Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiễn con đi làm ăn xa

Thứ hai, 09:39 26/02/2007 | Xã hội

“Chưa có thống kê về số thanh niên huyện Đại Lộc rời quê làm ăn xa, nhưng với 30 năm làm nghề vận chuyển tôi cho rằng đây là nơi có số lao động vào Nam làm ăn đông nhất tỉnh Quảng Nam” - ông Trần Hòa, giám đốc bến xe Đại Lộc, nói chắc nịch.

“Theo kế hoạch, ngày 24/2 xe đi TP.HCM chỉ 24 chiếc, nhưng số người đăng ký đông nên phải tăng thêm hai chiếc” - ông Hòa nói.  Theo đúng lịch 8g30 các xe mới lần lượt xuất bến, ấy vậy mà mới gần 7 giờ hàng trăm người với đủ thứ hành lý lỉnh kỉnh từ xe máy, vali đến bánh tráng khô đóng gói tròn... đã ùn ùn đổ về bến xe. Tiếng nói cười, dặn dò bịn rịn.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Quyền và nhóm bạn ở xã Đại Thắng thuộc vùng B Đại Lộc vào TP.HCM làm ăn. “Con cái đi làm ăn xa, mỗi năm chỉ về một lần nên khi chúng đi, líu ríu (bịn rịn) lắm. Lần lữa tính không xuống bến, nhưng rồi lòng vẫn không dứt” - ông Thành (cha của Quyền) nói. Cũng như ông Thành, bà Mai, ông Tứ ở tận xã Đại Tân cũng dắt díu nhau xuống bến tiễn con.

“Cả làng tôi thanh niên đi gần hết, chỉ còn toàn người già và con trẻ. Thi thoảng cũng có một vài hộ còn người trẻ, nhưng đó là những trường hợp kẹt lắm không đi được mới ở nhà” - ông Trần Đình Vựa (ở xã Đại Cường) tâm sự. Đại Cường cùng với Đại Thắng, Đại Minh, Đại Tân... là các xã thuộc vùng B của huyện Đại Lộc. “Trước đây cả vùng B này nghèo lắm, đất khô cằn, lại thiên tai lũ lụt quanh năm. Cả làng kiếm đỏ mắt không ra chiếc xe máy, vậy nên thanh niên trong làng như bọn em cứ hễ lớn lên là tìm cách thoát. Anh nghĩ coi, thanh niên sức dài vai rộng mà cứ quanh quẩn góc vườn, không đủ ăn thì nhục lắm. Chi bằng cứ đi ra khỏi làng rồi tính” - Quyền đứng cạnh nói chen vào.

“Vào đến Sài Gòn con nhớ gọi điện báo ba biết nhé” (ảnh chụp sáng 24/2 trên đường qua thị trấn Ái Nghĩa)
“Nếu không đi thì suốt đời con mình chỉ biết trước mặt là cái đít trâu thôi à” - ông Vựa nói giọng đầy chua xót. Ông cho biết cách đây bốn năm, cả ba đứa con đầu của ông đều lần lượt kéo nhau vào Nam. “Đỡ cái là thằng đầu có được chút chữ nên khi ra trường đã xin ở lại Sài Gòn làm, lương 3 triệu đồng/tháng. Sau cái tết năm 2003, hắn về đưa hai đứa em đi nốt. Bây giờ chỉ còn vợ chồng già cùng hai đứa út”. “Thấy tôi khổ quá, năm rồi mấy đứa bảo trả lại ruộng. Nhưng sao được, ở quê mà không làm ruộng thì buồn lắm. Vậy nên tôi tính kế bán ruộng theo mùa. Mùa nào làm được thì giữ làm. Còn không thì bán cho ai đủ sức. Nhưng có khi ruộng bán cũng không ai mua vì họ cũng có hoàn cảnh như mình”.

Ở Đại Lộc phần lớn là lao động phổ thông vào Nam làm đủ nghề nhưng đông nhất vẫn là may mặc và thợ nề. Ước tính số lao động tha hương của Đại Lộc lên đến hơn 10.000 người. “Đông nhất là Sài Gòn, Vũng Tàu, sau đó mới đến Đà Lạt, Đắc Lắc. Năm nào sau tết chúng tôi cũng phải chạy 20-26 chuyến xe/ngày mới chở hết” - ông Hòa cho biết.

Ngồi bên vỉa hè mà đôi mắt bà Lê Thị Thành (thị trấn Ái Nghĩa) cứ ngấn lệ. Hễ nói đến chuyện con cháu là bà khóc... Bà ra bến xe để tiễn cô con gái út đi làm nghề may ở TP.HCM. Bà lại khóc, những giọt nước mắt của người già khiến đám thanh niên ngồi cạnh đứng dậy bỏ đi. Không nói ra nhưng tôi biết họ nao lòng. Bà bảo: “Đứa gái út làm lương chỉ 1 triệu đồng/tháng chứ nhiều nhặn gì cho ham. Tôi bảo thôi thì ở nhà nhận ruộng mà làm rồi tìm lấy tấm chồng. Vậy mà nó không chịu cứ một hai đòi đi... Tôi buồn lòng quá”.

Theo Tuổi Trẻ

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 22 phút trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 23 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 28 phút trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 1 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 2 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 2 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 3 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Giỏi ngành này có thể kiếm trên 60 triệu đồng/ tháng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhiều nước trên thế giới, lập trình Game là ngành công nghiệp không khói chủ lực trong thời đại 4.0, mang lại mức lương hấp dẫn hàng triệu người mơ ước.

Top