Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ tự kỷ truân chuyên hòa nhập

Thứ hai, 08:15 24/11/2008 | Gia đình

Giadinh.net - "Xin hãy thương lấy cháu", câu nói này chị Vân đã phải thốt lên không biết bao nhiêu lần mỗi khi đến gõ cửa các trường xin cho con đi học.

Bây giờ, khi ngồi kể lại câu chuyện với chúng tôi, ánh mắt của người mẹ một lần nữa rũ xuống vẻ tuyệt vọng, vì con gái chị vừa bị trường Tiểu học dân lập Hà Nội buộc thôi học giữa kỳ I lớp 2.
 
Trong thời gian bị trường không cho học, bé My phải tự học ở nhà với gia sư. (Ảnh: TG)

Hành trình gian khổ

Con gái chị Vân là Hà My, 8 tuổi, bị bệnh tự kỷ. Kể từ khi biết con bị bệnh, chị Vân nghỉ làm ở cơ quan, tham gia hội phụ huynh có con tự kỷ để hiểu rõ hơn bệnh, cách chăm sóc, giáo dục con. 3 tuổi, My chỉ nói được một tiếng đơn, 4 tuổi nói được tiếng kép. Sau 5 năm cố gắng của cả gia đình, đến nay Hà My có thể sinh hoạt gần như trẻ bình thường.

3 năm học ở trường Tiểu học dân lập Hà Nội, từ năm đầu tiên tới lớp 2, Hà My đã có những tiến bộ đáng kể. Theo đánh giá của cô Thuận, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của My thì em tiếp thu khá môn Toán (điểm trung bình cả năm là 9,0 - PV), các môn khác chỉ ở mức trung bình. Trên lớp My không tập trung được lâu, thỉnh thoảng khóc thét lên, khó khăn về giao tiếp nhưng vẫn là học sinh ngoan. “Khi giao việc gì và hướng dẫn em cụ thể thì em làm rất say sưa và hoàn thành nó”- cô Thuận nói.

Theo lời kể của chị Vân, việc học của My bắt đầu gặp trục trặc vào đầu năm lớp 2. Biểu hiện bệnh tự kỷ của My làm cho một bạn ngồi bên cạnh sợ hãi, khiến phụ huynh bức xúc, yêu cầu lãnh đạo nhà trường phải chuyển bé My đi trường khác.

Ngày 24/10 vợ chồng chị Vân được bà Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Tiểu học dân lập Hà Nội mời lên nói chuyện về việc chuyển trường cho con. Lý do nhà trường đưa ra là nếu để My ở lại, chất lượng học của lớp 2 sẽ xuống dốc, sẽ có nhiều học sinh khác chuyển trường. Quá sững sờ trước tin này, chị Vân thiết tha xin nhà trường cho bé My ở lại hết học kỳ I để gia đình có thời gian tìm trường.

Hơn nữa 3 năm ở đây, bé My đã quen với nếp sinh hoạt, với bạn bè nay phải chuyển đi sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và phương pháp giáo dục dành cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, bà Thảo không chịu, yêu cầu chị phải chuyển trường cho con ngay lập tức.

Kỳ thi học kỳ I sắp đến, chị Vân cùng gia đình lao đi tìm trường cho con. Nhiều trường chị đến xin đều bị từ chối thẳng thừng khi biết bé My mắc bệnh tự kỷ. Không tìm được trường cho con, bé My phải nghỉ học ở nhà.

Sáng sáng, My vẫn thu xếp sách vở nhưng không thấy mẹ đưa đi học như mọi khi, liền khóc “con muốn gặp bạn Vân Hà cơ, bạn ý yêu con lắm”. Tâm trạng của chị Vân như ngồi trên đống lửa, vừa thương con, vừa lo cho tương lai của con khi việc học dở dang.

Chị Vân lại tiếp tục đến gõ cửa nhiều trường tiểu học khác. May thay sau đó nhờ một người bạn giúp đỡ, bé My được nhận vào trường Tiểu học Trung Hoà. Vừa vui mừng, vừa lo lắng, hàng ngày chị Vân đèo con tới trường và đợi luôn ngoài đó. Một hành trình hoà nhập mới đầy gian khổ lại bắt đầu với cả hai mẹ con.

Kỳ thị quá mức

Không riêng trường hợp của bé My, bé Lê Quang Huy, nhà ở đường Đội Nhân, Hà Nội mắc bệnh tự kỷ dạng nhẹ cũng phải chuyển khỏi trường Tiểu học dân lập Hà Nội khi đang học dở lớp 2. Có khác là bé được gia đình chủ động chứ không bị nhà trường ép chuyển.

Chị Mai, mẹ của bé Huy cho biết, đến lớp Huy thường ngồi im, không nói chuyện với bất kỳ ai, nhưng sức học của em vẫn theo kịp các bạn bình thường. Lớp Huy nhận thêm 3 bạn chậm phát triển trí tuệ nên cô giáo chủ nhiệm đã tách 4 em ra thành một “lớp riêng” để học Toán và Tiếng Việt. Những môn phụ khác các em quay về lớp cũ học.

Một lần, chị Mai tới trường dẫn con từ “lớp riêng” lên lớp cũ để sinh hoạt chung, một cậu bé đã bảo chị “cô ơi, hôm nay bạn Huy không có chỗ ngồi đâu”. Lúc này chị mới té ngửa, thì ra vào các giờ học ở lớp chung con chị chỉ được ngồi ké vào chỗ của bạn. Chị Mai nói: “Lúc ấy, tôi có cảm giác như xã hội không chấp nhận con mình. Vậy mà tôi vẫn phải đóng chi phí cho con cả lớp chung và “lớp riêng” cao gần gấp đôi bình thường”.

Chị Mai đã xin cho con quay trở lại lớp học bình thường, nhưng lãnh đạo trường không đồng ý. Lúc này, chị Mai chỉ còn biết âm thầm cố gắng tìm trường mới cho con. Cũng như bé My, việc tìm trường cho con khi đang giữa kỳ chẳng dễ dàng gì. Đã có những lúc chị Mai muốn buông xuôi tất cả “nếu không tìm được thì đành phải cho con ở nhà dù đang tuổi đi học, hoặc là chấp nhận mô hình học cũ”. Rất may sau đó tìm được trường đồng ý nhận con là chị chuyển luôn.

Hai câu chuyện về những em bé tự kỷ này chỉ là ví dụ về tình trạng phân biệt trẻ khuyết tật đang diễn ra ở các trường học. Để cho con bị tự kỷ được đi học đã khó, làm sao cho con nhận được phương pháp giáo dục đúng đắn, đầy sự cảm thông, nhân ái ở trường lại càng khó hơn với những bậc phụ huynh.
 

“Trường dân lập không có trách nhiệm nhận học sinh tự kỷ”

Đó là câu trả lời chúng tôi nhận được từ bà Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Tiểu học dân lập Hà Nội khi nói về trường hợp của bé My. Bà Thảo cho biết, việc nhận học sinh tự kỷ ở trường dân lập không phải bắt buộc như các trường công khác. Do vậy: “Tôi chẳng có lỗi gì cả khi yêu cầu gia đình bé My chuyển trường cho con”.

Thay đổi môi trường học với một trẻ bình thường đã khó khăn, đối với các em tự kỷ càng khó hơn nhiều lần, bởi tư duy của trẻ tự kỷ vốn rất máy móc, mọi hành vi có được chủ yếu do quá trình tiếp xúc lâu ngày. Khi chúng tôi đặt ra vấn đề này, bà Thảo cho rằng: “Nếu Hà My còn ở lại sẽ khiến tôi mất rất nhiều học sinh. Chúng nó mà chuyển đi hết thì tôi tan trường à”.

(Còn nữa)

Tuấn Linh - Trần Mừng

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 55 phút trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 giờ trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Chu cấp đều đặn 10 triệu đồng/tháng cho bố, đến khi xem tài khoản ngân hàng của ông, tôi lập tức báo cảnh sát

Gia đình - 8 giờ trước

Khi nhìn số dư trong tài khoản của bố mình, người đàn ông này lập tức gọi điện thoại để tìm hiểu về sự việc.

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng có 6 đặc điểm điển hình này

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

GĐXH - Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính.

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Dạy con kiểu "Hiệu ứng đuổi rắn" không chỉ làm hại con mà còn làm tổn thương chính mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý học Lý Mai Cẩn của Đại học Cảnh sát Trung Quốc cho rằng có những cha mẹ cả cuộc đời chỉ "lang thang bên ngoài cánh cửa trái tim trẻ".

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Tôi nhận cái kết đắng vì đánh ghen chồng và cô bồ giữa phố

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuộc sống của gia đình tôi bị đảo lộn hoàn toàn sau ngày tôi đi đánh ghen.

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

4 con giáp kiếm tiền giỏi nhất năm 2024 trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Những gia đình có thành viên thuộc con giáp may mắn này thường được cho là sẽ có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Những chòm sao nữ lắm chiêu trò khi yêu đương

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi có người yêu, Thiên Bình thường áp dụng chiêu 'lạt mềm buột chặt'; còn Bọ Cạp thường dùng chiêu thức 'Thả con săn sắt bắt con cá rô'.

Top