Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước tinh khiết: sạch nên "nghèo"

Thứ ba, 07:12 09/11/2010 | Sống khỏe

Nếu dùng nước tinh khiết quá nhiều, nhất là trong thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu khoáng chất và sinh bệnh thiếu vi chất.

 
"Nước suối" là từ gọi chung cho loại nước uống tự nhiên đóng chai. Tuy nhiên, khi sử dụng, chúng ta cần phân biệt các loại nước đóng chai là nước tinh khiết hay là nước khoáng.
 
Uống nhiều nước suối có tốt?
 
Nước tinh khiết là nước lọc, nước thuỷ cục đã qua khử trùng công nghiệp hoặc nấu sôi tại nhà. Nước khoáng là nước uống có chứa chất khoáng như natri, kali, canxi, magiê... Nước tinh khiết là loại nước thông thường được khuyên dùng hằng ngày cho tất cả mọi người, có bệnh lý hay không có bệnh lý. Đúng như tên gọi của nó, nước tinh khiết chỉ chứa duy nhất chất dinh dưỡng là nước.
 
 
Khi nói về nhu cầu nước khuyến nghị cho một người trong một ngày, có thể coi đó là nhu cầu nước tinh khiết. Nếu dùng nước tinh khiết quá nhiều hay dùng hoàn toàn trong ăn uống, nhất là trong thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu khoáng chất và sinh bệnh thiếu vi chất.

Ví dụ, thiếu chất caban, cơ thể không sản sinh được vitamin B12; thiếu một số chất khác sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tạo ra vitamin B1; thiếu kẽm, magiê... dẫn đến ngất xỉu, tê dại chân tay. Hơn nữa, những loại nước tinh khiết do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất chưa chắc đảm bảo yếu tố vệ sinh.

Nước khoáng: giàu nhưng “kén”

Các loại nước khoáng do chứa thêm khoáng chất nên phải dùng đúng trường hợp. Các loại nước khoáng thiên nhiên thường có nồng độ khoáng không quá cao nên những người trưởng thành, có chức năng thận tốt có thể sử dụng được.

Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, người tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước tinh khiết để bù nước cho cơ thể.

Tuy khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể nhưng nếu lạm dụng, nó cũng gây những hậu quả xấu cho sức khoẻ. Trên thực tế, không phải ai cũng dùng được nước khoáng, nhất là nước có hàm lượng khoáng cao. Vì thừa khoáng chất trong cơ thể cũng gây những bệnh nguy hiểm không kém gì thiếu khoáng chất.

Do đó, người tiêu dùng không nên dùng nước khoáng thay nước, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nhiều loại nước khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có hàm lượng khoáng rất cao: trên 1.500mg/lít (thậm chí 2.000 – 3.000mg/lít) nhưng lại không được ghi trên bao bì khiến người tiêu dùng không biết, vẫn sử dụng hàng ngày. Điều này rất nguy hiểm vì nếu hàm lượng khoáng trên 1.000mg/lít thì có thể nói đó là một loại thuốc chữa bệnh và phải tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những đối tượng kể trên), không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, dù thận hoạt động tốt thì những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài. Đối với trẻ em, chỉ được sử dụng nước tinh khiết không có chứa chất khoáng để pha sữa và cho uống hằng ngày, vì chức năng thận của trẻ còn non yếu, không nên bắt nó làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư.

Rất nhiều bà mẹ mắc phải sai lầm khi mua nước khoáng đóng chai (dù là của những hãng nổi tiếng) để pha sữa bột cho trẻ nhỏ uống. Điều này rất nguy hại cho thận của trẻ. Các hãng sữa trên thế giới đã phải dày công nghiên cứu và tốn kém rất nhiều trong kỹ thuật chiết xuất, tách khoáng, hạ thấp tỷ lệ chất khoáng trong sữa bột để hạn chế gây hại cho thận của trẻ em. Nếu dùng nước khoáng để pha sữa thì công lao trên đã thành công cốc!

Nước khoáng chỉ nên dùng khi trẻ tiêu chảy hay nôn ói nhiều, bị mất chất khoáng cần bổ sung trong thời gian bệnh. Người bị bệnh thận có chức năng thải khoáng kém cũng không nên uống nước khoáng vì khoáng chất dư thừa sẽ tích tụ lại trong người gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, phù...

Đảm bảo vệ sinh trước đã

Trong thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh của các loại nước uống đóng chai cũng được xã hội, ngành y tế và dư luận quan tâm nhiều. Các đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất hầu hết cho thấy có sự lo ngại về nguồn nước sử dụng và vệ sinh của các loại chai, thùng nước sau súc rửa không bảo đảm.

Vì vậy, mỗi gia đình nên chọn lọc nguồn nước uống tốt (nước thuỷ cục, nước giếng đã xử lý đạt tiêu chuẩn), tự nấu sôi tại nhà, để nguội và lọc sạch bằng những bình lọc Pasteur với những trụ thạch cao là tốt nhất. Nếu sử dụng nước đóng chai, nên chọn những hãng sản xuất có tên tuổi, nhãn hiệu bao bì rõ ràng và còn trong hạn sử dụng.
 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 2 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 13 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 14 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 20 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Top