Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh giao mùa: Méo miệng do lạnh đột ngột

Thứ hai, 16:25 29/11/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, 80% người bệnh bị méo miệng nhập viện là do lạnh đột ngột.

Từ số báo này, GĐ&XH sẽ khởi đăng loạt bài "Phòng bệnh giao mùa" nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh.
 
Năm nay thời tiết có nhiều thay đổi, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn (khoảng 10 độ). Nếu người dân chủ quan, không giữ ấm cơ thể rất dễ bị các chứng bệnh thời khí như viêm thanh quản, khàn tiếng, đau nhức xương, đau vai gáy, vẹo cổ cấp, đau thắt lưng cấp... Nặng hơn là trúng gió méo miệng, tai biến mạch máu não.

Thống kê của Bệnh viện Châm cứu Trung ương, 80% người bệnh bị méo miệng nhập viện là do lạnh đột ngột.
 
Khi bị trúng gió méo miệng nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện để được chữa trị. Ảnh: KT
 
Méo miệng trong 1 phút

Theo lời kể của bệnh nhân Phan Tiến Tới (Gia Lâm, Hà Nội), buổi sáng ngủ dậy, đi ra mở cửa bỗng anh thấy mặt tối sầm và quỵ gối xuống nền nhà. Ngay lúc đó anh cảm thấy một bên miệng giật giật liên hồi. Người nhà vội vàng đưa vào giường nằm thì phát hiện miệng anh Tới đã bị méo xẹo sang một bên.
 
Bệnh nhân Nguyễn Thị Lành
(Hà Nội)
 
Bỗng dưng tôi thấy xây xẩm mặt mày rồi ngã gục xuống. Sau đó, nửa khuôn mặt cứ méo xệch đi.
Tương tự, bệnh nhân Nguyễn Thị Lành (Chương Mỹ, Hà Nội), đang điều trị méo miệng ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: Bà vừa từ trong nhà đi ra ngoài bỗng thấy xây xẩm mặt mày và ngã xuống. Người nhà biết trúng gió nên vội đưa vào, xoa dầu, cho uống nước gừng. Người bà ấm dần, nhưng toàn thân đau ê ẩm, sau đó miệng và nửa gương mặt cứ méo xệch đi. Được bác sĩ tuyến cơ sở điều trị, châm cứu ngay, 2 ngày sau được chuyển lên tuyến trên, tình trạng hiện nay của bệnh nhân Lành đã có dấu hiệu khá lên.

Theo bác sĩ Lương Tài (BV Châm cứu TƯ): Thời điểm này bệnh nhân bị méo miệng do trúng gió nhập viện khá nhiều. Hiện tượng "trúng gió" dân gian gọi là cảm, còn Đông y gọi là nhóm bệnh "thời khí". Chứng trúng gió méo miệng là do liệt dây thần kinh số VII ngoại biên - có chức năng chi phối tất cả các cơ bám da mặt (cơ bám da mặt có rất nhiều cơ, nói cười, vui buồn - chỉ cần co một chút là đã thể hiện trên nét mặt). Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên còn có các nguyên nhân khác như: Tai nạn, zona, viêm nhiễm các vùng quanh tai, mũi, họng, chấn thương sọ ở vùng, xương chũm... gây ra. Tuy nhiên, có đến 80% bệnh nhân liệt dây VII là do lạnh đột ngột, gây co mạch dẫn tới tổn thương nhánh ngoại biên của dây VII, không chi phối được các cơ bám da mặt. Chứng này xảy ra ở mọi thời điểm, nhưng khi giao mùa thu đông, nhiều người mắc hơn, nhất là những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người già. Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng châm cứu. Bị nhẹ có thể chỉ phải châm cứu vài ngày. Nếu bị nặng phải mất vài tuần mới đưa khuôn mặt bệnh nhân trở lại bình thường.

Về cơ chế bệnh, theo bác sĩ Lương Tài, dây thần kinh số VII chạy nông nhất trên mặt, đi song song với mạch máu vùng tai, nếu gặp lạnh đột ngột sẽ gây co mạch nhanh, máu không nuôi dưỡng được và dây số VII sẽ bị tổn thương. Liệt dây số VII nửa mặt không thể cử động được. Miệng và nhân trung méo xệch về phía bên lành, chảy nước miếng, nước mắt, nói cười khó khăn, ăn uống rơi vãi. Mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt. liệt dây thần kinh VII nguy hiểm nhất với mắt bởi mắt luôn mở trừng trừng, không chớp được. Nếu không biết cách đề phòng sẽ bị đau mắt, khô giác mạc mắt, dẫn tới loét giác mạc, hỏng mắt. Vì vậy bệnh nhân luôn phải đeo kính, hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý để làm ướt giác mạc.

Rất dễ tái phát
 
Bệnh nhân Phan Tiến Tới (Hà Nội)
 
Tôi vừa ra mở cửa, một luồng gió ập tới bỗng thấy giật giật một bên mặt, miệng méo, nói không tròn tiếng. Sau 8 tuần điều trị, khuôn mặt tôi đã gần trở lại bình thường.

Chứng trúng gió méo miệng chữa trị bằng châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt rất hiệu quả nếu tới bệnh viện chữa trị sớm, điều trị đúng hướng (rất hiếm ca không chữa khỏi). Một số người vào viện phải chữa trị hàng tháng, có khi điều trị 2- 3 đợt mới khỏi do tuổi càng cao, hoặc đến viện muộn. Đáng tiếc là một số người trúng gió méo miệng không tới viện ngay mà ở nhà chữa bằng đuôi lươn, hái lá dán vào mặt... vừa không khỏi, vừa mất thời gian bởi càng điều trị sớm thì khả năng hồi phục càng nhanh. Tuy nhiên, đặc điểm của bệnh là hay tái phát. Có nhiều bệnh nhân điều trị đến 3 lần trong cùng một bên mặt do không giữ gìn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Y học hiện đại có thể dùng thuốc, xoa bóp vùng mặt để chữa trị. Y học cổ truyền thường châm cứu (ôn châm, điện châm), kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ... Có thể vừa châm vào các huyệt, vừa cứu bằng ngải với gừng để thân thể nóng ấm, thông kinh lạc trở lại. Tùy mức độ tổn thương mà chữa lâu hay mau. Nếu liệt một nhánh sẽ phục hồi nhanh hơn. Nếu bị liệt cả nhánh trên, nhánh dưới việc điều trị sẽ lâu hơn. Để biết mức độ tổn thương và hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng điện cơ.
 
Phòng tránh lệch mặt, méo miệng

Theo bác sĩ Lương Tài, có  nhiều nguy cơ có thể gây trúng gió méo miệng. Đáng chú ý là rất nhiều người đi xe máy đường xa, trời lạnh nhưng không đội mũ, đeo kính, không che mặt, cứ phơi mặt đi trong gió lạnh cả chặng đường dài, rất dễ gây co cơ, mạch máu và liệt dây số VII ngoại biên.

 
Khi bị trúng gió méo miệng nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện sớm. Các tuyến xã, huyện bác sĩ đều có thể phân biệt tổn thương, hướng dẫn điều trị. Không nên chữa trị theo các mẹo truyền khẩu.
Đến cơ sở y tế còn được bác sĩ tư vấn, bảo vệ mắt. Các bệnh viện lớn như Bệnh viện Châm cứu TƯ vừa châm, cứu, xoa bóp bấm huyệt, vừa có thuốc hỗ trợ thêm. Khỏi bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi để tránh tái phát.

Bản thân người bệnh cần tránh và giảm thời gian sử dụng máy tính, luôn giữ gìn để không bị lạnh, tránh ngồi trúng luồng gió, không tắm quá khuya, đi đường xa phải đeo kính bịt mặt, đeo khẩu trang. Sau khi uống rượu, bia không đi ngoài trời lạnh, tắm lạnh. Thời điểm này sáng sớm và đêm trời rất lạnh, nếu phải ra đường cần mặc áo ấm, cẩn thận giữ ấm tránh liệt dây số VII.
 
Tránh trúng gió ngày lạnh

 - Trời lạnh cần mặc áo, quàng khăn giữ ấm tai, cổ, bàn chân - những chỗ dễ bị nhiễm lạnh nhất. Nên bịt kín tai để lạnh giảm tác động vào dây thần kinh số VII.

- Ở môi trường ấm (nằm trong chăn, ở trong nhà…) nếu phải ra ngoài môi trường lạnh (mở cửa sổ, từ nhà ra ngoài trời…) cần phải mặc quần áo ấm.

-  Không uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.

-  Khi tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh, mặc quần áo ấm sau đó mới ra ngoài  để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.            

Hà Dương

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 8 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 9 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top