Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của phụ nữ dân tộc Mông huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Thứ năm, 15:53 24/11/2011 | Dân số và phát triển

Người Mông ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là những người Mông nghèo ở Cao Bằng mới di cư đến từ những năm cuối 1970.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Cả nước có 54 dân tộc. Dân tộc Mông có khoảng 56 vạn người, đứng hàng thứ 8 về dân số. Người Mông sống rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng.... Người Mông ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) là những người Mông nghèo ở Cao Bằng mới di cư đến từ những năm cuối 1970; phong tục tập quán còn lạc hậu ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng. Để đánh giá thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ Mông ở Đồng Hỷ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành về sức khoẻ sinh sản (SKSS) của phụ nữ Mông ở các bản vùng cao huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
 
Đối tượng: Phụ nữ dân tộc Mông 15 - 49 tuổi có chồng, có con dưới 5 tuổi.

Địa điểm: Các bản vùng cao hoàn toàn người Mông của 2 xã Tân Long và Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang trong dịch tễ học mô tả để nghiên cứu.

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn xã là chọn chủ đích. Chọn các bản vùng cao cũng chủ đích, các bản này phải là những bản chủ yếu là người Mông sinh sống. Chọn tất cả hộ gia đình người Mông trong bản có phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng, có con dưới 5 tuổi.

* Chỉ tiêu nghiên cứu: Về kinh tế, văn hoá; về chăm sóc trước, trong và sau sinh; về thực hiện chương trình DS - KHHGĐ. Chỉ số đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS bao gồm 3 mức độ tốt, trung bình, kém.

Phỏng vấn trực tiếp với đối tượng điều tra (phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng) tại các hộ gia đình, và ghi chép vào phiếu in sẵn.

* Thời gian điều tra: 6/2003

2. Kết quả nghiên cứu
 
Nghiên cứu 139 phụ nữ Mông ở 139 hộ gia đình của họ về sức khoẻ sinh sản thu được các kết quả sau:

Bảng 1. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của các hộ gia đình Mông

Thực trạng kinh tế, văn hoá, xã hội của các hộ gia đình Mông rất khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo cao, tỷ lệ hộ ở nhà tạm cao, tỷ lệ có phương tiện truyền thông thấp. Đây là yếu tố khó khăn cho việc thực hiện các chương trình y tế nói chung, sức khoẻ sinh sản nói chung ở khu vực người Mông này.

Bảng 2. Một số thông tin chung về các hộ gia đình và bà mẹ người Mông ở các điểu điều tra

Phụ nữ Mông điều tra chủ yếu ở lứa tuổi 24 - 34 (48,2%). Lứa tuổi này là lứa tuổi sinh đẻ mạnh, nhưng họ có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là mù chữ, biết đọc biết viết (93,53%). Đây sẽ là khó khăn cho chúng ta tiến hành các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ nói chung nhất là sức khoẻ sinh sản.
 
Bảng 3. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ người Mông

Công tác chăm sóc trước khi sinh cho các bà mẹ Mông chưa tốt: Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai, tiêm phòng uốn ván rất thấp (18,71% & 28,78%). Công tác chăm sóc trong sinh cũng chưa được chú ý: Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà rất cao (97,84), trong khi đó chủ yếu các bà mẹ đẻ tại nhà không có cán bộ y tế giúp đỡ (94,96%).

Bảng 4. Tình hình chăm sóc cho trẻ em của người mẹ

Kết quả trên cho chúng ta thấy chương trình nuôi con bằng sữa mẹ ở người Mông tương đối khá, nhưng tiêm chủng mở rộng thì lại quá kém: Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ thấp. Lý do chính là do nghèo, học vấn thấp, tác động của y tế.

Bảng 5. Tình hình thực hiện chương trình DS - KHHGFF ở các điểm điều tra

Tỷ lệ do các cặp vợ chồng người Mông áp dụng BPTT tương đối khá, trong các BPTT chủ yếu vẫn là đặt vòng (48,2%). Đây là một kết quả tốt có lẽ nhóm phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu chủ yếu còn trẻ, được truyền thông về DS - KHHGĐ nhiều nên đã đạt kết quả đáng kể.

Bảng 6. Lý do không áp dụng các biện pháp tránh thai

Lý do hàng đầu không áp dụng BPTT là nuôi con nhỏ, sau đó là gia đình phản đối. Trong các lý do này chúng tôi thấy lý do đầu giải quyết dễ vì sau khi nuôi con nhỏ chúng ta vận động số này sẽ thực hiện nhiều. Số gia đình phản đối cần giáo dục tích cực hơn, không phải hành vi của vợ mà cả hành vi của người chồng về DS - KHHGĐ cần phải chuyển.

Bảng 7. Thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành (dưới đây viết theo tiếng Anh là KAP) về chăm sóc trước khi sinh của người phụ nữ

 
Kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ Mông trong chăm sóc trước sinh còn rất thấp, mức độ KAP khá thấp (40,29%; 35,85% và 21,58%)
 
Bảng 8. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành KAP trong sóc trong và sau sinh của người phụ nữ
 

Kiến thức thái độ thực hành của phụ nữ Mông trong chăm sóc trong và sau sinh đều còn rất thấp, mức độ KAP khá thấp (36,69%; 30,26% và 21,58%). Kết quả này tương tự kết quả chăm sóc trước sinh.

Bảng 9. Thực trạng KAP thực hiện DS - KHHGĐ của người phụ nữ

Kiến thức thái độ thực hành của phụ nữ Mông trong chương trình DS - KHHGĐ đều còn rất thấp, mức độ KAP khá thấp (33,81%; 25,18% và 37,41%).
 
3. Kết luận
 
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản của 139 phụ nữ dân tộc Mông tại các hộ gia đình ở 2 xã Văn Lăng và Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, rút ra một số kết luận sau:

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ Mông ở độ tuổi sinh đẻ đối với việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hoá gia đình còn chưa tốt. Kiến thức khá mới đạt từ 33,69% đến 40,29%, "thái độ" khá mới đạt từ 25,18% đến 35,97%; "thực hành" khá mới đạt từ 21,58% đến 37,41%.

Khuyến nghị

1. Cán bộ y tế và dân số cần phối hợp với các ban ngành và tổ chức xã hội ở xã để tăng cường Truyền thống - Giáo dục sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ Mông ở các bản vùng cao.

2. Đảng và chính quyền các xã vùng cao cần tăng cường hơn nữa các hoạt động kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ người dân tộc Mông ở các bản vùng cao của xã..

Theo TS Đàm Khải Hoàn và cộng sự
(Tạp chí DS&PT, số 2/2004, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top