Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm đối tượng đặc thù sinh con dị tật, dị dạng tại 4 tỉnh

Thứ năm, 16:43 24/11/2011 | Dân số và phát triển

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cho phép tiến hành ''Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm đối tượng đặc thù sinh con dị tật, dị dạng tại 4 tỉnh: Hải Dương, Quảng Nam, Đồng Nai và Cần Thơ'.

I. Đặt vấn đề

Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 đặc biệt quan tâm đến chất lượng dân số, cũng như vấn đề giảm tỷ lệ sinh con khuyết tật. Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan vẫn còn một số lượng không nhỏ các cặp vợ chồng sinh con dị tật, dị dạng trước 1975 ở miền Bắc, và sau giải phóng miền nam trong phạm vi cả nước. Mắc HIV/AIDS năm 1990 mới phát hiện có 01 trường hợp đến năm 2003 đã có hàng trăm nghìn trường hợp, trải khắp cả 64 tỉnh, thành trong cả nước. Số trẻ em dị tật, dị dạng hoặc nhiễm vi rút HIV được sinh ra ngày càng tăng đã để lại nỗi đau nhức nhối cho gia đình và xã hội, tạo gánh nặng phúc lợi công cộng, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Việc sinh con dị tật, dị dạng ở Việt Nam do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân bị ảnh hưởng của chất độc hoá học, đặc biệt chất độc hoá học màu da cam do Mỹ rải xuống miền Nam nước ta trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là nguy cơ nặng nề nhất với dân tộc Việt Nam nói chung và đối với đối tượng đặc thù nói riêng. Hậu quả của nó kéo dài nhiều thế hệ. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số Việt Nam.

Trước thực trạng đó, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cho phép tiến hành ''Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở nhóm đối tượng đặc thù sinh con dị tật, dị dạng tại 4 tỉnh: Hải Dương, Quảng Nam, Đồng Nai và Cần Thơ''. Khảo sát, đánh giá này được triển khai tại 12 huyện, 60 xã của 4 tỉnh nói trên với 712 cặp vợ chồng sinh con dị tật, dị dạng và 100 cán bộ quản lý công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em, cán bộ các ban ngành có liên quan như; Y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, ngành lao động - thương binh và xã hội, Hội nông dân…; khảo sảt được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2003.

II. Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng đặc thù sinh con dị tật, dị dạng qua khảo sát

1. Đặc trưng của đối tượng điều tra, khảo sát

1.1. Độ tuổi của các cặp vợ chồng sinh con dị tật, dị dạng ở 4 tỉnh cho thấy, số cặp vợ chồng từ 40 tuổi trở lên có con dị tật, dị dạng cao. Khảo sát 175 trường hợp ở tỉnh Quảng Nam, tuổi đời bình quân là 39,3. Đây là những người đã từng sống, chiến đấu, làm việc trong khu vực Mỹ rải chất độc hoá học.

1.2. Về giới tính và sức khoẻ: Trong số 712 người thay mặt cho gia đình tham gia trả lời các câu hỏi thì có 153 nam, chiếm 21,4% và 559 nữ, chiếm 78,6%. Các cặp vợ chồng sinh con dị dạng phần lớn sức khoẻ bình thường (chiếm 92,1%), chỉ có gần 8% chồng hoặc vợ của các cặp được khảo sát có dị tật.

1.3. Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân đầy đủ chiếm vị trí cao nhất, 87,2% (người bình thường 93,9%), li thân chiếm 1,9% (người bình thường 0,7%); li dị chiếm 3,6% (người bình thường 1,7%); goá chiếm 3,8% (người bình thường chỉ chiếm 1,7%). Đặc biệt có 3,6% chưa từng kết hôn nhưng đã có con dị dạng.

1.4. Về số con: Gia đình có 1 con chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,9%; gia đình có 2 con chiếm 33,3% và 3 con chiếm 21,4%, trên 3 con chiếm 30,4%. Như vậy, gia đình có từ 3 con trở lên vẫn còn chiếm số đông.

 1.5. Về mức sống: Có 41,3% gia đình cho rằng mức sống của gia đình mình hiện nay thuộc loại bình thường, đủ ăn, hơn 12% thuộc loại khá, còn lại là gia đình có mức sống khó khăn, nghèo chiếm tỷ lệ cao (34,1%) và rất nghèo khổ chiếm 10,6%.

2. Tình trạng sức khoẻ của thai nhi ở các lần mang thai

Trong số 712 người được hỏi có 706 đối tượng trả lời về vấn đề mang thai và sức khoẻ của thai nhi. Kết quả cho thấy, ngay từ lần mang thai 1, lần 2, lần 3, lần 4... đã có tỷ lệ nạo, hút thai song giảm dần (1,5% và 1,2%; 1,2%). Hiện tượng nạo phá thai của đối tượng đặc thù ở các tỉnh điều tra đều cao hơn mức chung của toàn quốc (mức toàn quốc là 1,08%), con số này ở nông thôn là 1,05%)[1]. Sảy thai giảm dần theo lần mang thai (lần 1: 3,4%; lần 2: 3,2%; Lần 3: 1,7%; lần 4: 1,7% và lần 5: 0,6%).

Tổng số trẻ em được sinh ra của 712 đối tượng khảo sát là 1.865 cháu. Như vậy, số con bình quân trên một phụ nữ là 2,6 trẻ (con số chung của cả nước trên một phụ nữ là 2,28). Số con sinh ra bị dị tật, dị dạng là 727 cháu, chiếm 38,98% tổng số cháu là con của các đối tượng đặc thù được khảo sát sinh ra.

Sau khi sinh con dị tật, dị dạng chỉ có 45,0% số người dự định không sinh con nữa, và 50,0% tiếp tục sinh con, có 5% đối tượng sinh con dị tật, dị dạng lưỡng lự. Như vậy, số người mong muốn sinh thêm con vẫn còn nhiều - trên 50,0%.

III. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) của các cặp vợ chồng sinh con dị tật, dị dạng

1. Hiểu biết về các BPTT của nhóm đối tượng đặc thù

1.1. Nhóm đối tượng đặc thù biết các biện pháp tránh thai vượt trội, chiếm tỷ lệ khá cao (97,6%). Đây là cơ sở rất tốt cho việc thực hiện KHHGĐ. Cần Thơ là tỉnh có 100,0% số người được hỏi trả lời biết các biện pháp tránh thai. Tỷ lệ người trả lời nói không biết ở các tỉnh cao nhất là Quảng Nam (4%); Đồng Nai (3,3%) và Hải Dương (2,2%).

Nhóm tuổi 30 - 39 có 250 người/252 người biết các biện pháp tránh thai, chiếm 99,2%, tiếp theo là nhóm 40 - 49 chiếm 90,7%.

1.2. Trạm y tế xã và cộng tác viên dân số là hai nguồn cung cấp chủ yếu các phương tiện tránh thai cho các đối tượng được điều tra. Điều này phù hợp với nhận định của cuộc điều tra đánh giá biến động dân số.

Các nguồn thông tin giúp cho nhiều người tiếp nhận được về KHHGĐ là cán bộ dân số xã (81,9%); cán bộ y tế xã (81,0%) sau đó đến các phương tiện truyền thông (62,4%); Hội Liên hiệp Phụ nữ (61,4%).

2. Tình hình sử dụng BPTT của nhóm đối tượng đặc thù

Hiện tại cả nước có 76,9% số người trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện pháp tránh thai. Điều tra ở bốn tỉnh cho thấy, đối tượng này có số người sử dụng biện pháp tránh thai là 64,3%, thấp hơn toàn quốc.

Các đối tượng sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai cao nhất: Cần Thơ (73,2%); Hải Dương 11,2%; Đồng Nai 44,6% và Quảng Nam 57,6%. Thuốc viên tránh thai: Cần Thơ 10,9%; Hải Dương 53,6%; Đồng Nai 12,2% và Quảng Nam là: 6,4%. Số người dùng bao cao su ở ba tỉnh Đồng Nai, Hải Dương và Cần Thơ theo tỷ lệ là: 24,0%; 11,5% và 23,2%.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng đặc thù sinh con dị dạng hiện nay đang sử dụng nhiều nhất là dụng cụ tử cung, thuốc viên tránh thai và bao cao su.

Lí do các đối tượng không sử dụng các biện pháp tránh thai là: “Muốn sinh thêm con” (20,1%), “Không biết cách sử dụng” chiếm 17,7%. Số người có ý định sử dụng biện pháp tránh thai khác trên 30 người, trong khi đó số người có ý định không sử dụng biện pháp tránh thai khác cao nhất là 181 trường hợp của cùng nhóm tuổi 30 - 39.

3. Hoạt động hỗ trợ thực hiện KHHGĐ ở địa phương
Kết quả khảo sát cho thấy, số người nói rằng được giúp đỡ thường xuyên (372/612), chiếm 60,7%; giúp đỡ không thường xuyên (201/612), chiếm 32,8%. Điều đó nói lên sự tích cực hoạt động của cán bộ dân số và cán bộ y tế xã. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho các đối tượng thực hiện KHHGĐ. Các hình thức giúp đỡ của cán bộ dân số và ytế xã được đề cập tới là:

Cấp phát phương tiện tránh thai miễn phí: 44,1%
Tư vấn về sử dụng biện pháp tránh thai: 42,3%
Thăm khám và theo dõi: 12,7%; khác: 0,9%
Công tác cấp phát và tư vấn phương tiện tránh thai chiếm vị trí cao ở tất cả các nhóm tuổi.

Xem xét vấn đề miễn phí và không miễn phí theo khảo sát thu được ở các tỉnh cho thấy: Đồng Nai có tỷ lệ không thu tiền rất cao ( 99,3%); Cần Thơ chiếm 92,8%; ở Hải Dương phản ánh 51,1% có thu tiền. Trả lời câu hỏi chi phí để sử dụng biện pháp tránh thai hiện nay thế nào? cho thấy: có 0,5% cho rằng quá cao; 28,1% cho rằng bình thường và 71,5% trả lời không biết. Thực tế điều tra cho thấy: các loại phương tiện tránh thai được cấp phát miễn phí hay phải trả tiền, các đối tượng vẫn chưa biết rõ.

IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận

 1.1. Về nhóm đối trượng đặc thù

- Đối tượng chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 39 tuổi là 64,5%, trong đó nhóm 21 – 29 tuổi chiếm 16,2%.

- Tỷ lệ đã có 1 - 3 con sống là 69,6% trong đó 48,2% đã có 1 - 2 con sống. Đặc biệt là 30,4% đã có từ 3 - 9 con sống.

- Tỷ lệ đối tượng có hoàn cảnh kinh tế nghèo và rất nghèo chiếm 45,2% (32,3% còn ở nhà tranh tre; 20% sử dụng nước ao, hồ).

1.2. Lịch sử sức khoẻ và sinh sản

- 87,2% đối tượng hai bên nội ngoại không có di truyền, dị tật bẩm sinh.

- Tỷ lệ sơ sinh bị dị tật, dị dạng sau các lần sinh không có quy luật, nhưng tỷ lệ cao: từ 31,8% đến 43,6%

- Tỷ lệ có thai sinh đẻ bình thường sau các lần sinh từ 90 – 96%. Tỷ lệ xảy thai, đẻ non, thai chết lưu… trong các lần có thai từ 5 –10%.

- Sau các lần sinh con dị tật, dị dạng, có 45% không muốn sinh thêm con. Nhưng còn 55% muốn tiếp tục sinh con hoặc còn lưỡng lự.

- Lý do muốn sinh thêm con cao nhất là để hy vọng có đứa con lành: 68 - 73%; tiếp theo là muốn có đủ con trai, con gái để đề phòng rủi ro…

1.3. “Chương trình chăm sóc phụ nữ có thai và kế hoạch hoá gia đình” đã tác động trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em và phụ nữ. Năm 2002 tỷ lệ phụ nữ khi sinh đẻ được cán bộ y tế chăm sóc đạt 93,8%”[2]. Đối với phụ nữ của nhóm đối tượng đặc thù, vấn đề sức khoẻ đang được đặt ra. Tỷ lệ nạo hút thai, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu mỗi lần mang thai còn rất cao. Đặc điểm phụ nữ của các đối tượng này sinh nhiều lần, có người đã trải qua 9 lần sinh. Đặc biệt khi sinh con bị khuyết tật lại càng đau buồn và tổn hại đến sức khoẻ. Yếu tố sức khoẻ đã tác động thay đổi các quyết định, thực hiện KHHGĐ.

1.4. Kiến thức và nguồn cung cấp thông tin về BPTT

- Có 97,6% đối tượng biết đến các BPTT, trong đó có 82,3% biết biện pháp đặt vòng tránh thai; 58,6% biết biện pháp triệt sản; 87% biết về thuốc uống; 23,1% biết về thuốc tiêm, thuốc cấy; 71,2% biết về bao cao su.

- Nguồn cung cấp thông tin về BPTT cho đối tượng cao nhất là do cán bộ dân số và cán bộ y tế xã 84,9%; tiếp theo là Hội Liên hiệp phụ nữ và phương tiện truyền thông 61 - 62,4%.

1.5. Tình hình sử dụng BPTT

- Có 66,4% đối tượng đang sử dụng BPTT, trong đó cao nhất là ở Đồng Nai và Cần Thơ, thấp nhất ở Quảng Nam.

- Tỷ lệ sử dụng các BPTT cao nhất là đặt vòng 47,2%; thuốc viên 20,1%; bao cao su 14,1%; triệt sản 10,6%.

- Sử dụng BPTT sau lần sinh thứ nhất là 74,8%; sau lần sinh thứ hai là 68,0%; nhưng sau lần sinh thứ ba thì tỷ lệ này chỉ chiếm 43,9%.

2. Kiến nghị

1. Sinh những đứa con dị tật, dị dạng là một nỗi thất vọng lớn đối với các cặp vợ chồng song họ hy vọng “còn nước, còn tát” nên càng cố sinh thêm để có con bình thường. Kết quả điều tra cho thấy các cặp vợ chồng dưới 39 tuổi có 1 - 3 con chiếm 64,5 - 69,6%, có hoàn cảnh kinh tế nghèo và rất nghèo. Vì vậy, đề nghị Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có chính sách riêng cho đối tượng đặc thù, hỗ trợ vật chất để đối tượng đặc thù thực hiện các BPTT lâu dài, hạn chế số trường hợp sinh con dị tật, dị dạng tiếp theo.

2. Tỷ lệ sử dụng BPTT ở nhóm đối tượng đặc thù mới đạt 66,4% trong cơ cấu sử dụng BPTT. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tạm thời như đặt vòng, thuốc tránh thai, bao cao su chiếm 81,4%; tỷ lệ sử dụng triệt sản chiếm 10,6%. Do đó, truyền thông là một yếu tố tác động rất mạnh và trở thành những động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động. Đối với các đối tượng đặc thù, nội dung và phương tiện truyền thông cần phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống của họ để đưa thông tin đến mọi người, mọi nhà, giúp họ thay đổi hành vi.

Đề nghị Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp tăng cường truyền thông vận động và cung cấp biện pháp triệt sản. Đồng thời nghiên cứu triển khai dự án sàng lọc sơ sinh cho đối tượng đặc thù nhằm chủ động và tự nguyện loại bỏ những thai nhi phát hiện dị tật, dị dạng từ trong bào thai, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cần phối hợp với các ngành hữu quan nghiên cứu chỉ đạo điều tra khảo sát và thu thập thông tin chuyên ngành để có tư liệu tổng thể xây dựng chiến lược tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ với nhóm đối tượng đặc thù để chủ động giải quyết vấn đề trẻ em dị tật, dị dạng và có giải pháp phù hợp với chính sách.

Theo TS. Nguyễn Thế Huệ
Giám đốc, Trung tâm nghiên cứu Dân số và Phát triển (Viện Khoa học xã hội Việt Nam)
(Tạp chí DS&PT, số 6/2004, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)

[1]Điều tra biến động dân số và KHHGĐ, NXB. Thống kế 2003,tr.69.

[2]Báo cáo phục vụ Hôi nghị giữa kỳ Ban chấp hành TW Đảng khoá IX

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top