Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tứa máu vì miếng cơm ngày Tết

Thứ tư, 20:00 02/02/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Những đứa trẻ mới lên 8, lên 10… vì bữa cơm ngày Tết mà phải thức dậy từ khi gà chưa gáy để mưu sinh.

Bước chân nhọc nhằn trong giá lạnh

Từ thị trấn A Lưới, dọc theo một con đường quê nhỏ hẹp, men theo những khóm cúc quỳ dại chúng tôi đặt chân đến xã Nhâm, A Ngo, Hồng Thủy, Hồng Quảng… của huyện A Lưới. Ở đây trong tiết trời tê buốt của núi rừng, khi màn đêm đang đen đặc trong sương sớm thì những đứa trẻ người dân tộc Pakô, Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều… đã lũ lượt tiến vào rừng sâu. Trên vai chúng là những chiếc gồ đan bằng tre to quá khổ người. Theo nhiều em cho biết, chúng phải vào rừng tìm kiếm, nhặt hái… những bó rau rừng, những loại củ rừng để mang ra chợ bán, lấy tiền đổi gạo đón tết.
 

“Nó đi lên cái suối, cái rừng kiếm cây môn, cây má, buồng chuối… lấy tiền mua gạo, mua muối. Chúng dậy từ sớm nhưng mặc mỏng manh lắm. Nhiều đứa sức yếu không trụ nổi với cái lạnh ngất xỉu bên bờ suối. Cũng có nhiều đứa gùi được nhiều hàng nhưng ra đến nơi thì chợ đã vãn người, bán không được bao nhiêu…” – câu nói này của những người dân nơi đây đã trở thành điệp khúc khi bất kì ai hỏi thăm về lũ trẻ.

Một người già dẫn chúng tôi đến thăm nhà 3 chị em con bà VR Thị Hoà ở thôn Nhâm 1, xã Nhâm. Khi được hỏi về tên của mình cả 3 bé bé nào cũng lắc đầu không biết “Ở nhà gọi là con, ở trường gọi là cháu, cả mấy nhà bên cạnh cũng vậy”, đứa lớn nhất trả lời một cách thản nhiên.

Cha mất khi 3 chị em còn nhỏ, mẹ bị bệnh nặng, 3 đứa nhỏ trở thành trụ cột chính trong nhà. Tuy nhiên, cả 3 đứa chưa một ngày nghỉ học. Hiện chị cả vẫn đang học lớp 5, cô bé thứ hai học lớp 4, còn cô bé út học lớp 2 trường tiểu học Nhâm. Sau mỗi lần tan chợ ba chị em lại chạy nhanh về nhà lo cơm nước cho mẹ rồi lại tất tả đi ngay vào rừng hái rau, tìm củ để tiếp tục cuộc hành trình mưu sinh vào ngày mai.

Cũng đáng thương không kém là cô bé có mái tóc dài cháy nắng và đôi mắt đen nhánh A Viên Thị Nhâm, học sinh lớp 6, trường THCS A Ngo, khi em một buổi đi học, một buổi phải vào rừng tìm củi để kiếm bát cơm ngày tết.

“Thường, ngoài thời gian đi học, em còn phải phụ cha mẹ làm ruộng. Buổi trưa, em toàn phải tranh thủ vào rừng tìm cây rau về ngày mai bán” - Nhâm cho hay.

Vẫn hiếu học dù cơ cực

Một nét chung dễ nhận thấy là các em nhỏ ở đây, dù cuộc sống khá vất vả nhưng rất hiếu học. Hiếm có trường hợp nào bỏ học chỉ vì hoàn cảnh khó khăn. Thậm chí nhiều em còn học rất khá.

Như trường hợp của A Viên Thị Xoan - học sinh lớp 8A, trường THCS Hồng Quảng là một gương “sáng” cho truyền thống hiếu học ở đây. Xoan là con đầu trong gia đình có 7 người con. Mẹ phải ở nhà chăm sóc các em nhỏ nên ngày nào Xoan cũng phải cùng cha kiếm tiền để nuôi sống cả gia đình. Khó khăn là thế nhưng Xoan vẫn cố gắng học tập, sáu năm liền em đạt học sinh tiến tiến. Xoan tâm sự “em sẽ cố gắng học như mấy anh chị trong làng để được xuống thành phố học”.  
 

Chợ nghèo và điều ước… “bình dân”

Chúng tôi đến chợ 91 – thuộc thị trấn A Lưới vào lúc 3 giờ sáng khi trời còn mù sương. Ở một góc chợ, qua ánh sáng yếu ớt, leo lét của những chiếc đèn pin, đèn bão của các tiểu thương, lộ rõ hai lối nhỏ dành riêng cho cuộc mưu sinh của những đứa trẻ nghèo. Nhiều em nhỏ được mẹ đi theo dìu dắt nhưng cũng có không ít em thân mình khoác duy nhất một manh áo mỏng, hoà trong dòng người tấp nập kẻ bán lẫn người mua để trao đổi từng mớ rau, gói củ.

Vì ánh sáng không đủ nên chúng tôi có không thể khắc vào trí nhớ những gương mặt lấm lem, cơ cực ấy. Nhưng điều rõ thấy nhất là những vóc dáng nhỏ nhắn phải gồng mình dưới cái lạnh của rừng núi để kiếm từng đồng tiền mua gạo nuôi sống cả gia đình. Theo một số em kể lại thì một giờ sáng các em được cha mẹ thức dậy, chuẩn bị những gùi hàng mà chiều hôm qua kiếm được. 2 giờ sáng cuộc hành trình mưu sinh vượt 8 – 9 km đường rừng núi bắt đầu. Và phải mất 2 tiếng đồng hồ các em mới đến được chợ.
 

“Nhiều lúc trời tối quá, chúng em phải tụ tập với nhau lại đi cho đỡ sợ. Nhiều lúc trời lạnh không muốn dậy, nhưng rồi chúng em cũng phải đi vì không đi thì không có gạo ăn” - A Viên Thị Nhỏ, thôn Nhâm I, xã Nhâm nhanh nhảu trò chuyện.

Không giống chợ nguời Kinh, các em bé dân tộc ở đây ngồi khép nép trong một góc chợ, đợi chờ từng người khách đến mua hàng. Có lẽ vì thế mà giá cả các em cũng không được “phát” mà đa số khách hàng trả được bao nhiêu thì trả. Có khi cả một gùi nặng toàn những mớ rau ngon mà phải mất mấy ngày trời các em mới kiếm được, nhưng lại bán chỉ được ba bốn chục nghìn. Số tiền ít ỏi ấy là cả một nguồn thu nuôi cả gia đình 7- 8 người trong một tuần (!).

Nhiều người nhìn thấy vẻ ngái ngủ, co ro của các cô bé, cậu bé đang tuổi ăn, tuổi lớn thì vừa mua vừa biếu. Nhưng cũng không ít người vì chút lợi mà “cò kè bớt một thêm hai”, khiến số tiền vốn ít ỏi lại càng èo uột hơn. Thậm chí có người còn vứt tiền xuống đất một cách vô tâm để các bé phải nhặt khi không mặc cả được như ý mình.

Với số tiền thu được từ những “chiến lợi phẩm” vừa bán được, mỗi em sẽ hia ra để mua: gạo, muối, xà phòng…

“Nhiều lúc tui muốn khóc mà phải cười vì sự ngây thơ của chúng. Nhiều đứa còn ngây ngô, thơ dại lắm. Ở xuôi, vào tuổi chúng, cha mẹ còn bao bọc từng ly từng tí một còn ở đây…” – một người bán muối ở đây cảm thương nói. Chị bỏ lửng câu nói để hướng ánh nhìn về phía những đứa trẻ đang còn lưng đĩu nhưng túi muối, túi gạo lên lưng trở lại con đường cũ.

Tiếng thở dài của chị cũng làm chúng tôi nặng trĩu cả lối về. Ước mơ nhỏ nhoi có được manh áo ấm và đôi dép đủ dày để lên rừng vào mỗi sớm mai của một số cô bé, cậu bé, lại là nỗi ám ảnh khôn nguôi của những người miền xuôi chúng tôi.

                                       Tiến Long – Phan Bảo Hoà

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi xe máy bốc đầu, lạng lách rồi quay clip để khoe trên mạng.

Đi xe máy bốc đầu, lạng lách rồi quay clip để khoe trên mạng.

Pháp luật - 51 phút trước

GĐXH - Một nhóm thanh thiếu niên thường xuyên quay clip lái xe máy đánh võng, "bốc đầu" đưa lên mạng xã hội để "khoe chiến tích" vừa bị Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) tạm giữ.

26 xe dính phạt nguội mới nhất ở Cao Bằng

26 xe dính phạt nguội mới nhất ở Cao Bằng

Pháp luật - 52 phút trước

GĐXH - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 26 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông từ ngày 9/9 đến ngày 24/9/2024.

Gió mùa Đông bắc tràn về, miền Bắc đón mưa lớn từ đêm nay

Gió mùa Đông bắc tràn về, miền Bắc đón mưa lớn từ đêm nay

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với hội tụ gió trên cao nên khoảng chiều tối ngày 29/9 đến hết đêm 30/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông

Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất?

Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản gửi Văn phòng Chính phủ.

Chiêu trò chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tài sản

Chiêu trò chuyển khoản nhầm để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo chuyển nhầm tiền. Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn này để lừa cho vay nặng lãi hoặc đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Hà Nội: Phát hiện lò mổ lợn nhiễm vi rút dịch tả lợn Châu Phi tại Chương Mỹ

Hà Nội: Phát hiện lò mổ lợn nhiễm vi rút dịch tả lợn Châu Phi tại Chương Mỹ

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Kiểm tra cơ sở giết mổ lợn ở xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), đoàn liên ngành lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện nhiễm vi rút dịch tả lợn Châu Phi loại Bắc Mỹ.

Thông tin mới nhất về quy định tuổi về hưu của sĩ quan quân đội và bổ sung về mức lương

Thông tin mới nhất về quy định tuổi về hưu của sĩ quan quân đội và bổ sung về mức lương

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 12 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Xã hội - 3 giờ trước

Sáng 29-9, tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ an táng Phó giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Công an truy tìm một phụ nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk

Công an truy tìm một phụ nữ cướp tiệm vàng ở Đắk Lắk

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk đang truy tìm một phụ nữ c.ư.ớ.p tiệm vàng.

Chính thức bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) sáng nay 29/9

Chính thức bắc cầu phao tại khu vực cầu Phong Châu (Phú Thọ) sáng nay 29/9

Xã hội - 3 giờ trước

Dự kiến, 7 giờ 30 phút sáng nay (29/9), Lữ đoàn Công binh 249 sẽ bắt đầu tổ chức bắc và thông nối cầu phao, giúp nối hai bên bờ sông, thuộc địa phận huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), cách chân cầu Phong Châu vừa bị sập khoảng 300m.

Top