Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ dưới 12 tuổi từng là F0, có cần tiêm vaccine phòng COVID-19?

Thứ ba, 09:24 22/03/2022 | Y tế

Ngành y tế và các ngành chức năng liên quan đang gấp rút chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi; nghiên cứu việc tiêm cho trẻ từ 3-5 tuổi. Nhiều phụ huynh quan tâm trẻ đã là F0 có cần tiêm vaccine hay không?

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những người đã là F0: Cần thiết

Bé Nguyễn Ngọc M.K (9 tuổi, ở Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) vừa bị F0 khỏi được 10 ngày, mẹ của K- chị Lê Mai bày tỏ băn khoăn "tới đây tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tôi có nên cho con tiêm hay không?"

Cùng chung tâm lý của chị Mai, anh Nguyên (ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) đang có con học lớp 4 vừa bị F0 cùng gia đình đã khỏi cũng chia sẻ "người thì bảo không nên tiêm, người thì bảo nên tiêm. Vợ chồng tôi cũng băn khoăn quá".

Về vấn đề đang được nhiều phụ huynh quan tâm, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết, mắc COVID-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định.

 - Ảnh 1.

Ngành y tế và các ngành chức năng liên quan đang gấp rút chuẩn bị sẵn sàng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi; nghiên cứu việc tiêm cho trẻ từ 3-5 tuổi

"Theo các nghiên cứu cũng tương tự như sau tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19, khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở ra, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng COVID-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu"- PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Cũng theo PGS.TS Trần Minh Điển: trong giai đoạn hiện tại, hiệu quả của vaccine phòng COVID được đánh giá là rất tốt trong việc giảm ca bệnh nặng và tử vong.

Đồng thời chuyên gia nhi khoa này cho biết thêm: Trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa vaccine phòng COVID-19 ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra các vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới  cũng chưa xác định rõ là như thế nào...

Tuy vậy, TS Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia nhấn mạnh: Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của Bộ Y tế, các trường hợp đã mắc COVID-19 hoặc nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng, khi hết thời gian cách ly có thể thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19. 

Như chúng ta đã biết, một số trường hợp đã mắc COVID-19 có thể bị tái nhiễm do miễn dịch giảm hoặc do mắc chủng mới. Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 chú trọng giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong do bệnh. Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những người đã từng mắc bệnh là cần thiết.

 "Tuy nhiên, các gia đình có thể để cho trẻ có thời gian hồi phục sức khỏe sau khi mắc COVID-19 và có đáp ứng tốt với vaccine"- TS Huyền nói.

Theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?

Trước quan tâm của nhiều gia đình về việc trẻ em từ 5- dưới 12 tuổi béo phì có nên tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không? PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhấn mạnh: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là tác hại.

 "Qua theo dõi nhiều tài liệu cho thấy trẻ em nhóm nguy cơ béo phì, bệnh lý bẩm sinh, sinh non, thiếu cân có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là khi chưa được tiêm vaccine. Song song với đó là những di chứng để lại như thế nào khi các cháu bị nhiễm COVID-19 thì rõ ràng còn quá mới, chúng ta vẫn chưa tìm hiểu và nghiên cứu được hết..."- TS Hùng nói.

Đồng quan điểm, TS Đặng Thanh Huyền nêu rõ, vaccine phòng COVID-19 hiện nay được tiêm chủng rộng rãi cho các đối tượng từ 5 tuổi trở lên, song những người có bệnh nền, béo phì... là nhóm được ưu tiên tiêm chủng vaccine này để giảm thiểu nguy cơ diễn biến bệnh nặng và tử vong.

Để giúp trẻ thoải mái hơn khi đi tiêm chủng và sau tiêm chủng, chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo các gia đình hãy trao đổi với trẻ trước khi đi tiêm chủng. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm... 

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.  

1. Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

2. Không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

3. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

4. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5. Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất

Vaccine phòng COVID-19 không gây ảnh hưởng đến di truyền hay hệ sinh sản của trẻ

Bộ Y tế cho biết, nhiệm vụ trọng tâm là triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023, trong đó tập trung chủ yếu các nội dung: bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và chủ động cung ứng vaccine; Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19;

Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và trẻ dưới 5 tuổi…

Vaccine được tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là vaccine Pfizer. Trong quyết định sửa đổi vừa ban hành ngày 1/3, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml.

Trước lo lắng của nhiều phụ huynh về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh sản, di truyền hay các phản ứng lâu dài, PGS.TS Trần Minh Điển khẳng định vaccine COVID-19 không gây ảnh hưởng đến di truyền hay hệ sinh sản của trẻ.

Giám đốc Bệnh viện Nhi TW lý giải: Bản chất của vaccine này là các thành phần RNA thông tin – khi đi vào trong tế bào, tạo ra các protein, phối hợp với một số tế bào miễn dịch để tạo ra kháng thể chống virus. Các RNA thông tin không xâm nhập vào nơi chứa tế bào di truyền của cơ thể con người. Đây là một cơ chế khoa học rất rõ ràng.

Những ảnh hưởng ngay lập tức 5-7-10 ngày sau tiêm, chúng ta cũng không nên lo ngại vì cũng giống như các loại vaccine tiêm chủng cho trẻ lớn hơn và cho người lớn.

Thái Bình
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 3 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 5 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 5 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 6 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top