Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ được tạo mọi ưu tiên

Thứ sáu, 08:14 15/10/2010 | Y tế

GiadinhNet - Nhân dịp tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) ngành y tế, GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Y tế - Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ xung quanh vấn đề này.

Trong thời gian qua, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế đã tăng cường chỉ đạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế và chú trọng chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2006-2010, tạo điều kiện để cán bộ nữ ngành Y tế góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 
Gần 100% cán bộ nữ có việc làm thường xuyên

Thưa Thứ trưởng, trong 5 năm qua, vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong ngành y tế như thế nào?

- Y tế là một ngành mang những đặc thù nghề nghiệp riêng nên Ban cán sự Đảng - Lãnh đạo Bộ Y tế đã tăng cường chỉ đạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế và chú trọng chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ. Tạo điều kiện để cán bộ nữ ngành Y tế góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà Đảng và nhân dân giao cho ngành Y tế.
 
Trình độ chuyên môn của các nữ bác sĩ ngày càng được nâng cao.
Ảnh: CH

Trong 5 năm qua, ngành đã thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ Y tế trong các lĩnh vực lao động, việc làm; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng. Gần 100% (99,7%) cán bộ nữ Y tế có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống gia đình, không có phụ nữ Y tế thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình của địa phương (chỉ tiêu năm 2010 là 100%).                                   

Do đặc thù nghề nghiệp, vẫn còn tỷ lệ khá cao phụ nữ y tế phải làm các công việc nặng nhọc và trong điều kiện môi trường độc hại như làm việc tại các khoa Lây, Lao, Phong, Tâm thần, Da liễu, HIV/AIDS, Giải phẫu bệnh, Xét nghiệm... chiếm tỷ lệ 31,8%.

Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị đã rất quan tâm, tạo điều kiện và không bố trí lao động nữ làm việc trực tiếp trong các khoa có chất phóng xạ như X quang, Xạ trị, tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ. Tất cả cán bộ nữ đều được hưởng phụ cấp độc hại theo danh mục Nhà nước quy định.

Ngành cũng đã thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ Y tế trong học tập, đào tạo và tạo mọi điều kiện cho phụ nữ Y tế được học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Tăng cường tổ chức cho cán bộ nữ được học tập, đào tạo để nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ chuyên môn và quản lý. Nhiều cán bộ nữ đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ, thạc sĩ. Hiện nay, số cán bộ là GS, PGS, TS, ThS, CKI, CKII trong ngành chiếm tỷ lệ khá cao so với những năm trước.

Trong việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ tại các đơn vị trong ngành y tế không có hình thức phân biệt, đối xử đối với phụ nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ được tuyển dụng mới cao nhiều hơn so với nam giới, cụ thể là 74,8% năm 2006; 69,2% năm 2009 và 63,9% năm 2010 (vượt chỉ tiêu đề ra của ngành 23,9% và vượt chỉ tiêu quốc gia là 13,9%).

Trình độ chuyên môn ngày càng cao
 

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Y được kiện toàn vào tháng 11/2005. Sau khi kiện toàn, Ban đã chỉ đạo, triển khai mạng lưới tổ chức và tăng cường hiệu quả hoạt động của ban VSTBPN các cấp, nhiều hoạt động của Ban đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Y tế đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích trong thực hiện Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Y tế đã tặng Bằng khen cho 17 tập thể và 37 cá nhân có thành tích trong công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2006-2010. Nhân dịp tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động VSTBPN, Bộ trưởng Bộ Y tế đã quyết định tặng Bằng khen cho 16 tập thể và 38 cá nhân trong ngành Y tế có thành tích trong công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2006-2010. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bệnh viện C Đà Nẵng và 03 cá nhân có thành tích trong công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2006-2010.

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về trình độ chuyên môn của phụ nữ trong ngành y tế hiện nay?

- Trình độ chuyên môn của cán bộ nữ ở từng chức vụ lãnh đạo quản lý trong ngành y tế khá cao. Hầu hết các giám đốc nữ và tương đương có trình độ sau đại học (chiếm 86,6%), các phó giám đốc và tương đương có trình độ sau đại học là 70,2%; Trưởng phòng và tương đương chiếm 39,8%; Phó trưởng phòng và tương đương chiếm 25%. Số liệu trên cho thấy cán bộ nữ lãnh đạo quản lý đã được tạo điều kiện để phấn đấu học tập, có được trình độ được chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Phần lớn cán bộ nữ lãnh đạo quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có trình độ lý luận chính trị cao cấp (chiếm 74,4%); 20,5% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chỉ còn 5,1% cán bộ nữ lãnh đạo có trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Tuổi đời của cán bộ nữ lãnh đạo quản lí ngày càng trẻ hóa hơn so với những năm trước đây. Tính đến nay, trong số cán bộ nữ lãnh đạo đơn vị trực thuộc Bộ chủ yếu có độ tuổi từ 41-50 (chiếm 59%); có 38,5% cán bộ nữ lãnh đạo trên 50 tuổi và 2,5% dưới 40 tuổi.

Dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, nhiều cấp uỷ đã quan tâm chỉ đạo công tác phát triển đảng viên nữ, xác định tăng cường phát triển đảng viên nữ là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho việc tạo nguồn cán bộ nữ. Tính đến nay, cán bộ nữ là đảng viên chiếm tỷ lệ 52,3%.

Rất nhiều phụ nữ đã đạt được các danh hiệu thi đua và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước như danh hiệu Anh hùng lao động; Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ngành Y tế rất vinh dự và tự hào có 1 tập thể đạt giải thưởng Kovalevskaia đó là tập thể cán bộ nữ Viện Dinh dưỡng Quốc gia (năm 2008). Sự kiện đó đã đánh dấu cho quá trình đóng góp to lớn của nữ cán bộ y tế trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học.

Theo Thứ trưởng, để người phụ nữ ngày một phát huy được năng lực, sở trường của mình trong công việc thì cần phải làm gì?

- Mặc  dù đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tuy nhiên định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhận thức của một bộ phận xã hội, nhận thức về bình đẳng giới trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở nhiều nơi còn giản đơn, phiến diện, không đầy đủ, chưa thực sự quan tâm đến lồng ghép giới vào hoạch định và thực thi chính sách. Bên cạnh đó một số chị em còn mặc cảm, tự ti, chưa có ý thức tự vươn lên trong học tập, công tác. Tất cả những quan điểm chưa đúng này cần phải thay đổi, có như vậy người phụ nữ mới phát huy được hết khả năng của mình.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015

Tập trung vào công tác xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động Vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2015.

Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, công ước CEDAW và kết quả tổng kết 5 năm thực hiện  Kế hoạch hành động VSTBPN giai đoạn 2006 - 2010 của ngành Y tế.

Tổ chức các lớp tập huấn về giới, lồng ghép giới cho các thành viên Ban VSTBPN các cấp, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ làm công tác tham mưu liên quan đến hoạch định và thực thi chính sách các đơn vị. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác vì sự tiến bộ phụ nữ cho các thành viên của Ban VSTBPN các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban VSTBPN Bộ Y tế; tiếp tục đôn đốc các đơn vị trong ngành Y tế kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban VSTBPN của đơn vị.

Phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động Vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2015.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hàng năm, phát hiện khó khăn, vướng mắc và giải quyết kịp thời nhằm thực hiện thành công Kế hoạch hành động Vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2015.

 
Hoài Nam (thực hiện)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 20 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Top