Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thúc đẩy ưu tiên cho KHHGĐ

Thứ sáu, 10:04 17/12/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet- Tăng cường cam kết và nguồn lực đầu tư là nội dung chính được đề ra và tập trung giải quyết tại "Hội nghị tham vấn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về KHHGĐ: Giải quyết các thách thức" vừa được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 8-10/12.

Hội nghị diễn ra với sự tham dự của đại diện 24 nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đoàn Việt Nam, do TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu, đã có tham luận quan trọng tại Hội nghị này.
 
Cần phá vỡ sự trì trệ
 
Theo các đánh giá được đưa ra tại Hội nghị, những năm gần đây chương trình KHHGĐ ở các quốc gia trong khu vực đang bị mất dần động lực.
 
Sự đầu tư của chính phủ các nước và các nguồn tài trợ ngày càng giảm mạnh, đang gây ra tình trạng trì trệ của công tác KHHGĐ ở nhiều nước trong khu vực. Ý nghĩa cấp bách phải giảm tăng trưởng dân số bị coi nhẹ.
 
Trong các tham luận và trình bày của mình, các nước đã thẳng thắn đưa ra và phân tích các thách thức đang gặp phải.
 
Đặc biệt, sự lo lắng tập trung vào các vấn đề đầu tư ngân sách cho KHHGĐ đang giảm sút mạnh; sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ KHHGĐ và nhu cầu KHHGĐ chưa được đáp ứng ở mức độ cao.
 
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thấp ở thanh niên đã kết hôn và sự tiếp cận rất hạn chế ở thanh niên chưa kết hôn do các rào cản về văn hóa, xã hội và kinh tế.
 
Tỷ lệ nạo phá thai vẫn tăng ở nhóm vị thành niên và thanh niên; sự phụ thuộc quá nhiều về phương tiện tránh thai vào các nhà tài trợ.
 
Thiếu hệ thống quản lý hậu cần hoạt động hiệu quả; chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo tăng lên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xu thế giảm sinh và việc sử dụng các biện pháp KHHGĐ; KHHGĐ phải được tuyên truyền và nhận thức như là một trong các quyền sinh sản, không phải là cơ chế kiểm soát dân số...
 
Đứng trước những nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai về những hệ lụy của việc mức sinh cao, sự gia tăng dân số nhanh sẽ là thảm họa phát triển, Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Hội đồng quốc tế về Quản lý các chương trình Dân số (ICOMP) - đơn vị tổ chức Hội nghị đã cùng các nước đề ra các mục tiêu.
 
 Mục tiêu chính được đưa ra là phải gấp rút vận động chính phủ các nước và các tổ chức xã hội dân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chú trọng đến việc phải dành ưu tiên cao hơn nữa cho các chương trình KHHGĐ.
 
Từ đó tăng cường đầu tư cho KHHGĐ để  đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt để đảm bảo việc tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ SKSS.
 

Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy (giữa) cùng đoàn Việt Nam tại hội nghị Tham vấn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 
Tăng cường các cam kết và ưu tiên
 
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy - Trưởng đoàn Việt Nam - khẳng định cam kết cao của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối với công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ).
 
Nhờ những cam kết cao đó, Chương trình DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đặc biệt xuất sắc về giảm sinh.
 
Năm 2005, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con).
 
Thành công của Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam: Góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ (Mục tiêu 5) và giảm tử vong ở trẻ em (Mục tiêu 4); tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ (Mục tiêu 3); giảm tình trạng đói nghèo (Mục tiêu 1).
 
Bên cạnh những thành công của công tác DS- KHHGĐ ở Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy cũng nêu ra các vấn đề và thách thức mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới.
 
Đó là mức sinh còn biến động khó lường; mất cân bằng giới tính khi sinh bước vào mức cao; vấn đề già hóa dân số; chất lượng dân số thấp; làm sao tận dụng cơ hội "dân số vàng"
 
Thách thức trong việc cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ; di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu tư vấn và cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ cho người di cư ngày càng lớn; tình trạng nạo phá thai của vị thành niên, thanh niên ngày càng tăng...
 
Đại biểu các nước, đặc biệt là các nước ở Thái Bình Dương bày tỏ sự mong muốn được chia sẻ, học tập kinh nghiệm thành công của công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam.
 
Đối với các thách thức mới xuất hiện của công tác DS-KHHGĐ, các chuyên gia của UNFPA, ICOMP và các viện nghiên cứu cũng rất chia sẻ và đánh giá cao sự nhạy bén của Việt Nam trong việc phát hiện và chủ động giải quyết các thách thức này.
 
Kết thúc Hội nghị, Chương trình hành động đã được đưa ra nhằm kêu gọi các nước, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội dân sự tăng cường cam kết cung cấp nguồn lực cho KHHGĐ
 
Xây dựng các kế hoạch hành động đề ra các thay đổi chính sách và chương trình nhằm đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi các dịch vụ SKSS bao gồm KHHGĐ với việc dành ưu tiên đáp ứng nhu cầu của các nhóm người có hoàn cảnh khó khăn.
 
Các mục tiêu cụ thể của Hội nghị
1. Đánh giá về tình hình giảm sinh và thực trạng hiện nay của các chương trình KHHGĐ ở Châu Á - TBD - các thành công, thách thức, đối phó với các nhu cầu đang thay đổi.
2. Rà soát thực trạng an ninh hàng hóa SKSS với việc tập trung cụ thể vào dự báo nhu cầu phương tiện tránh thai (PTTT), tính sẵn có và hậu cần để đảm bảo sự phân phối hợp lý PTTT.
3. Phân tích các thách thức trong cung cấp dịch vụ công bằng, có chất lượng, trong đó có việc đáp ứng các nhu cầu chưa được đáp ứng của vị thành niên.
4. Xây dựng các chiến lược nhằm đảm bảo "cách tiếp cận trên cơ sở quyền" đối với  KHHGĐ trong bối cảnh thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ.
5. Đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo nguồn lực cho KHHGĐ và các hệ lụy do thiếu ngân sách để đưa ra các khuyến nghị hành động.
 
Đinh Huy Dương
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ-
Tổng cục DS- KHHGĐ, Bộ Y tế
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Top