Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ra đảo Lý Sơn nghe chuyện hải đội Hoàng Sa

Thứ bảy, 11:38 27/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Theo sử sách còn lưu giữ, từ năm 1836, triều đình nhà Nguyễn đã lập ra một đội dân binh mang tên Đội Hoàng Sa. Nhiệm vụ của đội là hàng năm dong thuyền ra đo đạc thuỷ trình, sửa cột mốc chủ quyền, thu thuế thuyền bè qua lại và đánh bắt hải sản trên quần đảo Hoàng Sa trong sáu tháng mùa biển lặng. Và ở đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều di tích gắn với hải đội huyền thoại này.

Tục thờ cúng độc đáo

Ông Phạm Thoại Tuyền, một người dân đảo Lý Sơn, là hậu duệ thứ tư của một trong những người lính Đội Hoàng Sa cho biết: “Ghe bầu kềnh càng không chống nổi với sóng lớn, nếu ra khơi có thể bị sóng lớn đánh vỡ tan. Dân binh phải đi bằng ghe câu, tuy nhỏ hơn nhưng lách sóng được. Chèo khoảng ba ngày, ba đêm thì đến quần đảo Hoàng Sa nếu biển lặng và thuận gió. Sáu tháng trên biển phải đối phó với trăm ngàn nguy hiểm, có thể mất mạng bất kỳ lúc nào. Thế nên trên mỗi thuyền câu đều trang bị sẵn nẹp tre và dây buộc, để phòng nếu có chết giữa biển thì nẹp xác rồi thả xuống nước, hy vọng xác trôi về quê nhà”.
 

Một buổi đánh bắt của ngư dân đảo Lý Sơn.

“Hoàng Sa đi có về không. Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi”, câu ca dao lưu truyền trên đảo này nói về sự nguy hiểm của những người nhận nhiệm vụ, đã ra đi là chín phần chết, một phần sống. Dù biết là đi vào cõi chết nhưng nhiệm vụ phải tuân theo, cứ đến cuối tháng hai hàng năm, 70 ngư dân lại nhằm hướng Hoàng Sa thẳng tiến. Gia đình, họ mạc làm lễ tiễn đưa, vừa là tế sống, vừa là để tế những người đã chết, vừa để thể hiện mong ước người thân của mình sẽ trở về nên cúng tế trời đất, nặn hình nhân thế mạng, đưa vào thuyền giấy thả ra khơi. Nguồn gốc lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn có từ ngày ấy để tưởng niệm những dân binh đã hy sinh vì Tổ quốc. Ngày nay, ngư dân đảo Lý Sơn gọi chệch “thế lính” đi thành “khao lề tế lính”.

Ở đảo, điện lưới chỉ có từ năm giờ chiều đến 11 giờ đêm nên các dòng họ đã phải chuẩn bị từ vài ngày trước lễ tế: sắm đồ tế lễ, thuê máy phát điện, chuẩn bị bàn ghế, đàn thờ, cắt cử người trực máy phát điện, người gánh nước, người sắp đồ lễ...

Buổi lễ được tiến hành từ chiều ngày 19 sang ngày 20 tháng hai (âm lịch) hàng năm. Vị tộc trưởng là người chủ bái khi hành lễ, còn thầy phù thuỷ đội mũ tam sơn, mặc áo dài màu đỏ là người điều hành tế lễ. Ở đảo Lý Sơn, hầu như dòng họ nào cũng có một dàn nhạc bát âm riêng, người trong họ tự chơi các nhạc cụ vào dịp tế lễ hàng năm.
 

Lễ khao lề thế lính.

Ngay từ buổi chiều, cả dòng họ đều tập trung ở nhà thờ của dòng họ mình tiến hành lễ. Trong tiếng chiêng trống rền vang, các cụ ông khăn đóng áo dài, các cụ bà khăn nhiễu áo the hầu lễ, người trẻ nét mặt thành kính đứng xung quanh xem người già tế lễ. Vào đúng nửa đêm, buổi lễ chính diễn ra. Thầy pháp đọc thần chú, làm các nghi thức bùa phép trước đàn thờ, thổi “linh hồn” vào các hình nhân và đặt vào lòng thuyền lễ có cắm nến và đồ lễ. Cuối buổi tế, con thuyền lễ mang theo những hình nhân thế mạng và đồ lễ được đẩy ra ngoài khơi, gửi cho các linh hồn bỏ xác dưới biển. Buổi lễ tế kết thúc khi trời đã gần sáng.

Không chỉ đơn giản là cúng tế lính Đội Hoàng Sa, người dân Lý Sơn ngày nay cũng coi dịp tế lễ này là ngày giỗ tổ của dòng họ, như lời ông Tuyền cho biết. Gần hai thế kỷ đã trôi qua cũng có nghĩa gần hai trăm lần giỗ lính, nhưng những người già trên đảo Lý Sơn vẫn có thể kể lại rành rọt từng chi tiết của những buổi tế lễ ngày xưa, quen thuộc cứ như chính họ đã từng sống vào thời đó.

Mộ chiêu hồn ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn nói riêng, cũng như ở nhiều miền biển khác nói chung, ngư dân quanh năm phải chống chọi với thiên tai bão gió. Biết bao ngư dân đã phải bỏ mạng giữa biển khơi, người thân không được nhìn thấy mặt lần cuối.

Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã-Ủy viên BCH Hội khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Hùng Vương, người đã từng nhiều lần tới Lý Sơn tìm các dấu tích lịch sử, địa chất cho biết: tục đắp mộ chiêu hồn ra đời từ quan niệm rằng đã sinh ra trong cõi đời, chẳng lẽ lại không để lại dấu vết gì trên mặt đất. Thế nên ven các bãi cát trên đảo Lý Sơn, những ngôi mộ không có xương cốt của người chết mà người ta gọi là mộ chiêu hồn, mộ gió vẫn nằm rải rác.
 

Mộ gió cai đội Phạm Hữu Nhật ở Lý Sơn.

 
“VƯƠNG QUỐC TỎI”
Huyện đảo Lý Sơn gồm hai hòn đảo nằm sát cạnh nhau: đảo Lớn và đảo Bé, tổng diện tích gần 10km2. Một con đường độc đạo chạy vòng quanh đảo lớn, ôm trọn những cánh đồng tỏi xanh bạt ngàn. Đảo có hơn 20 ngàn dân, nguồn thu chủ yếu là từ hơn 550 ha hành tỏi và gần 500 chiếc tàu đánh bắt cá xa bờ. Đảo Bé gần như không có dân sinh sống vì thiếu nước ngọt.
Ngư dân Phạm Thoại Tuyền kể lại, thường thì sau khi ngư dân ra khơi mất tích dăm ba tháng mà không có tung tích gì, người thân ở nhà sẽ phát tang. Đám tang cũng tổ chức theo các nghi thức thông thường, có cúng tế, có kèn trống, chỉ khác một điều là quan tài không có xác người mà thay bằng hình nhân thế mạng. Hình nhân này được nặn bằng đất sét trắng được lấy ở đỉnh ngọn núi cao nhất trên đảo, nơi ngày xưa từng là dấu tích của một miệng núi lửa. Trái tim hình nhân được nặn bằng đất lấy ở ngã ba đường trộn với lòng đỏ trứng gà. “Phải là đất ở ngã ba đường gần nhà, vì nơi đó đã từng in dấu chân của người đã khuất”, ông Tuyền giải thích.

Trong hàng trăm ngôi mộ gió ven đảo Lý Sơn, có một Ngôi mộ gió khá đặc biệt: Ngôi mộ gió của cai đội thuỷ quân Đội Hoàng Sa, ông Phạm Hữu Nhật – người đã nhiều lần dẫn đoàn dân binh ra trấn giữ Hoàng Sa từ gần 200 năm trước. Ngôi mộ nằm giữa bạt ngàn đồng ngô xanh mướt bên bờ cát. Thân xác đã nằm lại với biển Hoàng Sa nhưng những dòng chữ trên tấm bia đá vẫn khắc khoải quay mặt ra phía biển. Tấm bia ghi: “Suất đội, chánh đội trưởng thuỷ quân Phạm Hữu Nhật. Từ năm 1836, tuân lệnh vua Minh Mạng đã đưa binh thuyền đi xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa.

Cũng từ đây trở thành lệ hàng năm. Ông mất năm 1854 trong một chuyến đi biển ra Hoàng Sa”. Gần hai trăm năm đã trôi qua, mùa qua mùa, đồng ngô quanh mộ ông lá lại lên xanh. Nhang khói trên nấm mộ gió vẫn tháng ngày nghi ngút. Tên tuổi của ông vẫn được lưu truyền qua các đời con cháu. Ngôi mộ của ông và quần thể di tích ngày xưa như các ngôi miếu thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
 
Thế hệ con cháu Lý Sơn về hiểu về lịch sử của đảo thông qua lời kể và hương ước.

Qua nhà người tộc trưởng họ Phạm chào tạm biệt, ông Tuyền mở tủ đưa chúng tôi xem những quyển gia phả viết bằng chữ nho, giấy đã ố vàng, cùng những cuốn gia phả được đánh máy rõ ràng, bọc bìa cứng phẳng phiu. “Đời trước kể lại cho đời sau nên dân trên đảo ai cũng thuộc lịch sử đảo, lịch sử dòng họ như lòng bàn tay.

Thời nay thanh niên không đọc được chữ nho nữa nên chúng tôi đã dịch nôm các tài liệu xưa và gia phả ra chữ quốc ngữ, đã đưa những tục lệ này vào hương ước làng để con cháu đời sau nhớ lấy và thực hiện”, ông nói.
 
Mai Minh
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

3 thanh niên đi xe máy tử vong sau va chạm với xe khách

Thời sự - 8 giờ trước

Chở nhau bằng xe máy đi trên tuyến Quốc lộ 1A tránh TP Ninh Bình, 3 thanh niên đi xe máy bất ngờ va chạm với một chiếc xe khách khiến cả 3 tử vong

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Phá công trình bỏ hoang để lấy sắt vụn, người đàn ông bị phần mái công trình đè thoát chết trong gang tấc

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình phá bỏ công trình để lấy sắt vụn, ông T. bất ngờ bị phần mái công trình đổ sập khiến nạn nhân mắc kẹt. May mắn sau đó, nạn nhân được lực lượng chức năng cứu ra ngoài và chuyển đến bệnh viện.

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Vụ nam công nhân chết trong công ty: Do đồng nghiệp tự ý lái xe nâng, xe mất phanh

Thời sự - 9 giờ trước

Anh H. tự ý sử dụng xe nâng hàng để nâng chuyển kiện hàng, xe mất phanh, không may tông trúng nam công nhân tử vong. Trong khi xe này được phân công cho người khác trực tiếp điều khiển

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Hà Nội: Bắt giữ nhóm người tạt sơn xe ô tô đỗ ở khu chung cư

Pháp luật - 10 giờ trước

Ngày 5/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn đêm 20, rạng sáng 21/4 tại phường Định Công.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay Chủ nhật ngày 5/5/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ nhật ngày 5/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Sấm chớp đùng đùng, TP HCM mưa lớn khắp nơi

Thời sự - 11 giờ trước

Nhờ những trận "mưa vàng" liên tiếp xuất hiện, nắng nóng tại TP HCM bắt đầu được đẩy lùi. Lượng mưa và phạm vi mưa tại TP HCM sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Làm rõ clip nam công nhân bị xe nâng đè chết trong công ty ở Bình Dương

Thời sự - 11 giờ trước

Một nam công nhân ở Bình Dương bị xe nâng kéo đi trong nhà xưởng, sau đó đè vào kệ hàng dẫn đến tử vong.

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

3 lỗi sai cơ bản khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, hàng triệu thí sinh phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Theo đó, thí sinh sẽ có tổng cộng 9 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, các thí sinh cần phải chú ý những lỗi sai cơ bản để tránh thiệt thòi.

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Nguy hiểm kè biển khu du lịch sinh thái Rạng Đông Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng... sạt lở, tan hoang

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có chức năng chắn sóng, bảo vệ rừng phòng hộ, hoa màu, hệ thống ao đầm thủy sản của người dân, tuy nhiên, những năm trở lại đây, bờ kè này liên tục sụt lún, sạt lở, đe dọa đến an toàn đê, tính mạng người dân.

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội: Do bố bị xúc phạm nhiều lần?

Thời sự - 12 giờ trước

Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Top