Tiễn đưa Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương về đất mẹ
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương, người bị CIA cưa chân 6 lần trong 3 tháng đã về với đất mẹ, hưởng thọ 80 tuổi.
Từ sáng sớm, đồng đội, đồng nghiệp, bạn bè có mặt tại căn nhà 337/6 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM tiễn đưa Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (80 tuổi) về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mang theo cuốn sách “Người bị CIA cưa chân sáu lần” tới viếng, nhà văn Mã Thiện Đồng (69 tuổi, ngụ Bàu Cát, quận Tân Bình) cho biết đã đi xe máy từ nhà lúc 5h để kịp thời thắp hương cho Thiếu tá Nguyễn Văn Thương và sẽ đặt cuốn sách do mình viết lên mộ của ông.


"Năm 2003, tôi bắt đầu tìm hiểu để viết về Thiếu tá Thương. Trong hơn 1 năm, hầu như ngày nào tôi cũng bắt 2 chuyến xe buýt tới nhà ông ấy. Ông là người cởi mở, vui vẻ" - nhà văn Mã Thiện Đồng chia sẻ.
Cũng từ cuốn sách của nữ nhà văn, dù chưa gặp vị Thiếu tá anh hùng, nhạc sĩ Huỳnh Hữu Thưởng (82 tuổi, ngụ phường 6, quận Bình Thạnh) xúc động sáng tác bài hát “Người tình báo anh hùng”, thường được trình bày trong những buổi gặp mặt có sự xuất hiện của Thiếu tá Nguyễn Văn Thương.
"Cách đây 1 tháng, tôi cùng những người bạn tới thăm ông. Lúc ấy, ông Thương đã khá yếu, thính giác kém đi rõ rệt. Không ngờ rằng đó là lần cuối chúng tôi được trò chuyện với nhau – ông Thưởng thở dài.

Dự kiến tháng 2 năm 2019, một số người bạn từng vào sinh ra tử cùng Thiếu tá Nguyễn Văn Thương sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ông bị CIA cưa chân 6 lần. Tuy nhiên, ngày lễ đó sẽ chẳng thể nào diễn ra được, khi vị Thiếu tá tình báo đã về với đất mẹ.
"3 tháng trước, chúng tôi còn bàn rất nhiều về kế hoạch cho tháng 2 năm sau, ấy thế mà anh Thương đã đi mất rồi" – ông Nam, công tác tại quân khu 7, nghẹn ngào.
Đúng 5h30, lễ truy điệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương được diễn ra.
Trưởng ban tổ chức lễ tang ông Vũ Ngọc Tuất – Phó Bí thư thường trực quận ủy quận Bình Thạnh nói, cuộc đời Thiếu tá Thương gặp nhiều sóng gió, ngay từ khi mới 3 tháng tuổi, cha mẹ đã phải gửi ông cho người cô chăm sóc để đi hoạt động cách mạng. Năm 8 tuổi, mẹ ông đã hy sinh ở nhà tù Côn Đảo. 12 năm sau, người cha cũng mất trong 1 lần chiến đấu.
Dù mất mát đau thương, nhưng ông luôn ấp ủ mong mỏi to lớn là được tiếp bước theo con đường mà cha mẹ đã lựa chọn. Tháng 5/1959, ông quyết định tham gia cách mạng.
Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định). Sau đó, ông Thương chuyển sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Mười Nho (Đại tá Nguyễn Nho Quý - Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn).
Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2/1969, ông Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn - Bến Cát - Bình Dương).

Ngày 10/2/1969, trong lần trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, ông bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp định bắt sống. Ông đã chủ động dùng súng AK bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 tên Mỹ.
Quân đội Mỹ phải huy động một lực lượng lớn gồm 72 trực thăng, mỗi chiếc là một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng Hòa mới bắt được ông, nhưng ông đã cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt.
Sau nhiều lần mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã đưa Nguyễn Văn Thương ra đập nát hai bàn chân. Sau đó chỉ trong 3 tháng, họ 6 lần cưa 6 đoạn chân của ông.
Hơn 4 năm trong các nhà tù Nguyễn Văn Thương bị tra tấn đủ mọi cực hình nhưng vẫn một mực trung kiên, giữ vững khí tiết.
Khi ở trại giam đảo Phú Quốc ông vẫn tiếp tục đấu tranh, tham gia trong cấp uỷ nhà tù. Tấm gương bất khuất, kiên cường của ông đã cổ vũ đồng chí, đồng đội trong nhà tù tích cực hăng hái đấu tranh.
Năm 1973, sau Hiệp định Paris, ông Thương mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

"Khi ra tù, ông vẫn tiếp tục với cuộc sống đầy lạc quan, tích cực rèn luyện, học tập. Sống giản dị, khiêm tốn được đồng đội, bạn bè kính phục" – ông Vũ Ngọc Tuất nói.
Ngày 13 tháng 8 năm 2018, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thương qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi.
Đại diện gia đình ông Nguyễn Văn Thương gửi lời cảm ơn các cơ quan ban ngành đã quan tâm hết mực, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gia đình trong quá trình chăm sóc khi ông lâm bệnh nặng, tới khi đưa tiễn về nơi an nghỉ cuối cùng.
Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương được an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương (Chánh Phú Hoà, Bến Cát, Bình Dương) vào sáng cùng ngày.
Theo Vietnamnet

Ký ức của người lính quân y tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh
Đời sống - 9 phút trước50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính. Với GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103 – đó là những ngày tháng không thể nào quên.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa của ô tô, xe máy, người dân cần nắm rõ để tránh bị phạt
Đời sống - 28 phút trướcGĐXH - Việc cập nhật thông tin về tốc độ tối đa mới là rất quan trọng đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo.

Chuyện về những thương binh ở nơi đặc biệt xem diễu binh 30/4
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng nay, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tổ chức cho thương binh, người có công với cách mạng xem trực tiếp lễ diễu binh 30/4.

Cảnh báo: 28 chiêu lừa đảo tinh vi khiến hàng nghìn người "bay" tài khoản chỉ trong tích tắc
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Lừa đảo công nghệ cao đang biến tướng với hàng loạt chiêu trò khó tin, khiến ngay cả người cẩn thận nhất cũng có thể "dính bẫy". Từ giả mạo ngân hàng, chiếm đoạt mã OTP cho tới tuyển dụng ảo, những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dưới đây là 28 cách lừa đảo mới nhất bạn cần biết để tự bảo vệ mình và người thân!

2 Tiktoker đăng clip sai sự thật về an ninh trật tự sau khi xem sơ duyệt diễu binh
Pháp luật - 1 giờ trướcCơ quan công an vừa làm việc với 2 Tiktoker đăng tải clip có nội dung sai sự thật về việc bị mất điện thoại khi xem sơ duyệt diễu binh, tạo nhiều bình luận trái chiều và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại TPHCM.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 2 giờ trướcSáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Sức khỏe và Đời sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn của Tổng Bí thư.

3 chính sách mới nhất có hiệu lực từ tháng 5/2025 dành cho công chức và viên chức
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Từ tháng 5/2025, 3 Thông tư mới dành cho công chức, viên chức, lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Những 'báu vật' gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (P1): Tấm bản đồ Bảo vật Quốc gia
Đời sống - 3 giờ trướcGiữa hàng ngàn hiện vật nhuốm màu thời gian đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, có một báu vật khiến ai đi qua cũng phải dừng lại chiêm ngưỡng, đó là tấm bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh.

TRỰC TIẾP: Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Thời sự - 3 giờ trướcSKĐS - Giữa khí thế hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, từ 6h30 sáng nay (30/4) tại TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành cấp nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra trong sự mong đợi, hân hoan tự hào của nhân dân khắp cả nước.

Hành trình trở về của những kỷ vật chiến tranh và khát vọng hòa bình
Đời sống - 3 giờ trướcNhững cuốn sổ tay, nhật ký, lá thư… sau hàng chục năm lưu lạc, đã trở về với người thân liệt sĩ và các cựu binh như nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại. Không chỉ mang theo ký ức thiêng liêng của một thế hệ, kỷ vật ấy còn nhắc nhở chúng ta trân trọng hòa bình, gìn giữ để không lặp lại đau thương chiến tranh.

Sinh vào 3 tháng Âm lịch này có sao tốt chiếu mệnh nên cuộc đời suôn sẻ, nhiều phúc lộc
Đời sốngGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 4 tháng Âm lịch này, là sự sắp đặt của các vì sao. dường như hòa hợp hơn, mang lại cho con những tài năng và vận mệnh phi thường.