Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rách hầu bao vì "văn hóa chặt chém"

Thứ tư, 08:14 24/02/2010

Ăn bát bún ốc 50.000 ngàn đồng, gửi xe máy 30.000 ngàn đồng/xe, đánh giày 10.000 đồng/đôi, gội đầu 30.000 đồng... khiến nhiều "thượng đế" xót ruột khi móc tiền trả, song tất cả đều tặc lưỡi chấp nhận vì coi đó là chuyện thường vẫn xảy ra những ngày Tết.

 
Giá tô phở bằng nửa yến gạo ngon

Sau mấy ngày Tết ngán cảnh thịt mỡ, bánh trưng nhiều người tìm đến các quán ăn sáng như bún ốc, phở bò hay bún cá… Tuy nhiên, nhiều thực khách cũng “đắng miệng” khi giá của một tô bún, phở lên đến cả … nửa yến gạo ngon.

Nhiều thực khách đắng miệng vì quà sáng đổi món ngày Tết(Ảnh minh họa)

Tại chùa Hà (Cầu Giấy), giá một tô bún ốc gồm một nhúm bún cùng mấy con ốc to cắt nhỏ và chỉ khoắng vài đũa đã hết là 40.000 đồng vào mùng 2 Tết. Trong khi trên phố cổ, giá của 1 bát bún ốc cũng lên đến 50.000 đồng; bát bún riêu là 40.000 đồng.

Ghi nhận của PV, có khách hàng còn phải trả đến 60.000 đồng cho một đĩa bánh cuốn cà cuống nhỏ cùng mấy lát chả quế ở phố Bảo Khánh (Ba Đình).

Ngay cả những hàng đồ uống như: Nước trà, điếu thuốc vỉa hè, các chủ quán cũng nhân cơ hội Tết để nâng giá lên nhằm tăng nguồn thu nhập.

Ngày mùng Một, tại chùa Bia Bà (Hà Đông), 1 chén  trà nóng có giá tới 5.000 đồng hay như tại chợ hoa Quảng Bá, chén trà nóng sáng 30 Tết giá cũng bị hét đến 4.000 đồng.

Lý giải về cái sự tăng giá đến chóng mặt này, các chủ cửa hàng đều vin cớ ngày Tết nhân công thiếu phải thuê đắt, rồi giá rau xanh, thực phẩm cũng tăng cao…

Hầu hết các khách hàng đều thấy giá cả bất hợp lý song tâm lý ngày Tết không muốn tranh cãi nên tặc lưỡi cho qua cũng bởi thế giá cả các mặt hàng cứ thi nhau đội trần.

"Rách hầu bao" bởi phí gửi xe

Những ngày Tết, ngoài dịch vụ ăn uống, vui chơi thì có một dịch vụ khác khiến NTD “rách hầu bao” là dịch vụ trông giữ xe.

Chiều mùng 2 Tết bãi gửi xe đối diện đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm, HN) tha hồ "chém" khách.

Giá trông giữ xe phổ biến cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với quy định. Nơi thấp nhất cũng thu 5.000 đồng/1 xe máy, cao có giá 20.000 đồng (xe máy) và 50.000 đồng (ôtô).

Tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bờ Hồ, Công viên Lênin, Thủ Lệ; khu vực Chùa Quán Sứ, bảo tàng Dân tộc học, Bia Bà, Phủ Tây Hồ, Chùa Hà, chùa Trấn Quốc… giá vé gửi xe máy ngày lên tới 10.000 đồng/xe, có những nơi lên đến 30.000 đồng/xe máy; 5 - 10.000 đồng/xe đạp; ô tô 50.000 đồng/chiếc.

Theo ghi nhận của pv tại bãi gửi xe Văn Miếu, anh Đỗ Đức Cường, một khách hàng gửi xe bức xúc nói: “Hôm nay giá vé xe máy là 10.000 đồng, đắt hơn ngày thường tới 5 lần. Mức giá như vậy là không hợp lý, giả sử từ 3.000-5.000 thì hợp lý hơn”.

Ngay cả ở những điểm sử dụng vé của Cục thuế thành phố Hà Nội như Công viên Thủ Lệ, công viên Lê Nin…, vé phát cho khách in giá 2.000 đồng, nhưng người trông xe vẫn ngang nhiên thu 4.000-5.000 đồng/xe của khách. Ông Đỗ Tiến, người trông giữ xe ở Công viên Lê Nin cho biết: Lí do tăng giá vé là năm nay trông thêm mũ bảo hiểm, khách cũng tự xin gửi thêm.

Còn theo ghi nhận của pv, tại điểm gửi xe của ở khu vực đường Tôn Thất Tùng, Hà Nội,  giá vé được thu 50.000 đồng/xe/đêm. Khi thắc mắc về việc thu phí sai quy định, chúng tôi nhận được câu trả lời tỉnh bơ "ngày tết thu thêm để phục vụ anh em coi xe". Lợi dụng tâm lý ngày tết của các chủ xe không muốn đôi co đầu năm nên nhiều bãi trông xe đã tranh thủ làm giá các thượng đế tới bến.

Nhiều người dù bất bình khi giá trông xe tăng vọt nhưng vẫn phải "cắn răng chịu". Nắm được tâm lý này, các chủ giữ xe cứ việc "chém" thật đẹp và các du khách thì đành ngậm ngùi rút ví.

Xe khách hết “chém” lại “nhồi”

Xe khách liên tuyến hết "chém" lại "nhồi" khách.

Ghi nhận của PV trong những ngày cuối tuần qua, do lượng người từ các tỉnh thành đổ về Hà Nội đi làm sau Tết rất đông nên trên nhiều tuyến xe, đặc biệt là các tuyến xe miền Trung về TP HCM và Hà Nội đã xảy ra tình trạng nhà xe “nhồi” khách và thu tiền xe cao gấp đôi tiền vé quy định.

Theo phản ánh của một số hành khách xuống xe tại bến xe Giáp Bát, nhà xe chạy tuyến Bình Lục (Hà Nam) lên Hà Nội thu vé tới 50.000 đồng/người (ngày thường giá vé là 30.000 đồng). Còn theo ghi nhận của phóng viên VnExpress trong ngày mùng 3 Tết, một xe của Xí nghiệp xe khách Nam thu 80.000 đồng chiều Hà Nội - Ninh Bình và 100.000 đồng một lượt đi Thanh Hóa, trong khi thường ngày giá vé lần lượt là 50.000 và 60.000 đồng một lượt. Sau khi thu tiền, phụ xe cũng không đưa vé cho khách.

Sang ngày mùng 4, xe 36M-9213 chạy tuyến Thanh Hóa - Hà Nội thu 120.000 đồng đối với khách đi từ Thanh Hóa và 100.000 đồng đối với khách đi từ Ninh Bình, cao gấp đôi so với thường ngày.

Còn tại TP HCM theo phản ánh của hành khách Nguyễn Nhật Minh (Phú Yên) thì “xe đông kinh khủng. Số chỗ ngồi chỉ có 15 chỗ, nhưng họ nhét tới 20 người ngồi chung với nhau”.

Kinh hoàng hơn, theo phản ánh của độc giả Nguyễn Văn Long, Hải Phòng thì trên chuyến xe ngày mùng 7 Tết từ Hải Phòng vào TP HCM gần 40 khách đã bị lái xe Hoàng Long “bỏ rơi” tại quán ăn tại Quy Nhơn với lý do điều hòa xe bị hỏng khiến trẻ con thì gào khóc, người già thì nằm vật vạ.

Đánh giày, gội đầu cũng tăng giá gấp đôi

Dịch vụ đánh giày cũng tranh thủ tăng giá lên gấp đôi, 10.000 đồng/đôi.

Không chỉ có các dịch vụ vui chơi, mặt hàng ăn uống, thực phẩm tăng giá sau Tết mà các dịch vụ như rửa xe, gội đầu, đánh giày cũng tăng giá gấp đôi, ba ngày thường.

Trong những ngày đầu năm, tiền công đánh một đôi giầy là 8.000 – 10.000 đồng (gấp đôi ngày thường); 1 lần gội đầu nữ là 25.000 – 30.000 đồng.

Chị Anh (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) cho biết: Năm trước, Tết ra giá 1 lần gội đầu là 20.000 đồng (gấp đôi ngày thường) song cả năm sau giá gội đầu vẫn giữ nguyên bằng dịp Tết không chịu hạ xuống. Năm nay gội đầu mùng 3 Tết là 30.000 đồng.

 “Không biết sau Rằm, giá dịch vụ này có giảm không. Mình lười nên thường gội ngoài hàng. Nếu giá cứ thế này thì 1 tháng cũng tốn đến 300 – 400 ngàn cho mái tóc”, chị Anh than.

Còn các ông chủ cửa hàng rửa xe cũng nhân dịp mở hàng đầu năm “thét” giá lên đến 20.000 đồng/xe (trong khi ngày bình thường giá là 10 – 12.000 đồng/xe).

Rau xanh, đồ tươi sống cũng giá đội giá

Rau xanh cũng "thét" giá ngày đầu xuân.

Năm nay do dịp nghỉ Tết kéo dài, thời tiết lại khá lạnh do vậy theo ghi nhận chung tại các chợ trên địa bàn Hà Nội không khí mua sắm khá ảm đạm, tuy nhiên không vì thế mà giá cả các mặt hàng ổn định. Giá các mặt hàng tươi sống, rau xanh tăng mạnh so với thời điểm trước Tết.

Tại chợ Bưởi, Hòe Nhai (Ba Đình), giá thịt bò sáng mùng 3 Tết  là 180.000 đồng/kg (tăng khoảng 30.000 đồng); các loại rau cũng tăng khoảng 2 lần…

Ở Hà Nội, hôm 17-2, tức mùng 4 Tết, giá nhiều loại thịt cá, rau quả tại các chợ Bưởi, Quảng An, Hòe Nhai, Nhật Tân… đã tăng mạnh so với trước tết.

Cụ thể, giá thịt bò lên đến 180.000 – 200.000 đồng/kg (tăng khoảng 30.000 – 60.000 đồng); các loại rau như muống, cần, cải xoong dao động ở mức 8.000-10.000 đồng/mớ; giá cà chua cũng tăng lên 15.000-20.000 đồng/kg; su hào 8.000 đồng/củ; súp lơ: 12.000 đồng/cây, tăng khoảng 2 lần…

Tuy nhiên, những người bán hàng cho biết giá cả như hiện nay đã là giảm so với vài ngày trước khi chợ mới mở hàng. Nguyên nhân được lí giải cũng chỉ vẻn vẹn là “Tết mà”.
 
Theo VTC News
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tác hại của những con côn trùng nhỏ này trong phòng tắm

Tác hại của những con côn trùng nhỏ này trong phòng tắm

- 7 phút trước

Mùa hè đã đến, bạn có để ý rằng loại côn trùng này luôn xuất hiện trong phòng tắm ở nhà khi trời ấm lên không?

Phong cách diện quần jeans của Hồng Diễm ngày càng xuất sắc, phụ nữ trên 40 tuổi nên học hỏi

Phong cách diện quần jeans của Hồng Diễm ngày càng xuất sắc, phụ nữ trên 40 tuổi nên học hỏi

Thời trang - 10 phút trước

Các công thức diện quần jeans của Hồng Diễm không chỉ trẻ trung mà còn tôn dáng hiệu quả.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 34 phút trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Công khai đòi nợ 24 tỷ đồng, Trương Ngọc Ánh lộ khối tài sản khủng qua 2 căn nhà sang trọng, cực chất

Công khai đòi nợ 24 tỷ đồng, Trương Ngọc Ánh lộ khối tài sản khủng qua 2 căn nhà sang trọng, cực chất

- 34 phút trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh sở hữu khối tài sản đáng ngưỡng mộ sau khoảng thời gian nhiều năm hoạt động nghệ thuật và kinh doanh.

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Hôn nhân đặc biệt của nam nghệ sĩ Việt cưới vợ đẹp kém 44 tuổi khi cuộc đời "gãy gánh, làm lại từ số 0"

Hôn nhân đặc biệt của nam nghệ sĩ Việt cưới vợ đẹp kém 44 tuổi khi cuộc đời "gãy gánh, làm lại từ số 0"

Giải trí - 1 giờ trước

Trong showbiz Việt, nhạc sĩ Đức Huy có cuộc hôn nhân khá đặc biệt. Ở tuổi 77, ông vẫn khỏe mạnh, phong độ và hạnh phúc bên vợ 9X.

Top