Tạo ra loài muỗi không truyền bệnh
Đây là cách các nhà khoa học tiêu diệt loài truyền nhiễm nguy hiểm nhưng không để lại những hậu quả về mất cân bằng sinh thái.
Loại muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia không những làm giảm tuổi thọ của muỗi mà còn tiêu diệt các loại vi rút trong cơ thể muỗi. Ảnh minh họa.
Ngủ màn, phun thuốc diệt muỗi, dùng kem chống muỗi, hương trừ muỗi, tiêm văcxin… là phương pháp thụ động. Những tin gần đây cho thấy muỗi gây sốt xuất huyết bắt đầu nhờn với thuốc, ví dụ ở Dăk-lăk, Gia Lai tỷ lệ muỗi bị chết khi phun thuốc chỉ là 28-44% . Muốn diệt hoàn toàn một loài sinh vật là chuyện khó, biết đâu lại gây ra một sự mất cân bằng sinh thái, mang lại hậu quả khó lường.
Dòng muỗi mất khả năng truyền bệnh
Từ lâu người ta đã nghĩ đến biệt pháp “dĩ độc trị độc”, dùng muỗi để diệt muỗi. Chẳng hạn gây vô sinh cho muỗi đực làm muỗi cái không kẻ nối dõi, rồi tự diệt hoặc gần đây biến đổi gen để tạo ra chủng muỗi mới, tuy vẫn có khả năng truyền virut dengue song muỗi cái (chỉ muỗi cái mới truyền bệnh) không thể bay xa.
Tuy nhiên một nghiên cứu đã thành công là gây bệnh cho muỗi Aedes aegypti để chúng mất khả năng gây hại. Các nhà khoa học Trường ĐH Queensland, Australia đã phát hiện một loại vi khuẩn có tên là Wolbachia vốn sống ở ruồi giấm và một số côn trùng khác nhưng chưa tấn công được muỗi.
Họ bèn biến tính chúng để đưa chúng vào Aedes aegypti “nằm vùng” để từ trong đánh ra. Kết quả thật thú vị. Vi khuẩn Wolbachia chẳng những ngăn chặn được virut dengue và các virut gây bệnh khác phát triển trong muỗi mà còn cắt giảm tuổi thọ của những chú muỗi Aedes aegypti đã nhiễm bệnh xuống chỉ còn một nửa.
Thả muỗi đã mắc bệnh này vào môi trường, chúng sẽ cạnh tranh mới muỗi “lành mạnh” trong cuộc sinh tồn và thiết lập một quần thể mới không còn khả năng truyền bệnh. Muỗi đực nhiễm bệnh giao phối với muỗi cái thì trứng sẽ bị ung, không tạo ra được thế hệ sau. Hơn thế nữa, thông thường virut cần khoảng 2 tuần để phát triển trong cơ thể muỗi nhưng rất có thể chưa kịp truyền bệnh thì đã sớm… kết thúc cuộc đời.
Triển khai thực tế
Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đủ cứ liệu và bước vào giai đoạn áp dụng vào thực tế với sự tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates. Trong dự án quốc tế này có sự tham gia của Việt Nam. Việc phóng thả thực nghiệm muỗi kháng sốt xuất huyết đang triển khai ở Australia và vào cuối năm 2011 sẽ kết thúc để đánh giá kết quả.
Theo Bộ Y tế, đến lúc đó, Việt Nam (cùng với Malaysia) sẽ vào cuộc. Theo dự kiến, những con muỗi đã bị nhiễm Wolbachia sẽ được thả tại làng Trí Nguyễn, đảo Hòn Miễu, tỉnh Khánh Hoà.
Đó là một làng có 611 hộ gia đình cộng lại trên 2.300 dân. Đây là địa điểm khá thuận tiện để thử nghiệm vì là nơi cách xa đất liền, biệt lập đối với quần thể muỗi và hàng năm không ít người bị mắc sốt xuất huyết do người dân trên đảo thường dự trữ nứoc ngọt trong chum vại dùng dần. Đây chính là nơi muỗi Aedes aegypti thường đẻ trứng và tồn tại năm này qua năm khác.
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch
Thành tựu y học - 3 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.
Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược
Y tế - 5 năm trướcSử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tế - 5 năm trướcGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.
Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn
Y tế - 5 năm trướcBệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".
Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân
Y tế - 5 năm trướcMột loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.
Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư
Y tế - 5 năm trướcBổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.
Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật
Y tế - 5 năm trướcĐược phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.
Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước
Y tế - 5 năm trướcTrước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.
Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"
Y tế - 5 năm trướcCác nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.
Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn
Y tếGiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.