viện từ thứ 6 tuần trước, theo lịch thì chúng tôi sẽ xong đợt truyền này trước Tết. Cũng may là chúng tôi được ăn Tết ở nhà. Ngày thường khi bố mẹ vào viện, đành phải gửi con nhờ ông bà nội, nhưng vào dịp Tết mà không được ở gần các con thì tội cho chúng nó lắm”.

Vợ chồng anh Nhuận, chị Thắm đã “khăn gói quả mướp” vào viện truyền hoá chất để kịp về nhà trước Tết.

 
 
Khác với anh Nhuận, Lê Thành P, ở phường Lê Lợi, thị xã Hưng Yên mới điều trị đợt đầu tiên. Sinh năm 1976, P chưa lập gia đình, lại giấu người yêu về căn bệnh nan y, nên bố mẹ và anh chị em trong nhà thay phiên nhau vào viện chăm sóc “cậu út”. Xác định Tết này ăn Tết trong bệnh viện, nên P đã mua một bộ cờ tướng và tìm bạn để chơi. Nhưng người bạn cờ cùng phòng rồi cũng ra viện trước Tết. P bảo: lời chúc đầu tiên trong năm mới sẽ là lời chúc sức khoẻ, bởi vì đối với con người, sức khoẻ là vốn quý và sự sống, chính là món quà mà ngày đêm những người bệnh như P đang phải chiến đấu để giành giật.
 
Những chuyện buồn

Bác sỹ Tạ Thị Thu Hòa, Phó trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi TW cho biết: Hiện khoa chỉ đáp ứng được 50 - 60% lượng máu để điều trị cho các bệnh nhi mặc dù đã huy động từ rất nhiều nguồn. Với khoảng 10 bệnh nhi sẽ phải ở lại Tết này do sức khỏe kém, bệnh viện sẽ cố gắng tổ chức Tết tốt nhất cho các cháu cùng gia đình đỡ buồn.

Tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi TW, bé Lãnh Minh Tú (Lâm trường Nghĩa Hồ, Lục Nam, Bắc Giang) năm nay đã 10 tuổi nhưng chỉ nặng 20kg, khuôn mặt xanh dớt, đôi môi nhợt nhạt. Bụng Tú bị trướng, trên đó vẫn còn nguyên vết sẹo dài 10cm của lần mổ cắt lách cách đây 4 năm với hy vọng bệnh tình khá hơn. Những cơn đau nhức xương chân, xương tay hành hạ em khiến đêm nào hai mẹ con cũng thức trắng.
Tú bị bệnh huyết tán bẩm sinh khi mới 5 tháng tuổi. Từ đó đến nay, Tú thường xuyên ra vào viện. Em trai Tú mất cách đây 8 tháng cũng bởi căn bệnh thiếu máu khi vừa tròn 2 tuổi. Mẹ Tú bảo: “Khổ lắm cô à. Bố mẹ mạnh khỏe mà chả hiểu vì sao hai đứa con đều bị thiếu máu. Cứ một tháng 2 lần gia đình lại phải đưa cháu vào viện, mỗi lần điều trị tiền thuốc rồi chi phí ăn uống sinh hoạt cũng mất đến 1,5 triệu đồng. Bệnh cháu phải điều trị cả đời, gia đình chẳng biết lo được đến bao giờ?”.
 
Nhà làm ruộng với một mảnh vườn con, chi phí điều trị trở thành gánh nặng quá lớn với gia đình chị. Bao năm nay, của cải trong nhà có gì vợ chồng chị đều lần lượt bán hết để lấy tiền chữa bệnh cho hai đứa con. Có lúc thằng con út bệnh nặng phải vào viện liên tục, chị đã lên tận nhà trưởng thôn để kêu, mong mọi người giúp đỡ nhưng hàng xóm cũng chẳng khấm khá gì, nên chẳng giúp đỡ được bao nhiêu. Chị chết lặng nhìn con ra đi khi mới được 2 tuổi, nhưng vẫn phải gượng sống để lo cho Tú.
 

Các bệnh nhi mắc bệnh thiếu máu Bệnh viện Nhi TW.

 
 
Anh Bùi Đình Sóc (xã Quảng Bình, Quảng Sơn, Thanh Hóa) có 3 con gái, nhà làm ruộng chẳng đủ ăn, giờ con gái út 6 tuổi lại mắc bệnh suy tủy. Đã thế, vợ anh sức khỏe kém, anh đành phải đưa con lên viện, công việc nhà dồn lên vai con gái lớn. Cô bé đang học lớp 11, phải nghỉ học ở nhà để đỡ đần cho mẹ, để bố yên tâm lo cho em.
 
Kể từ khi bé Thảo, con gái anh mắc bệnh cách đây 3 tháng, gia đình đã phải chạy vạy để lo tiền chữa trị cho con. Hàng xóm ai có thì cho, ít nhiều với anh đều quý, đều trân trọng, tính toán chi tiêu cẩn thận mà cũng hết 13 triệu đồng. Rút kinh nghiệm lần trước không tính, anh chi tiêu đến mức không có tiền về phải gọi điện để ở nhà gửi tiền ra. Lần này, anh bảo con ăn là chính, bố thì chỉ lo cho con chứ không dám ăn uống gì.
  
Truyền khối tiểu cầu cho bệnh nhân tại Khoa máu ác tính, Viện Huyết học truyền máu TW.
 
Đã ngoài 65 tuổi, bà Mai Thị Hạnh (Hưng Yên) vẫn cười tươi khi nói chuyện về bệnh tình của mình nhưng đôi mắt buồn đã “tố cáo” nỗi lòng của bà. Chồng là liệt sỹ, bà chỉ có mụn con gái đã lấy chồng nhưng cũng khó khăn khi phải gánh vác việc gia đình chồng và nuôi 4 đứa con. Khi sức khỏe còn tốt, bà đi quét dọn thuê, thu mua đồng nát. Giờ yếu, số tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ 600.000 đồng/tháng, bà tằn tiện chi tiêu vừa lo tiền nhà trọ, tiền điện nước, tiền ăn uống.
 
Ngồi lặng lẽ một mình nơi hành lang ngoài phòng bệnh, chị Ngô Thanh Bình (Hà Nội) là “người quen” của các y bác sỹ Khoa Thận, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã 7 năm nay. Giờ mọi người đều tiêm thuốc, mình chị vẫn truyền máu. Chị sợ nếu chuyển sang tiêm thuốc mà không hợp với cơ thể chị sẽ làm bệnh tình nặng hơn, đến lúc đó muốn truyền máu thì lại phải mua như thế sẽ tăng thêm gánh nặng cho gia đình chị.
 
Mỗi tháng chị được cho một bịch máu (350ml) để truyền nhưng chị bảo chỉ đủ cho người đỡ yếu chứ làm sao mà khỏe được. Có nhiều lần bệnh trở nặng vừa mệt vừa chán, chị đã muốn chết, có lúc không chịu đi điều trị nữa, nhưng thương người chị gái mấy chục năm nay toàn tâm chăm sóc, chị lại gắng sống. Chị ước gì sức khỏe chị khá hơn để Tết này được về với gia đình sum họp bên người thân.
 
Hạnh Quỳnh - Lan Phương
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 11 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 12 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Top