Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trại S.O.S của người vướng nạn...Tỵ

Thứ hai, 09:22 11/02/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Hồi xưa bị rắn cắn là người ta tức tốc lấy xuồng đưa đến nhà thầy Ba, thầy Bảy để chạy chữa.

Trại S.O.S của người vướng nạn...Tỵ 1

Địa chỉ S.O.S của người bị rắn cắn.

 
Khổ nỗi mấy ông thầy rắn thích sống lang bạt khiến người dân lúc quẫn trí vì vướng nạn “tỵ mổ” không biết đường nào mà chạy. Sau giải phóng, ở miền Nam mọc lên cái trại chuyên cứu người bị rắn cắn “siêu phàm”, còn giữ được hơi thở là còn cứu được.
 
Đó là trại rắn Đồng Tâm (Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) gắn liền với những sự thật-giai thoại đan xen về “thần rắn” Tư Dược, người sáng lập trại hồi tháng 10/1977. Trải qua 35 năm miệt mài cứu người, bảo tồn-nghiên cứu những loài ác xà kịch độc, lại đổi rất nhiều tên gọi khác nhau, từ “Đội nuôi trồng” của Quân khu 9 hồi mới thành lập chỉ có mấy người, đến “Trại rắn Đồng Tâm” khi quy mô đã lớn hơn, hôm nay đã thành “Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Cục Hậu cần Quân khu 9” với cơ ngơi như một khu du lịch sinh thái, gồm 81 cán bộ-nhân viên-kỹ thuật viên với hàng loạt chức năng mở rộng. Nhưng trong lòng người dân miền Nam, nơi đây mãi là địa chỉ S.O.S với tên gọi thân thuộc Trại rắn Đồng Tâm.

Vừa cứu nạn nhân...

Trung tá Vũ Ngọc Lương- Phó Giám đốc trại rắn, vốn là người gốc Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội, từ nhỏ nổi tiếng là tay bắt rắn độc bán kiếm tiền mưu sinh. Vượt cảnh nghèo, “cậu bé rắn” làng Phụng Thượng lấy bằng bác sĩ đa khoa Học viện quân y Hà Nội rồi đầu quân về trại rắn từ năm 1999. Vị trung tá quân đội cầm tinh con rắn (tuổi Ất Tỵ)  nói với chúng tôi:  Chắc cái nghiệp rắn nó theo anh suốt đời, ăn học cho thành tài rồi cuối cùng cũng quay về với rắn.
 
Trại S.O.S của người vướng nạn...Tỵ 2

Con chúa đại ở trại rắn Đồng Tâm phải năm người mới làm xuể.

Chúng tôi tranh thủ đi thăm Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, được bố trí thuận tiện ngay gần  cổng.  Mới 8h30 mà khoa cấp cứu đã tiếp nhận đến 2 ca rắn cắn, mấy người thân nạn nhân đang đứng ngồi không yên chờ kết quả. Mấy nạn nhân rắn cắn vào trước đó 3-4 ngày thì người đi dạo mát, người đi tham quan mấy tay “thủ phạm” mãng xà khiến mình nhập trại, người đi nghiên cứu “xà tửu”  dọc theo con đường chính của trại để mua “uống trả thù” cho hả giận sau khi bị rắn cắn. Thấy người thân nạn nhân rắn cắn mới nhập trại lo lắng, một nạn nhân cũ trông đã khỏe hẳn hỏi thăm “ai bị cắn”. “Vợ tui”-người kia đáp. “Còn thở không”. “Còn”. “Vô tới đây là sống rồi, lo gì”. “Anh bị rắn gì cắn”. “Hổ đất”. Câu chuyện giữa hai người đàn ông miền Tây Nam bộ tiếp tục cho đến khi “nghe nói rượu rắn ở đây ngon lắm” là xem như chuyện sinh-tử vì rắn cắn đã được giải quyết.

Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Cục Hậu cần Quân khu 9 luôn đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất thuốc y học dân tộc, đặc biệt bào chế từ rắn như cao trăn, cao rắn, bột rắn lục chữa bệnh đau nhức hay thoái hóa khớp. Hay thuốc Cobratox xoa ngoài da dùng chữa bệnh viêm thần kinh, viêm khớp... Riêng công tác bảo tồn cây-con thuốc, trung tâm tập trung bảo tồn các loài rắn độc quý hiếm thuộc sách Đỏ, hiện đang thực hiện dự án cấp nhà nước về phát triển, khai thác nguồn gene rắn hổ chúa. Dự án cấp bộ về nuôi-bảo tồn nguồn gene rắn hổ mèo cũng đang được triển khai. Năm 1989, đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Trải qua bốn thời kỳ lãnh đạo, nhiều lãnh đạo trung tâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú...

Hồi mới thành lập, trại rắn đã có “Tổ cấp cứu rắn độc cắn”. Dần dần theo thời gian, tổ cấp cứu phát triển thành “Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn” với biên chế hiện tại là 11 người, trong đó có nhiều bác sĩ dày kinh nghiệm và lành nghề. Khoa cấp cứu được Công ty Him Lam xây tặng hồi năm 2006,  trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại, đảm bảo thực hiện tốt các ca cấp cứu rắn độc cắn nặng trong quân và dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm có khoảng 1.000 ca đến cấp cứu và điều trị tại khoa. Riêng về kết quả cấp cứu và điều trị rắn độc cắn, Khoa cấp cứu trại rắn Đồng Tâm khẳng định chỉ cần bệnh nhân đến mà còn giữ được hơi thở thì cứu sống 100%. Nạn nhân bị rắn cắn đến đây điều trị cho hay họ được miễn phí tiền khám, tiền giường-tiền phòng khi điều trị nhiều ngày. Thống kê của Khoa cấp cứu cho thấy, tính từ năm 2006 đến nay đã miễn phí hơn 200 triệu tiền khám bệnh.

Trung tá Lương, người đầy mồ hôi vội vào phòng cấp cứu. Lấy kính lúp soi vết cắn, hỏi nạn nhân bị rắn cắn mới chuyển vào mấy câu, anh nói “chị yên tâm, yên tâm, mau khỏi thôi”. Nạn nhân mới bị “Tỵ xơi” mặt giãn ra, thở phào. Anh kéo chúng tôi rời khoa cấp cứu để các “thầy rắn” ở trại điều trị bệnh nhân: “Đi xem lấy nọc rắn hổ chúa này, lâu lâu mới có dịp thấy đấy”. Dọc đường, bậc thầy về rắn Vũ Ngọc Lương nói muốn chữa được rắn cắn kinh nghiệm là quan trọng lắm, bởi con rắn nào cắn thì phải dùng đúng thuốc đó mới được. Nếu chỉ dựa vào các xét nghiệm hiện nay phải mất vài ba ngày mới xác định loại rắn nào cắn, trong khi đó nạn nhân bị rắn độc cắn có thời gian chịu đựng không nhiều. Với người có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn vị trí vết cắn, vết răn, hỏi nạn nhân hoặc người thân tình trạng hoặc biểu hiện của cơ thể sau khi bị cắn thế nào, rồi nạn nhân bị rắn cắn ở thế đất nào, ở địa phương nào... là phán đoán được gần như chính xác bị rắn gì cắn. “Nhưng muốn có kinh nghiệm cỡ đó, người ta phải lăn lộn với thế giới rắn dữ lắm, phải biết tập quán sinh hoạt từng loại rắn khác nhau, phải biết phân bố nơi sinh sống của từng loại rắn... mà mấy thứ kinh nghiệm này ít trường lớp nào dạy đâu”.

...vừa cứu “thủ phạm”

Thủ phạm gây ra các vụ rắn cắn, đương nhiên là con giáp tên Tỵ nhà ta rồi. Bên ngoài khuôn viên trại rắn Đồng Tâm, rắn độc là “quái vật” trong mắt người dân. Bên trong khuôn viên trại rắn Đồng Tâm, rắn độc là “thú cưng” được nuông chiều, chăm lo tử tế, lo đến từng “nét mặt cử chỉ”. “Thầy rắn” Lương nói trại đang chăm khoảng 100 con rắn hổ chúa, 400 con rắn hổ đất (hổ mang) và nhiều loại rắn độc khác như cạp nong, cạp nia, hổ mèo, lục đầu dồ... “Chăm rắn cực lắm. Phải để ý vui buồn của từng con một. Thấy nó nằm nhiều, ít bò tới lui hơn thường ngày là lo rồi. Rắn buồn là chắc đổ bệnh rồi đây.  Vậy là anh em ở trại phải xem phân, khám bệnh, đút thuốc, đút thức ăn tận miệng rắn. Lại phải đưa em nó ra sân riêng mà chăn. Cứ như là con mọn ấy”- Trung tá Lương miệng thì nói “cực lắm, cực lắm” mà mắt thì ánh niềm vui khó tả khi nói về cái sự chăm sóc, yêu thương, cứu chữa “thủ phạm” cắn người.
 
Trại S.O.S của người vướng nạn...Tỵ 3
“Thầy rắn” Vũ Ngọc Lương đang thăm hỏi một nạn nhân
 vừa bị rắn cắn.

Chúng tôi đến khu vực nuôi rắn hổ chúa đã thấy mấy anh em “chăn rắn” đang thực hiện thủ thuật lấy nọc rắn. “Sáng giờ lấy nhiều chưa”- Trung tá Lương hỏi. “Gần hết rồi anh, chỉ còn con chúa đại đang chuẩn bị lấy”- các chuyên gia bắt rắn lên tiếng. Chúng tôi thật may mắn bởi chậm một nhịp nữa là bỏ lỡ cơ hội nhìn con chúa đại, phải vài tháng sau mới thấy được cảnh này nữa. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được chụp hình cảnh mấy anh em bắt rắn ra để lấy nọc, mọi người có vẻ ngần ngừ. “Mấy con khác thì được, con chúa này dữ lắm, lại cực nguy hiểm và rất quý. Thông thường chỉ để nó nằm trong vợt, cho ngóc đầu ra rồi lấy nọc thôi để tránh rủi ro”- Trung tá Lương giải thích. Dù vậy, vì quý khách phương xa, anh em chuyên gia bắt rắn cũng gật đầu đồng ý.

Trời ạ, con chúa đại dài gần hai mét tám. Năm chuyên gia phải vừa nhanh vừa khéo lấy gậy chuyên dụng kìm đầu một cách nâng niu để túm em nó bằng tay. Con chúa đại nhanh lắm, em nó sàng qua, sàng lại dù chỉ mới ló chừng hai gang tay ra khỏi vợt. Thân mình chúa đại trong vợt vùng vẫy chực tràn ra ngoài. “Giữ chặt, giữ chặt”- có tiếng hô lớn. Cuối cùng cổ con chúa đại cũng nằm gọn trong lòng bàn tay một chuyên gia. Mấy anh em khác bắt đầu tháo vợt ra khỏi thân rắn và bốn người mới đỡ được em nó trọn vẹn. Vị chuyên gia cầm cổ chúa đại lấy ly thủy tinh khạy miệng chúa đại rồi kê vào hai răng trên nhọn hoắt, cong vút, tia nọc độc bắn ra ly, thấy mà rùng mình ớn lạnh. Chỉ cần một tý thứ chất lỏng ấy, một mạng người có thể mất. Nhưng cũng chỉ cần một tý chất lỏng ấy, một mạng người sẽ được cứu. Có câu nói “lấy độc trị độc”, xem ra đúng nhất là trường hợp rắn cắn.
 
Trại S.O.S của người vướng nạn...Tỵ 4
Chúa đại dài hơn năm mét ở bảo tàng rắn khiến nhiều người
 kinh ngạc.
 
“Con hổ chúa này to nhất rồi hả anh”- chúng tôi hỏi. “Hiện giờ thì đúng nhưng trước đây thì không. Hồi trước trại có con chúa đại dài hơn năm mét, hiện giờ em nó nằm trong bảo tàng rắn gần đây, nhìn qua là thấy”- Trung tá Lương đưa tay chỉ dẫn. Bảo tàng độc đáo này của trại rắn Đồng Tâm đã được Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam”. Từ khi khánh thành, có rất nhiều nhà khoa học, sinh viên-học sinh, du khách... đến nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan bảo tàng loài bò sát được xem là một trong những “kẻ thù truyền kiếp của loài người”. Chúng tôi lại hỏi thăm con chúa đại thường ăn thứ gì, anh Lương nhún vai: “Toàn ăn rắn cả, bởi vậy mới gọi nó là hổ chúa. Cứ một tuần em nó xơi khoảng hai ký rắn. Trại phải tổ chức thu mua bên ngoài mới đủ thức ăn cho bọn nó đấy”. Nhân chuyện thu mua bên ngoài, Trung tá Lương cũng nói người dân đã biết trại có thêm chức năng bảo tồn rắn độc nên cứ tóm được em “ác xà” nào là mang đến đây bán. Có em bị đánh đập bầm dập tơi tả mới đến được đây vì bị người ta đuổi bắt. Và đến đây là em nó được sống đúng “chuẩn 5 sao”: Được cứu chữa tận tình, được chăm sóc “cơm bưng nước rót”. “Thế có chị nữ nào làm chuyên gia bắt rắn ở trại mình không anh?”-chúng tôi lại tò mò. Lập tức Trung tá Lương vừa cười vừa lắc đầu nguầy nguậy: “Không có đâu. Chuyên gia bắt rắn phải có sức khỏe tốt, bản lĩnh, bình tĩnh và yêu nghề. Ở đây chưa có phụ nữ nào đủ bình tĩnh khi đối mặt với rắn để có thể trở thành chuyên gia bắt em nó được. Vả lại, việc nguy hiểm thế ai nỡ để phụ nữ làm”.
 

“Đệ nhất phương Nam chữa rắn độc”

Những ông thầy rắn vang danh được thiên hạ đồn đại khá nhiều ở miệt U Minh, vùng Thất Sơn (Bảy Núi), Bến Cầu (Tây Ninh) ít nhiều có pha màu sắc thần bí liên quan đến ngải bùa được tu học từ núi Tà Lơn bên Campuchia. Tất cả đều là bịa đặt và hoang đường mang màu sắc mê tín dị đoan do con người đồn thổi, phao tin mà thành.

Trong những huyền thoại về thầy rắn, không thể không kể đến một con người mà thiên hạ mệnh danh là “đệ nhất phương Nam chữa rắn độc”, Đại tá Trần Văn Dược (Tư Dược) cũng là người đã sáng lập ra Trại nuôi rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) ngày nay.

Có khá nhiều huyền thoại lên quan đến cuộc đời làm thầy rắn của ông mà ít người được biết nên đã phủ lên bằng một màn bí ẩn mang màu sắc huyền thoại. Nhưng những huyền thoại ấy lại vô cùng thực tế, ông đã cứu sống hàng ngàn ca rắn độc cắn mà không một ai chữa khỏi, cũng chính người dân Đồng Tháp Mười và Đồng bằng sông Cửu Long phong ông là thần rắn như một sự ghi nhận tài năng và công lao của ông trong lĩnh vực này. Ông sinh vào năm Kỷ Tỵ 1929 (tuổi rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ 1988 (cũng năm rắn) tròn giáp một chu kỳ 60 năm.  Ông tuổi rắn, lớn lên hành nghề y, chuyên bắt rắn, nghiên cứu bào chế huyết thanh để trị rắn cắn người. Rồi cũng nhằm đúng vào năm rắn sau 60 năm âm dương, ngũ hành vận chuyển trong trời đất để rồi ông lại chết vì rắn độc cắn…Có thể vì sự ngẫu nhiên này mà đã có rất nhiều giai thoại đồn đại về ông pha màu sắc thần bí... 
 
Nam Yên
 
Đỗ Bá-Hoàng Dũng
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

Thời sự - 41 giây trước

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/5, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina cho biết các chuyên gia quân sự khắp thế giới tái khẳng định trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 nhà chiến lược lỗi lạc nhất mọi thời đại.

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 10 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 13 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 13 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 13 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Top