Thơ thiếu nhi thì phải hay thế này!
GiadinhNet - Có một thời, trẻ con đi học trường làng gắn bó với những bài thơ thiếu nhi trong từng cuốn sách ngả màu, giấy gợn thô ráp và thanh âm trong trẻo mỗi trưa ê a cùng học thuộc lòng như bầy chim non dưới vòm cây mùa hạ...
Bây giờ, trong trí nhớ nhiều người, những bài học từ thuở vỡ lòng rồi vào cấp 1 vẫn được bảo toàn trong ngăn hồi ức tuổi thơ đầy trong trẻo, hồn nhiên như những giọt sương mai trong thơ Phạm Hổ: "Chị ơi vì sao/ Hoa hồng lại khóc?/ Không phải đâu em/ Đấy là hạt ngọc/ Người gọi là sương/ Sao đêm gửi xuống/ Tặng cô hoa hồng...".
Nhắc đến thơ thiếu nhi xưa, dường như ai cũng nhớ chú mèo lười học được minh họa trong sách giáo khoa với hình thù ngộ nghĩnh khi thì vác cây bút chì, khi cuộn trò sưởi nắng trong thơ của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh: "Hôm nay trời nắng chang chang/ Mèo con đi học chẳng mang thứ gì/ Chỉ mang một cái bút chì/ Và mang một mẩu bánh mì con con".
Đôi khi, giữa giờ chơi, cả bầy trẻ nhỏ sẽ chơi trò chơi "Cốc cốc cốc", mỗi đứa trẻ lấp ló bên cánh cửa lớp, lắm khi chồm vào đầu nhau, thành ra chí chát cãi vã thoáng chốc rồi lại cười ngay. Tất cả cùng rồng rắn đọc thơ với điệu đồng dao: "Cua Càng đi hội/ Cõng nồi trên lưng/ Vừa đi vừa thổi/ Mùi xôi thơm lừng/ Cái Tép đỏ mắt/ Cậu Ốc vặn mình/ Chú Tôm lật đật/ Bà Sam cồng kềnh" (Nguyễn Ngọc Phú).

Những tập thơ thiếu nhi xưa
Lý giải chuyện trẻ con thời xưa thường học thuộc lòng dễ dàng những bài thơ tuổi nhỏ, nhiều người cho rằng so với trẻ con ngày nay thì trước đây trẻ chưa bị chi phối nhiều bởi các trò chơi, môn học.
Ngày xưa, với kiểu vừa học vừa chơi, những bài thơ vừa được cô giáo dạy trên bục giảng, giờ ra chơi đã được đọc với điệu đồng dao, trẻ con đem ra trêu chọc nhau hoặc bày trò chơi thích hợp chẳng hạn: "Mèo ta buồn bực/ Mai phải đến trường/ Liền kiếm cớ luôn/ Cái đuôi tôi ốm/ Cừu mới be toáng/ Tôi sẽ chữa lành/ Nhưng muốn cho nhanh/ Cắt đuôi khỏi hết/ Cắt đuôi... ấy chết/ Tôi đi học thôi" dành để "lêu lêu" bạn nào lười đi học (Hoàng Long-Hoàng Lân).
Nói đến năm tháng cắp sách trường làng, hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Đi học". Đây là tác phẩm được tác giả Minh Chính viết từ năm 1959 bằng mực xanh Cửu Long trên giấy thếp khi anh mới 15 tuổi với dòng đề chú: "Kỷ niệm thăm Thản" (một đồi cọ miền trung du). Say này, bài thơ được phổ nhạc và đa phần công chúng nhớ đến nhạc sĩ Bùi Đình Thảo nhiều hơn.
Một bài thơ khác cũng được học trò thế hệ xưa thuộc nằm lòng đó là "Bàn tay cô giáo" đầy "bản sắc" của thời tết tóc đuôi sa, vài manh áo vá: "Bàn tay cô giáo/ Tết tóc cho em/ Về nhà mẹ khen/ Tay cô đến khéo!/ Bàn tay cô giáo/ Vá áo cho em/ Như tay chị cả/ Như tay mẹ hiền" (Định Hải).
Hay ấn tượng đặc biệt là câu đố vui toán học xuất hiện ngay khi có bài thơ của Hoài Khánh: "Bác kim giờ thận trọng/ Nhích từng li, từng li/ Anh kim phút lầm lì/ Đi từng bước, từng bước/ Bé kim giây tinh nghịch/ Chạy vút lên trước hàng/ Ba kim cùng tới đích/ Rung một hồi chuông vang".
Học trò tinh nghịch đã đố nhau: Một ngày có bao nhiêu lần xảy ra trường hợp trên?

"Em cầm tờ lịch cũ/ Ngày hôm qua đâu rồi?"
Nhưng có lẽ, những vần thơ ra đời trong giai đoạn đất nước chiến tranh, hợp tác xã nông nghiệp, thời mậu dịch... vẫn lưu lại dấu ấn nhớ thương, lưu luyến nhất. Từ hình ảnh chú giải phóng quân trở về ngang qua giấc ngủ trẻ thơ: "Chú là chú em/ Chú đi tiền tuyến nửa đêm chú về/ Ba lô con cóc to bè/ Mũ tai bèo bẻ, vành xòe trên vai" (Cẩm Thơ) cho đến những em bé thời mậu dịch sớm quen với chuyện xếp hàng thay bố mẹ: "Bé ra mậu dịch/ Mua kẹo cho em/ Người đông như kiến/ Bé đành nép bên".
Nhà thơ Ngô Văn Phú - tác giả của nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi - từng chia sẻ kỷ niệm về bài thơ về "Tí xíu" rằng ngày xưa những đứa trẻ quê chịu khó lắm, khi mới 7 – 8 tuổi đã phải đỡ đần cha mẹ việc nhà, tự tay làm đồ chơi dân gian và tham gia phong trào vót chông do nhà trường vận động.
"Nhìn những đứa trẻ tay dao tay tre vót nhanh thoăn thoắt với một niềm hứng khởi lạ kỳ, tôi đã không kìm được cảm xúc và viết: Gọi là tí xíu/ Mà chẳng bé đâu/ Vớt bèo trong ao/ Đem về cho lợn/ Tý biết nấu nướng/ Hai bữa cơm canh/ Ngắt lá dứa xanh/ Tý làm chong chóng/ Nhà cửa sạch bóng/ Sách vở gọn gàng ", ông nói.

"Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa"
Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp, hẳn rằng cả người lớn lẫn trẻ con đều thích thú trước hình ảnh mới mẻ, ngộ nghĩnh của những chú nghé đi thi, vừa đi vừa nhảy trong thơ Huy Cận.
Lạ lùng nữa là với trẻ con, ngay cả một tờ lịch cũ cũng gợi mở nhiều cảm xúc xen lẫn tò mò: "Em cầm tờ lịch cũ/ Ngày hôm qua đâu rồi/ Ra ngoài sân hỏi bố/ Xoa đầu em bố cười/ Ngày hôm qua ở lại/ Trong hạt lúa mẹ trồng/ Cánh đồng chờ gặt hái/ Chín vàng màu ước mong" (Bế Kiến Quốc).
Năm 1980, nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ "Mùa thu của em" với những câu thơ trong veo, tựa như cơn gió mang theo hương sen hương cốm: "Mùa thu của em/ Là vàng hoa cúc/ Như nghìn con mắt/ Mở nhìn trời êm/ Mùa thu của em/ Là xanh cốm mới/ Mùi hương như gợi/ Từ màu lá sen". Bài thơ là món quà của nhà thơ tặng cho con trai Quang Anh mới lên 7 tuổi, bắt đầu chập chững vào lớp 1.
Sau khi hoàn thành bài thơ, được in báo, tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường... dòng đề tặng con trai Quang Anh đã được lược đi trở thành món quà chung của nhiều trẻ nhỏ ngày tựu trường với đầy đủ ý nghĩa trường lớp, bạn bè và những bài học mới.
Những bài thơ thiếu nhi đầy xúc cảm ấy luôn mang đến cho những ai từng là trẻ con "thời đất nước gian lao" cảm giác thân thương, tiếc nuối. Ấy là cái thuở: "Mồng 1 tháng 6/ Tết của thiếu nhi/ Mẹ đưa em đi/ Sắm quà mậu dịch". Cái hay ở thơ thiếu nhi xưa chính là năng lực gợi mở về cảm xúc cho trẻ nhỏ. Để rồi, theo thời gian, những vần thơ ấy cứ đọng mãi trong tâm hồn khiến bất cứ ai cũng rưng rưng, xao xuyến khi nhắc nhớ.
T.Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Ngọc Trinh lại gây tranh cãi với trang phục hở bạo
Giải trí - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một thời gian ít xuất hiện, lần trở lại này của Ngọc Trinh tiếp tục gây chú ý với trang phục xuyên thấu, cắt xẻ táo bạo.

Xuất hiện trong video gây tranh cãi, Hương Baby - vợ ca sĩ Tuấn Hưng lên tiếng
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Doanh nhân Hương Baby - vợ ca sĩ Tuấn Hưng vừa lên tiếng về khoảnh khắc đang gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nữ diễn viên xuất thân từ fashionista đang gây sốt khi đảm nhận nữ du kích 'Địa đạo' là ai?
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Fashionista Hồ Thu Anh đang gây chú ý khi đảm nhận vai nữ chiến sĩ du kích quả cảm trong phim "Địa đạo". Đời thường, Hồ Thu Anh sở hữu nhan sắc cá tính với mái tóc ngắn và gương mặt góc cạnh.

Diễm My 9X gây ngỡ ngàng với nhan sắc 'gái một con'
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Diễm My 9X dù đã sinh con nhưng mỗi lần xuất hiện lại khiến fan trầm trồ khi vẫn giữ được vóc dáng thon gọn, nhan sắc thăng hạng chuẩn "gái một con".

Gia đình Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lại nhận tin vui
Giải trí - 10 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh từ khi lấy chồng đã liên tục đón nhận những tin vui trong công việc lẫn cuộc sống. Mới đây, chồng của cô lại nhận thêm chức Chủ tịch tại một công ty.

Phim về đất thép Củ Chi – 'Địa đạo' thu 12 tỷ đồng sau một ngày ra rạp
Giải trí - 11 giờ trướcGĐXH - Khởi chiếu từ 19h ngày 2/4, phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã thu về gần 12 tỷ đồng, tính đến trưa 3/4.

'Mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh và Trương Ngọc Ánh hội ngộ màn ảnh rộng
Xem - nghe - đọc - 11 giờ trướcGĐXH - Ngôi sao điện ảnh Kiều Chinh, Trương Ngọc Ánh hội ngộ trong dự án điện ảnh quốc tế "Chrysalis - Chiếc kén" của đạo diễn người Mỹ - Jordan Schulz.

NSND Xuân Bắc xúc động, mong muốn khán giả trẻ ủng hộ và đi xem ‘Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối’
Xem - nghe - đọc - 13 giờ trướcGĐXH - Sau khi xem xong phim “Địa Đạo”, NSND Xuân Bắc xúc động và bày tỏ mong muốn khán giả tích cực ủng hộ bộ phim, nhất là các bạn trẻ.

Nữ diễn viên quê Hà Tĩnh đóng vai vợ Doãn Quốc Đam trong 'Phố trong làng' có đời thực ra sao?
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Lệ Quyên - nữ diễn viên quê Hà Tĩnh từng gây ấn tượng với khán giả qua vai diễn Thương trong "Phố trong làng". Sau ít năm phim lên sóng, cuộc sống đời thực nữ diễn viên xứ Nghệ ra sao?

MC Cát Tường đóng cửa sân khấu sau 7 tháng hoạt động
Giải trí - 15 giờ trướcMC Cát Tường quyết định đóng cửa sân khấu mang tên mình ở Quận 1, TPHCM kể từ ngày 1/4.

Nam NSƯT quê Nghệ An gây thương nhớ với khán giả qua các ca khúc nhạc đỏ có đời thực ra sao?
Giải tríGĐXH - NSƯT Vũ Thắng Lợi quê Nghệ An được xem là giọng ca trẻ nổi bật trong dòng nhạc đỏ . Ngoài sự thăng hoa trên sân khấu, anh có đời thực ra sao?