Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải cho tiền con mới chịu ngồi mâm

Thứ năm, 08:32 05/04/2012 | Gia đình

Tiến Dũng năm nay 9 tuổi, được cưng chiều từ nhỏ. Sẵn gia đình có điều kiện, lại “cậy” mình là con trai độc tôn trong nhà, Dũng chứng tỏ cho mọi người thấy phong cách của một “đại gia” nhí.

Nếu đi mua hàng mà được trả lại 1.000 hay 2.000 đồng, cậu không bao giờ cầm. Nếu không phải tiền polyme, cậu ấm nhất quyết không chịu chìa tay ra lấy tiền thừa.

Trong một lần đi ăn sáng ở cửa hàng bún đậu. Sau khi thanh toán và được trả lại 10.000 đồng, Dũng ngần ngại rồi đặt tiền ngay tại chỗ, ra vẻ không lấy. Khi bà chủ hỏi sao không cầm, Dũng lắc đầu quầy quậy “Tiền cũ thế, cháu tiêu sao được!”. Bà chủ cầm lại tiền mà ngao ngán bởi phong cách “đại gia”, ngoài việc hơi nhàu một chút thì đồng tiền vẫn còn nguyên mới.

Chuyện của bé Dũng không phải cá biệt. Một bộ phận phụ huynh có suy nghĩ, để con hoàn thành nhiệm vụ theo ý mình thì chỉ dùng tiền chi phối là nhanh nhất.

Sau khi sai cậu con trai học lớp 3 đi mua bao thuốc lá ở đầu ngõ, anh Kiên (Hoài Đức – Hà Nội) không quên “đế” thêm câu “Đi đi rồi bố cho năm nghìn”.

Cậu bé cầm tiền chạy đi mà không hề có phản ứng gì. 5.000 đồng “tiền công” nhận được, cậu bé coi đó là lẽ đương nhiên, theo kiểu “có đi thì phải có lại”.

Khi hỏi  về việc “thưởng” công con bằng cách cho tiền, anh Kiên chỉ cười và bảo “Không cho thì còn lâu nó mới đi”. Cứ thế, sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, công lao của cậu học trò lớp 3 được hoán đổi bằng tiền.

Cùng chung “ý tưởng” với anh Kiên, chị Huệ (Thanh Trì – Hà Nội) cũng có cách dùng tiền để “giáo dục” con.

Cứ mỗi lần con khóc hay dỗi cơm, chị lại đưa một mức thưởng hậu hĩnh để dỗ dành. Đứa trẻ quen “vị” tiền, nếu không có tiền làm “động lực” sẽ trở nên khó bảo, quấy khóc.

Chị Huệ chia sẻ “Bé nhà mình lười ăn, mỗi lần dỗ con, mình phải cho nó khoảng hai nghìn thì nó mới chịu ngồi vào mâm. Hôm nào “trái khoáy”, phải nịnh bằng 5 nghìn nó mới “nuốt” hộ bát cơm”.

Khi được hỏi về việc dùng tiền để “giáo dục” trẻ, nhiều bậc phụ huynh đều không tán thành. Ngạc nhiên hơn, ngay cả anh Kiên và chị Huệ cũng đều không đồng tình với cách dạy đó. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng phương thức đó hàng ngày.

Được cho tiền nhiều trở thành thói quen, nhưng những đứa trẻ quen “vị” tiền này không phải cứ “tung” tiền ra là “gật”. Học được cách nhận tiền, tiêu tiền, chúng không ngần ngại “tiếp thu” cách phân biệt giá trị đồng tiền để từ đó, nảy sinh ra cách... chê tiền.

Trong lúc nhậu, ông Hà (Quốc Oai – Hà Nội) sai đứa cháu đi mua bộ tú khơ – lơ để lát ăn xong còn có thứ giải khuây. Thấy cô cháu gái nhõng nhẽo không muốn đi, ông rút thêm tờ 2.000 đồng ra để cho nó mua cây kẹo.

Tưởng rằng cháu mình nhắc đến kẹo thì “sáng mắt”, ai ngờ cô cháu gái học mầm non vừa nhìn thấy 2.000 đồng đã lắc đầu, chu môi: "Hai nghìn thì mua được cái gì? Chú cho thế thà không cho còn hơn!”. Ngạc nhiên trước cách “chê” tiền của cháu, ông Hà đành rút đồng 5.000 mới cứng để trả công thì con bé mới chịu đi.

“Thay vì dùng tiền làm “động lực”, sao chúng ta không đầu tư thời gian để cho bọn trẻ đi chơi hoặc tự tay mua những món đồ mà chúng thích để làm phần thưởng?”- cô Hường, hội trưởng hội phụ huynh Trường tiểu học Song Phương nêu ý kiến.
 
Theo Vietnamnet
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 8 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 14 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

Top