Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác giả đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" góp ý về chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ năm, 10:58 18/01/2018 | Xã hội

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh ngành giáo dục, ĐH Newcastle (Australia), người đề xuất bỏ tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 gây xôn xao dư luận vừa qua đã bày tỏ tâm huyết với ngành giáo dục và tiếp tục có ý kiến góp ý về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ths. Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới trước khi ban hành cần chú ý sự khác biệt vùng miền, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng miền và địa phương.

Thiếu đánh giá bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay

"Về cơ bản, cá nhân tôi hết sức ủng hộ về định hướng đổi mới chương trình GDPT. Tuy nhiên, với việc xây dựng chương trình hiện nay bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận của hội đồng chủ biên, chúng ta cũng cần làm rõ một số vấn đề để hy vọng chương trình GDPT mới có thể hoàn thiện và thực thi hiệu quả hơn.

Thứ nhất, việc xây dựng chương trình hiện nay nên chăng cần có một cơ sở khoa học. Điều này thể hiện rõ ở quan điểm xây dựng chương trình dựa trên "cơ sở quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục; tiếp thu thành tựu về nghiên cứu khoa học giáo dục, kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến…; kế thừa chương trình GDPT hiện hành".

Chúng ta dường như thiếu cơ sở dữ liệu nghiên cứu và đánh giá bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay cũng như những mặt ưu và hạn chế của chương trình GDPT hiện hành.

Chưa có nghiên cứu và đánh giá cụ thể, đầy đủ chương trình giáo dục ở cấp tiểu học như thế nào, THCS ra sao hay THPT có những hạn chế gì? Chúng ta dường như cũng chưa đưa ra được cơ sở khoa học để lý giải tại sao chúng ta lại lựa chọn hướng tiếp cận năng lực. Và cũng chưa minh định rõ hướng tiếp cận năng lực trong bối cảnh giáo dục Việt Nam là gì? Liệu hướng tiếp cận năng lực có phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục Việt Nam hiện nay? Tại sao tiếp cận năng lực lại bao gồm 5 phẩm chất?

Thứ hai, chương trình GDPT hiện nay nên cần có một tầm nhìn rõ ràng về con người Việt Nam của thế kỷ 21. Nên định hình rõ một triết lý giáo dục trong bối cảnh mới làm nền tảng để từ đó, xây dựng chương trình có tầm nhìn xa hơn.

Thứ ba, các khái niệm đưa ra trong chương trình phổ thông nên được giải thích rõ ràng, chi tiết hơn. Việc đưa ra 5 phẩm chất yêu cầu để phát triển học sinh bao gồm yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho thấy điều đó.

Yêu nước là phạm trù khá rộng tuy nhiên liệu chăng chúng ta chỉ giới hạn trong ba phạm vi khá rộng như ở cấp tiểu học bao gồm: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, kính trọng biết ơn người lao động và có công với đất nước liệu có đánh giá đầy đủ về phẩm chất yêu nước của các em? Và làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá một em học sinh tiểu học yêu đất nước với những tiêu chí chung chung và khá mơ hồ như vậy?

Các giáo viên sẽ dựa trên công cụ đánh giá nào để có thể biết được một học sinh tiểu học yêu nước hay không yêu nước? Thực tế, với dân tộc Việt Nam yêu nước không chỉ đơn thuần là một phẩm chất mà đó là truyền thống tinh thần của dân tộc ta. Nó đã được chứng minh và khẳng định xuyên suốt chiều dài hơn 4.000 năm lịch sử. Đưa vào thành tiêu chí để phát triển liệu có cần thiết và phù hợp?

Bên cạnh đó việc đưa 5 phẩm chất vào gộp chung với 10 năng lực cốt lõi Ban soạn thảo dường như đang lúng túng trong hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng phẩm chất là đạo đức còn năng lực là tài năng và hướng tiếp cận của chúng ta dựa trên hai tiêu chí khá quen thuộc từ trước tới nay là "Đức" và "Tài". Nếu vậy, với định hướng này chúng ta có đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam như Nghị quyết 29 tại Hội nghị BCH TƯ lần thứ XI hướng tới phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hay không?

5 phẩm chất này liệu có đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các phẩm chất công dân của thế kỷ 21, kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế. Việc định hướng 5 phẩm chất này chính ban soạn thảo cũng cho thấy, họ đang lập lại với cách tiệp cận của chương trình GDPT cũ. Liệu chăng, điều này có đánh đố giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh.

Nếu tiếp cận dựa trên 5 phẩm chất này, chúng ta sẽ đánh giá ở các em như thế nào trong các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học? Với 5 phẩm chất này thiết nghĩ nên đưa vào nội dung giảng dạy trong chương trình Giáo dục công dân hợp lý hơn chăng?

6 tác phẩm văn học bắt buộc có hợp lý?

Về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình ngữ văn cũng phản ánh cho thấy, chúng ta dường như lập lại cách tiếp cận giáo dục dựa trên nội dung trước đây. Nếu lấy hướng tiếp cận dựa trên năng lực là chủ đạo. Trong chương trình tiếng Việt và Ngữ văn nhằm giúp các em hình thành và phát triển 4 kĩ năng nghe nói đọc viết thì 6 tác phẩm bắt buộc này lại đi không đúng hướng đó.

Thực tế, 6 tác phẩm trên thì có tới 5 tác phẩm ở thể loại thơ và một tác phẩm ở thể loại văn chính luận. Trong đó có đến 3 tác phẩm trùng lặp về mặt ý nghĩa đó là bài thơ Thần được xem là của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Ba tác phẩm này được xem là ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam.

Cả 6 tác phẩm này cùng một nội dung về ca ngợi về lòng yêu nước (ngoại trừ tác phẩm Truyện Kiều) mà thiếu đi tính giáo dục về thực tiễn cuộc sống cho học sinh. Thêm vào đó 6 tác phẩm này không đại diện và phản ánh được tư duy, tư tưởng của người Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Bởi cả 6 tác phẩm đều ra đời trong và trước năm 1945.

6 tác phẩm này cũng không thể hiện được tính đa dạng về thể loại văn bản giúp cho việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hơn nữa, việc xây dựng chương trình tiếng Việt và Ngữ văn theo định hướng phát triển 4 kỹ năng trên thì liệu chúng ta sẽ đánh giá các năng lực của các em dựa trên khung đánh giá nào? Phải chăng, chúng ta sẽ xây dựng dựa trên khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu?

Bên cạnh đó, một câu hỏi đặt ra tại sao chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm bắt buộc chứ không phải 5 hay 10? Cơ sở nào để chúng ta chỉ lựa chọn 6 tác phẩm?

Vì vậy, thiết nghĩ ban biên soạn cần có những lý giải cụ thể để cho độc giả hiểu rõ về lý do lựa chọn các tác phẩm trên? Nó đáp ứng được những yêu cầu nào về việc phát triển năng lực của mỗi người học? Việc xây dựng chương trình GDPT mới là một định hướng đúng đắn.

Tuy nhiên, thiết nghĩ chúng ta cần phải xây dựng nó dựa trên những cơ sở lý luận khoa học, dựa trên những nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống chứ không đơn thuần cóp nhặt ý tưởng của những nền giáo dục tiến bộ khác. Vì hướng tiếp cận giáo dục này có thể phù hợp với bối cảnh quốc gia này, nhưng có thể không phù hợp với bối cảnh quốc gia khác.

Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) - tác giả bài viết.
Thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền, nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) - tác giả bài viết.

Cần chú ý sự khác biệt vùng miền, điều kiện KT-XH…

Trước khi ban hành chương trình mới nào chúng ta cũng cần phải có sự đánh giá đầy đủ về tính khả thi của nó. Cần chú ý sự khác biệt vùng miền, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng miền và địa phương, chú ý tới trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên ở mỗi vùng miền, trình độ và năng lực nhận thức của học sinh ở mỗi địa phương. Miền núi sẽ khác miền xuôi, nông thôn sẽ khác thành thị.

Và quan trọng nhất là điều kiện, cơ sở vật chất ở mỗi trường mỗi địa phương để thực thi chương trình này. Với hướng tiếp cận dựa trên năng lực, lấy người học làm trung tâm thì đòi hỏi lớp học cũng phải có quy mô nhỏ, các thiết bị hộ trở dạy học phải đầy đủ. Hơn hết những những nhà quản lý giáo dục, các giáo viên ở các địa phương và các cơ sở giáo dục phải thật sự có nhận thức một cách đầy đủ về hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực. Có như vậy, quá trình thực thi mới hy vọng có những chuyển biến tích cực.

Chúng ta đã từng "trả giá đắt" cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, khi mà đề án này về mặt ý tưởng và lý thuyết thì hết sức thiết thực. Nhưng sau 10 năm thực hiện, chúng ta đã nhận một kết cục khá đau lòng, thất bại và xa rời thực tế. Cái mất mát lớn nhất đó là chúng ta không chỉ lãng phí hàng nghìn tỷ đồng ngân sách quốc gia mà hơn thế nữa, chúng ta đã lãng phí rất nhiều thời gian và nguồn lực của xã hội cho đề án này".

Theo Nguyễn Sóng Hiền/Nghiên cứu sinh tiến sĩ ĐH Newcastle, Australia
Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Hình ảnh vui nhộn gần trăm người dân ở Hải Dương đội nắng thi pháo đất cổ truyền

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng hàng nghìn người dân làng Đông Cao đủ mọi lứa tuổi đã đến xem, cổ vũ cho gần 100 pháo thủ khiến cho không khí nơi đây vui tươi như mở hội...

 Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Rủ nhau tắm sông, 2 trẻ nhỏ ở Quảng Ninh đuối nước

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Một nhóm trẻ rủ nhau đi tắm sông tại khu vực chân cầu Hiệp Thành, (phường Phương Nam, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) không may 2 trẻ bị đuối nước thương tâm.

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Nạn nhân của chiêu trò lừa đảo cài dịch vụ công giả mạo kể lại việc bị chiếm quyền điều khiển điện thoại

Pháp luật - 4 giờ trước

Sau khi 3 đối tượng mạo danh công an liên hệ yêu cầu cập nhật thông tin cá nhân trên ứng dụng dịch vụ công, chị H. (trú tại Hà Nội) cài đặt ứng dụng giả mạo theo đường link các đối tượng gửi và bị chiếm hoàn toàn quyền điều khiển điện thoại, "hack" tài khoản Facebook, Zalo...

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Tìm thấy thi thể 2 học sinh ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi trên sông Hồng

Thời sự - 5 giờ trước

5 học sinh lớp 11 tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm (Hà Nội) rủ nhau ra sông Hồng, đoạn dưới chân cầu Vĩnh Tuy để bơi giải nhiệt ngày nóng nóng, 2 em không may bị đuối nước tử vong.

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Nam sinh lớp 12 tử vong tại bể bơi ở Hưng Yên

Thời sự - 6 giờ trước

Người dân phát hiện một nam sinh lớp 12 bị chìm tại bể bơi Như Quỳnh center, đã sơ cứu nhưng nạn nhân tử vong sau đó.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 29/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 29/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Công an thông tin vụ cửa hàng điện thoại chìm trong biển lửa ở TPHCM

Thời sự - 7 giờ trước

Phát hiện lửa bùng phát tại kho của cửa hàng điện thoại, 3 nhân viên dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng không thành nên tháo chạy ra ngoài.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P1): Những gã giang hồ cộm cán

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Một đêm tháng 4/2017, đường Ngô Gia Tự (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chìm trong những ánh đèn đường vàng oạch, mờ ảo. Từ phía góc khuất bất ngờ xuất hiện 1 người đàn ông loạng choạng, vừa chạy vừa lấy tay đè vào vết thương chảy máu xối xả. Trong đêm tối, vang lên nhưng tiếng hò hét, khuấy động cả một con phố nhỏ.

Top