Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo khiếm thị cưu mang trẻ khuyết tật

Thứ sáu, 15:50 19/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Hai mắt anh bị mù do tàn dư của chiến tranh còn vương lại. Nhưng với nghị lực phi thường, anh đã vượt qua số phận, tốt nghiệp đại học chính quy khoa Ngữ văn và mở lớp dạy học, nuôi hàng chục trẻ em khuyết tật.

Thầy giáo khiếm thị cưu mang trẻ khuyết tật 1

Thầy Duy trong một giờ dạy học cho các em. Ảnh: D.N.

 
Vượt lên chính mình

Thầy giáo đó là Đặng Ngọc Duy (SN 1976) ở phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Duy sinh ra trong một gia đình thuần nông ở Xóm Củi. Gia đình anh rất nghèo, hằng ngày cha mẹ phải nai lưng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để nuôi các con. Những ngày bố mẹ không có việc, mấy anh em nheo nhóc bữa đói bữa no.

Năm 13 tuổi, trong một lần Duy đi mò cua bắt ốc, anh vấp phải kíp nổ, bị cướp đi ánh sáng của đôi mắt và một nửa bàn tay trái vĩnh viễn. Sau tai nạn, cả xóm nghèo ai cũng nghĩ tương lai của Duy đã kết thúc, đời anh sẽ sống mãi mãi trong cảnh mù lòa . Không chùn bước trước số phận, Duy năn nỉ ba mẹ đưa anh vào Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng để học lại cấp tiểu học.

Thời gian này, ngoài việc học anh thường trải lòng mình qua những  bài thơ. Trong một lần có nhóm phóng viên báo đài đưa tin làm từ thiện ở ngôi trường này, không bỏ qua cơ hội, anh Duy đem những tác phẩm của mình được ghi chép ở cuốn sổ tay ra giới thiệu. Khi mọi người biết Duy là tác giả những bài thơ đó, ai cũng ngạc nhiên về vốn kiến thức và sự chiêm nghiệm của anh. Một số phóng viên giới thiệu anh cộng tác cho một số tờ báo. Nở nụ cười, Duy nói: “Ngày đó cả trăm bài thơ, tác phẩm do mình sáng tác đã đăng trên Tạp chí Áo trắng, Tuổi 18, Thiếu niên Tiền Phong, Mực Tím… Số tiền nhuận bút nhận được mình đã gửi về phụ giúp gia đình”.

Quyết tâm thực hiện hoài bão lớn, năm 1995, Duy xin phép nhà trường và gia đình đón xe vào Nha Trang sinh sống một thời gian. Thấy miền đất của thành phố biển không phù hợp, anh tiếp tục đón xe vào TPHCM. Có lẽ quãng thời gian hai năm ở Sài Thành đã cho anh chiêm nghiệm tất cả sự cực nhọc, cùng vị đắng cay của một người mù mò mẫm mưu sinh nơi đất khách. Từ làm nhân viên cho các cơ sở massage khiếm thị, cố vấn nhiều cơ sở cách pha chế xà phòng cho đến là thành viên chính của các CLB đi làm từ thiện… Trong một lần đi phát quà cho trẻ em mồ côi ở một ngôi chùa ở quận 7, tại đây, Duy liên tục nghe tiếng đánh vần của các em liên tục phát ra dưới sự chỉ bảo của các sư thầy. Từ đây, trong suy nghĩ của anh đã hình thành tư tưởng sau này sẽ trở thành một người thầy giáo đứng lớp giảng dạy học sinh. 

Nói là làm, ngay trong đêm Duy đón xe về quê và xin vào Trường THCS Nguyễn Huệ và Trường THPT Trần Phú ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam để hoàn thiện bậc THCS và THPT. Thời gian này, mỗi ngày đều đặn, trên chiếc xe đạp cũ, cô em gái chở người anh trai mù học cùng lớp đến trường. Miệt mài bên khung chữ nổi, mỗi ngày đi học, Duy đều mang theo chiếc máy thu âm để ghi lại lời giảng của thầy cô. Qua 7 năm phấn đấu, cuối cùng Duy cũng hoàn thành tốt kỳ thi Đại học – Cao đẳng năm 2004, anh tự tin bước vào giảng đường của Trường Đại học Quảng Nam.

Năm 2008, cầm tấm bằng loại khá của khoa Ngữ văn trên tay mà Duy khóc như một đứa trẻ. Duy vui khi bản thân của mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt hành trình phấn đấu nhưng cũng lo vì không biết có nơi nào dám nhận một người tật nguyền vào làm việc hay không?   

Thầy giáo khiếm thị cưu mang trẻ khuyết tật 2

Cậu bé Tùng chăm chú nghe người cha, người thầy dạy hát.

 
Cưu mang trẻ khuyết tật

Đúng như nỗi âu lo, Duy cầm đơn xin việc mò mẫm khắp nơi nhưng chỉ nhận lại cái lắc đầu. Vì các đơn vị mà anh tìm đến đều cho rằng, thầy giáo mù làm sao đứng lớp giảng dạy được cho học sinh. Không bỏ cuộc, Duy vay mượn bạn bè và gom góp số tiền từ việc bán các tập thơ “Sắc màu âm thanh” do chính anh sáng tác để tìm chỗ thuê nhà mở lớp học tình thương dành cho người khuyết tật.

Đầu năm 2009, được Sở và Phòng giáo dục phê duyệt, “Cơ sở mái ấm Hướng Dương” trên đường Nguyễn Thái Học do Duy làm chủ đã làm lễ khai giảng và đón nhận những đứa trẻ khuyết tật đầu tiên. Hoạt động một thời gian, do lượng học viên ngày càng đông nên Duy chuyển cơ sở qua số 79 đường Tiểu La, TP Tam Kỳ để tiếp tục công việc.

Chúng tôi ghé thăm, khi cơn mưa nhẹ hòa cùng tiếng hát nồng ấm của ông thầy hiệu trưởng mù lòa vang ra từ những khe hở của cánh cửa sổ. Bài hát “Em yêu trường em” của những đứa trẻ tật nguyền cất lên cùng nhịp của cây đàn guitar như xé toang không khí vốn yên ả ở nơi đây. Thấy có khách ghé thăm, những đứa trẻ đứng phắt dậy vòng tay rồi đồng loạt nói: “Chúng cháu chào mấy cô mấy chú đến thăm ạ”.

Hiện cơ sở  nhận và nuôi dạy gần 30 đứa trẻ khuyết tật, mỗi em đều có hoàn cảnh khác nhau. Có em bị khiếm thị, tự kỉ, có em chậm phát triển trí tuệ…tại cơ sở có hai em bị khiếm thị là Nguyễn Thị Sinh (12 tuổi) và Nguyễn Thị Bình (11 tuổi) ở huyện miền núi Bắc Trà My.

Được biết, mỗi tháng chi phí cơ sở nuôi dạy trẻ của thầy giáo mù này là hơn 10 triệu đồng, gồm tiền thuê nhà, tiền lương giáo viên và tiền ăn uống cho các em. Chính vì vậy, hằng ngày ngoài giờ đứng lớp giảng dạy, Duy tất tả đi khắp nơi để kêu gọi nhà hảo tâm, nhà tài trợ. Ngoài vấn đề chăm sóc chu đáo cho hàng chục đứa trẻ ra, điều Duy lo lắng nhất là về vấn đề tài chính của cơ sở.

Mặc dù Duy không thấy, nhưng Duy nghe và nhớ rõ từng đặc điểm của mỗi đứa trẻ khuyết tật ở đây.  Đưa cánh tay còn hai ngón về phía dưới lớp, Duy chậm rãi kể lại từng mảnh vỡ của những số phận. Em Mỹ Lan (17 tuổi) mồ côi cha, mẹ, bị khiếm thị và bại não, trước khi vào đây, Lan cùng bà nội (86 tuổi) đi xin chén cơm bát nước sống qua ngày. Năm 2011, trong một lần người thầy giáo mù đi kiếm nguồn tài trợ, phát hiện rồi đưa Lan về nhận nuôi. Giờ đây, mỗi khi Lan cất giọng hát cả lớp vỗ tay khen ào ào, vì em có chất giọng rất hay, được cơ sở bầu chọn là “giọng ca vàng”.

Nhìn những mảnh vỡ cuộc đời đã ghép lại cùng với người thầy giáo mù dìu nhau bước qua tật nguyền khiến chúng tôi không khỏi nhói lòng. Với những cố gắng đạt được, tháng 12/2010, Đặng Ngọc Duy là một trong 15 đại biểu của tỉnh Quảng Nam được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc. 
 
Du Nguyễn
lanvu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 34 phút trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 1 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Pháp luật - 1 giờ trước

Luật sư Giang Hồng Thanh, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, đã có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý người tạo xu hướng "ra khơi tìm kho báu" gây sốt thời gian qua.

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Người đàn ông ở Bình Định mất 230 triệu đồng vì đối tượng lừa đảo hack Facebook của con gái, sau đó nhắn tin nhờ chuyển tiền để lo cho cháu ngoại đang bị nạn đang cấp cứu ở bệnh viện.

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, các thí sinh dự thi văn bằng 2 sẽ thi một phần thi bắt buộc và một phần thi tự chọn.

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Video: Cộng đồng mạng tranh cãi nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe ô tô trên cao tốc

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Xe ô tô có gắn camera hành trình khi đang di chuyển với tốc độ cao thì bất ngờ gặp xe khách chuyển làn mà không chú ý quan sát, không bật đèn tín hiệu, hậu quả va chạm đã xảy ra.

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Nghĩ ‘mưu’ chiếm đoạt tiền người khác tại cây ATM

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Phát hiện cây ATM nhả tiền chậm, Bình nói với người rút tiền máy hỏng để chiếm đoạt tiền.

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Lo sợ thành tội phạm, nhiều người 'suýt' mất tiền oan

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người sập bẫy...

Top