"Thâm cung bí sử (8-11): Nỗi lo dai dẳng
Giadinh.net - Mẹ Quyên không chỉ buồn vì thiếu sự chăm sóc của con trai mà còn bị một nỗi lo mơ hồ ám ảnh.
Sau khi tiễn ông khách ra cửa, mẹ Quyên mở túi quà ra xem. Trong đó có một chai rượu tây, một tút thuốc lá 3 số và một cục tiền lớn, cầm nặng trĩu cả tay. Số tiền này người đồng chiêm trũng của mẹ kiếm cả đời không ra, nhưng nó khiến mẹ Quyên lo lắng mãi không yên. Con người ta chỉ khi phải bò đi mà kiếm tiền thì mới mong thành người tử tế, còn khi đồng tiền lũ lượt bò đến nhà tìm mình thì rất dễ trở thành hư hỏng. Các cụ xưa từng nói: “Kim ngân hắc tố tâm” (đồng tiền có thể nhuộm đen những trái tim đẹp). Không biết con trai bà đã bao nhiêu lần nhận những cục tiền như thế này? Và khi nào thì nó bị phát giác, khi nào thì nó bị bắt.
Ngày trước, một lần mẹ Quyên bị ốm nặng, con trai bà nấu một nồi cháu hoa để cả hai mẹ con cùng ăn. Bát cháo của mẹ, Quyên đập vào đấy một quả trứng gà, còn bát cháo của nó thì hoàn toàn là cháo trắng. Nó mang bát cháo đến bên giường, đỡ mẹ ngồi dậy rồi bón cho mẹ từng thìa cháo nhỏ. Vì người còn mệt mỏi và miệng còn đắng, mẹ không muốn ăn uống gì, nhưng Quyên nói: “Nếu mẹ không ăn thì con cũng không ăn”. Sợ con trai bụng đói đi học đường xa mà mẹ Quyên phải ăn mấy thìa cháo. Con trai mẹ vừa bón cháo cho mẹ, vừa động viên mẹ ăn cho hết bát cháo. Ngày đó nhà nghèo mà ấm cúng, đói mà không phải buồn lo như bây giờ. Dù rất lo lắng nhưng mẹ Quyên vẫn không dám nói với con trai cái lo của mình. Vì bà không biết nói với con như thế nào. Con trai bà giờ đã làm quan, một bước lên xe, nói một câu cả trăm người vâng dạ. Vậy bà già nhà quê này biết nói gì với con trai đây? Song càng không biết nói gì và không sao nói được thì mẹ Quyên lại càng lo lắng hơn.
Bà còn lo hơn về con gái của Quyên. Mới một tí tuổi đầu mà đã tiêu tiền như nước, ăn chơi bạt mạng. Tối nào nó cũng đi rất khuya mới về, người phờ phạc, rã rượi như con cò gặp bão. Rồi một đêm không thấy nó về. Sáng hôm sau thì cảnh sát gọi điện báo là nó đã bị bắt vì tội sử dụng thuốc lắc trong vũ trường. Bố nó phải nhờ hết ông nọ, bà kia can thiệp nó mới được tha về. Vậy mà nó vẫn nhởn nhơ, coi việc vào đồn cảnh sát là bình thường. Bố nó bảo: “Con là sinh viên, đã lớn rồi, làm việc gì cũng phải suy nghĩ và trước hết là hãy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình”. Nó cãi lại: “Trách nhiệm với gia đình ư? Sao bố dạy con muộn thế? Bố hãy nghĩ xem trách nhiệm của bố với gia đình để ở đâu? Từ ngày được vào trường mầm non đến bây giờ, con chưa một lần được bố đến trường đón. Bạn bè cứ tưởng con không có bố. Con sống với ôsin từ bé đến lớn, ăn cùng ôsin, đến trường cùng ôsin, khi ốm đau, cốc nước, viên thuốc cũng nhận từ tay ôsin. Còn bà thì bị bệnh khớp, hai chân gần như tê liệt, còn chống nạng vào được nhà vệ sinh đã là may mắn lắm rồi. Con gái đứa nào cũng muốn được nương tựa vào bố và tâm sự với mẹ. Nhưng con chưa một lần được mẹ ôm vào lòng để thủ thỉ tâm sự với mẹ. Con thật sự là đứa trẻ mồ côi 100%, mồ côi ngay khi bố mẹ còn sống, còn ganh đua để kiếm tiền và còn vui thú với những tình cảm riêng. Đúng là nhà ta không thiếu tiền, chỉ thiếu tình cảm thôi mà cái đó thì tiền không thay thế được, không mua được”.
Tiểu phẩm của Khánh Hoàng
Câu chuyện thứ 7: Trò hề con nuôi
> Phần 2: Muốn là được
> Phần 3: Bố ơi! Con chết rồi!
> Phần 8: Tất cả đều là hiện thực
> Phần 10: Cơm ôi
> Phần 11: Đa mưu túc kế
> Phần 17: Mặt trái của tình yêu
> Phần 18 : Tham quá hoá dại
> Phần 19 : Đường tới địa ngục |
Câu chuyện thứ VI: Bi kịch chưa có hồi kết
> Phần 6: Sự tàn lụi của tình yêu
> Phần 5: Người tội to nhất
> Phần 4: "Hoạn thư" xưa và nay
> Phần 2: Bất đồng “ngôn ngữ”
|
Câu chuyện thứ V: Chuyện buồn gà mái ghẹ
> Phần 4: Kẻ lừa đảo
> Phần 3: Khế ước bán con
|
Câu chuyện thứ IV: Vụ án chim tu hú
> Phần 5: Trả giá
> Phần 4: TK và OK
> Phần 3: Sai lầm tai hại
> Phần 2: Người thứ ba
> Phần 1: Vụ án chim tu hú |
Câu chuyện thứ III: Bà chủ sang quý
> Phần 8: Bật mí
> Phần 8: Không có sương đêm
> Phần 6: Giấc mơ núi rừng
> Phần 5: Giấc mơ thành phố!
> Phần 4: Người cao số
> Phần 3: Nhân tình thế thái
> Phần 2: Khởi nghiệp
> Phần 1:Bà chủ sang quý |
Câu chuyện thứ I: Những bức thư đọc muộn
> Phần 10: Bàn thắng phút bù giờ
> Phần 9: Bức thư đoạn tuyệt
> Phần 8: "Kẻ thứ 3" lên tiếng!
> Phần 7: "Người điên" trong nhà!
> Phần 6: Lời thách thức nguy hiểm
|
Câu chuyện thứ II: Tình yêu và quyền lực
> Phần 6: Tai họa
|

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đình - 10 phút trướcGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".

3 chị em lấy chồng Tây đến từ 3 nước, cả gia đình 'nói chuyện' bằng chỉ trỏ
Chuyện vợ chồng - 5 giờ trướcBa chị em đều lấy chồng ngoại quốc và các chàng rể đến từ 3 nước khác nhau, do không biết ngôn ngữ của nhau nên gia đình này phải giao tiếp bằng cử chỉ và biểu cảm.

Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'
Gia đình - 5 giờ trướcGĐXH - Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Top cung hoàng đạo 'cao thủ thả thính': Nói chuyện thôi cũng khiến người khác rung động
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Không phải ai cũng nghiêm túc trong chuyện yêu đương. Có những cung hoàng đạo sinh ra đã có sức hút tự nhiên, luôn tạo cảm giác mập mờ khiến người khác phải bối rối, đắm say mà không rõ thật giả.

Người cha cõng con khuyết tật đi học suốt 12 năm sẽ lại cõng con vào đại học
Gia đình - 10 giờ trướcNam sinh khuyết tật được cha cõng đến lớp mỗi ngày suốt 12 năm qua vừa đỗ đại học, người cha khẳng định sẽ đi theo con để cõng cậu tới giảng đường.

Chị gái lấy chồng, em trai cưới vợ cùng ngày, đám cưới nhiều điều thú vị
Chuyện vợ chồng - 23 giờ trướcBố mẹ ở Đồng Tháp đón con dâu về và gả con gái đi trong cùng một ngày, mọi thứ được sắp xếp khéo léo để đám cưới diễn ra trọn vẹn.

Nghỉ việc chăm mẹ 5 năm cuối đời, con gái chết lặng khi đọc tên người nhận di chúc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chị từng tin rằng tình cảm và sự hy sinh sẽ được đền đáp, cho đến ngày mẹ công bố di chúc…

Hai thói quen tốt mà cha mẹ khôn ngoan rèn luyện cho con
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Không cần ép học, không cần la mắng, chỉ cần xây cho con hai thói quen tốt dưới đây, cha mẹ đã đặt nền móng vững chắc cho tương lai con cái.

Hai con thành đạt gửi tiền đều, nhưng người hiếu thảo lúc tôi ngã bệnh lại là đứa con tôi xem thường nhất
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Cả đời đặt niềm tin vào con út thành đạt, cuối cùng người ở bên chăm sóc tôi lại là đứa con trai tưởng chừng "vô dụng". Tôi đã quá muộn để nhận ra ai mới thực sự hiếu thảo.

16 cháu tới nhà nghỉ hè, chú tiêu hết hơn 200 triệu đồng trong gần 2 tháng
Gia đình - 1 ngày trướcĐón 16 người cháu về nghỉ hè, người đàn ông ngày ngày phải dậy sớm đi chợ, mua rất nhiều đồ ăn thức uống, rồi mang về nấu cơm để phục vụ các cháu.

Trẻ có IQ cao thường nói những câu này trước 6 tuổi: Bạn đã từng nghe con nói chưa?
Nuôi dạy conGĐXH - 91% trẻ có IQ cao đều phát triển ngôn ngữ sớm và biết cách thể hiện tư duy khác biệt qua lời nói hằng ngày.