Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiến bộ trong điều trị ung thư hàm mặt

Thứ năm, 10:02 30/09/2010 | Thành tựu y học

Sau 8 giờ trong phòng mổ, các bác sĩ BV ĐH Y Hà Nội, BV Xanh Pôn, Viện Răng hàm mặt - Đại học Y Hà Nội đã phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình thành công cho bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn vùng hàm mặt do khối u ác tính.

Các chuyên gia cho biết, với những tiến bộ trong điều trị hiện nay thì chất lượng sống của nhiều người bệnh nặng có thể được cải thiện.

Ngạt mũi, buốt răng không ngờ bị ung thư

Cách đây 4 tháng, chị Đặng Thu H., 39 tuổi (Lương Sơn - Hòa Bình) cảm thấy đau, tê buốt vùng hàm trên từng đợt, bản chất là một người béo tốt khỏe mạnh, không có bệnh tật gì nên chị cứ nghĩ do viêm răng lợi bình thường gây ra và không để ý tới. Hơn một tháng nay, các đợt đau buốt tăng dần lên, khiến chị có lúc bị tê dại cả khuôn mặt, kèm theo đó là tình trạng ngạt mũi cũng xuất hiện và ngày càng nặng hơn khiến chị rất khó thở, nhất là về đêm.
 
Điều trị sau phẫu thuật cho bệnh nhân H. tại
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
 
Theo kinh nghiệm của những người xung quanh cho rằng chị bị viêm xoang, chị đi mua thuốc nhỏ mũi và kháng sinh về dùng nhưng không hề có tác dụng. Qua vài đợt tự dùng thuốc mà không thấy bệnh thuyên giảm chị quyết định đi khám, mong là được bác sĩ kê cho đơn thuốc đặc hiệu hơn mà không hề hay biết chị đang mang trong người một căn bệnh nguy hiểm.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nghi ngờ chị H. có dấu hiệu của ung thư hàm mặt và cho làm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Trên hình ảnh của chụp CT vùng hàm mặt của chị H. cho thấy có khối tổ chức ở vị trí khẩu cái cứng, kích thước 5 x 6cm, lấp đầy hốc mũi hai bên, phá hủy hai bên xương hàm mặt, niêm mạc xoang hàm bị dầy lên. Để khẳng định chính xác tình trạng bệnh của chị H., các bác sĩ tiếp tục cho làm sinh thiết khối u, kết quả không ngoài dự đoán: xương hàm mặt của bệnh nhân H bị ung thư.

Kết hợp nhiều kỹ thuật trong cùng một ca mổ
 
PGS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Trưởng Khoa gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: “Nguy cơ suy hô hấp sau mổ rất cao ở bệnh nhân phải phẫu thuật phức tạp vùng hàm mặt...
 
Đảm bảo an toàn cho một cuộc mổ phức tạp vùng hàm mặt kéo dài 8 giờ đồng hồ và thoát mê, rút ống nội khí quản của bệnh nhân H. là một khó khăn đối với những người làm gây mê hồi sức. Bởi vì thời gian phẫu thuật quá dài dễ gây ra nhiều nguy cơ trong và sau mổ như rối loạn huyết động, tụt thân nhiệt, rối loạn đông máu, điện giải...
 
Đặc biệt, cuộc đại phẫu lại được thực hiện tại vùng hàm mặt làm thay đổi cơ bản giải phẫu đường hô hấp (bệnh nhân cắt gần nửa mặt trên) nguy cơ suy hô hấp nặng sau khi rút ống nội khí quản là rất lớn. Thông thường, những ca phẫu thuật phức tạp vùng hàm mặt phải chấp nhận mở khí quản chủ động để bỏ máy thở sau mổ. Chúng tôi đã cố gắng hồi sức tích cực bệnh nhân trong 3 ngày, đã rút ống nội khí quản thành công, tránh được can thiệp mở khí quản. Cùng với kỹ thuật chống đau hiện đại, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật”.

Lấy vạt da cơ đùi để ghép vào mặt cho bệnh nhân.

PGS.TS. Lê Văn Sơn - Viện Răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là một ca bệnh khó, ung thư xương hàm trên đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã biến chuyển rất nặng. Trong tất cả các trường hợp bị ung thư hàm mặt đều có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ, riêng bệnh nhân này không chỉ loại bỏ các tổ chức khối u mà còn phải tạo hình lại khuôn mặt thì mới đạt được chất lượng điều trị. Để có thể mang lại một kết quả tốt nhất, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, Viện Răng hàm mặt - Đại học Y Hà Nội cùng phối hợp trong một ca mổ.
 
Các bác sĩ cho hay, thông thường, các trường hợp ung thư biểu mô tuyến xương hàm trên thường chỉ một bên (trái hoặc phải). Điều trị cho những bệnh nhân này là nạo vét sạch vùng bị tổn thương do khối u, sau đó dùng vạt cơ thái dương bên đó tạo hình. Đối với bệnh nhân H. bị tổn thương cả hai bên và lan quá mức trên cả vùng hàm mặt. Vì thế nếu cắt bỏ toàn bộ phần bị ung thư và tổ chức liên quan sẽ để lại lỗ khuyết rất lớn trên mặt, mặt sẽ biến dạng và dẫn đến mất nhiều chức năng như: thở kém, không thể nói, cười, ăn uống khó khăn... toàn bộ khối mặt sẽ tụt ra sau.
 
Chính vì vậy để giữ lại hình thái và những chức năng cơ bản cho khuôn mặt người bệnh đòi hỏi có sự phối hợp nhiều chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã sẵn sàng hai kíp mổ cùng với các bác sĩ gây mê hồi sức tiến hành phẫu thuật cho người bệnh.

Kíp mổ thứ nhất do PGS.TS. Lê Văn Sơn chủ trì, các phẫu thuật viên đục tách chân bướm khỏi khối hàm trên, đục tách rời trụ nanh và vách ngăn hốc mũi, cắt niêm mạc quanh u, cắt các cuốn mũi dưới và giữa, nạo vét xoang hàm 2 bên, lấy gọn toàn bộ u và xoang hàm trên. Đồng thời chuẩn bị đường hầm để cho cuống mạch khi ghép da và cơ đùi đi qua.

Kíp mổ thứ 2 do PGS.TS. Trần Thiết Sơn - Trưởng Bộ môn phẫu thuật tạo hình, Trưởng Khoa phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện. Các bác sĩ bóc vạt da cơ đùi trước trái chuyển vạt tới vùng hàm mặt. Tạo hình các bộ phận đã bị cắt để khuôn mặt có được chức năng gần như bình thường. Điều khó khăn nhất để vùng tổ chức của vùng đùi "sống" trên mặt người bệnh là phải nối được các động tĩnh mạch của vạt tổ chức đùi với các động tĩnh mạch vùng hàm mặt. Quá trình tạo hình các bộ phận trên mặt và nối ghép các động tĩnh mạch là một kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ lành nghề của người phẫu thuật viên.

Sau 8 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ và tạo hình thành công khuôn mặt cho bệnh nhân. Hiện bệnh nhân đã được điều trị ổn định và xuất viện.

Cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư hàm mặt

PGS. TS. Lê Văn Sơn khẳng định, đây là một tiến bộ lớn trong điều trị ung thư vùng hàm mặt. Trước đây, đối với những bệnh nhân nặng như chị H. thì hoặc là không thể chỉ định phẫu thuật hoặc nếu phẫu thuật thì chỉ có thể cắt bỏ khối u mà không thể tái tạo lại những tổ chức bị phá hủy hoặc phải trải qua nhiều cuộc mổ khác nhau mới có thể tạo hình được phần nào vì phẫu thuật này có thời gian khá lâu, phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều chuyên khoa. Gần đây, tất cả những ung thư vùng hàm mặt (lưỡi, xương hàm...) bệnh nhân được tạo hình ngay sau khi phẫu thuật loại bỏ tổ chức ung thư, điều đó không chỉ mang lại cơ hội sống cho người bệnh mà còn nâng cao chất lượng sống của họ. 

Các bệnh vùng hàm mặt dễ phát hiện nhưng dễ bị bỏ qua

Không giống như các dấu hiệu ung thư âm thầm ở nhiều cơ quan khác, các biểu hiện bất thường vùng hàm mặt rất dễ phát hiện, PGS. TS. Sơn chia sẻ. Bệnh nhân có thể nhìn thấy được, cảm thấy được ( đau, buốt, mỏi...) và sờ thấy được. Nhưng hầu hết người bệnh lại thường đến viện khi đã muộn. Vì vùng miệng họng hay bị tổn thương, dễ bị tổn thương do rất nhiều lý do khác nhau, thậm chí là stress cũng có thể làm rộp lưỡi, loét miệng. Những dấu hiệu ban đầu rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác và người bệnh đều bỏ qua, thậm chí những bác sĩ không có kinh nghiệm cũng không nghĩ tới nguy cơ ung thư.

Các bác sĩ cho biết, khi ung thư vùng hàm mặt đã ở giai đoạn muộn thì phát triển với tốc độ rất nhanh. Theo PGS. Sơn, sở dĩ ung thư ở bộ phận này phát triển nhanh do dễ bị sang chấn, dễ bị chảy máu và vì thế rất dễ bị nhiễm khuẩn, điều đó làm bệnh nhân suy giảm nhanh chóng các chức năng nuốt, thở, nói, nhai, trong đó quan trọng nhất là ăn uống dẫn đến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi... Tất cả tạo thành vòng xoáy luẩn quẩn của ung thư vùng hàm mặt. Chính vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ là nếu thấy những bất thường ở răng miệng người bệnh không tự ý dùng thuốc mà cần được khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
 
Theo Sức khỏe và đời sống
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Thành tựu y học - 3 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Y tế - 5 năm trước

Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Y tế - 5 năm trước

Bệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Y tế - 5 năm trước

Một loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Y tế - 5 năm trước

Bổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Y tế - 5 năm trước

Được phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Y tế - 5 năm trước

Trước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.

Top