Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị tai nạn bỏng

Thứ ba, 15:09 07/04/2009 | Thành tựu y học

Tai nạn bỏng gây hậu quả khó lường, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà cả khía cạnh thẩm mỹ của con người.

Ngành bỏng đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, trong đó có công nghệ sinh học vào công tác điều trị nhằm phục hồi sức khỏe và trả lại vẻ lành lặn cho bệnh nhân.
Tiến sĩ Nguyễn Như Lâm, Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu, Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác dẫn chúng tôi thăm các buồng bệnh. Anh P.V.T quê ở Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Ðịnh) khoảng 35 tuổi, mặt sạm đen, hai cánh tay và phần ngực, bụng phải quấn băng trắng nằm bất động. Nhà bán hàng ăn, chỉ vì sơ xuất bị chập điện, đứa con nhỏ không giải thoát kịp, bị bỏng quá nặng đã qua đời, còn hai vợ chồng anh phải đưa lên Viện Bỏng quốc gia cấp cứu.
 
Theo TS Lâm với mức độ bỏng 40% diện tích cơ thể và sâu 20% như anh P.V.T phải thực hiện năm lần phẫu thuật và nằm điều trị hơn một tháng thì may ra mới xuất viện được. Trường hợp chị T.T.H ở Bảo Thắng (Lào Cai), ngày mồng 8 Tết, hai vợ chồng san xăng từ xe máy này sang xe máy khác, anh chồng hút thuốc lá, cúi gần, xăng bắt lửa đã táp vào người vợ. Hậu quả là chị T.T.H bị bỏng với diện tích cơ thể 60%, theo tiên lượng của các thầy thuốc, trường hợp này ít ra phải phẫu thuật tám lần và điều trị lâu hơn, mới có thể bình phục. Thương tâm hơn và xen lẫn sự căm phẫn là đối với các ca bỏng a-xít. Chỉ vì cay cú trong làm ăn, hiềm khích cá nhân, hay sự ghen tuông trong quan hệ lứa đôi, chồng vợ mà người ta rắp tâm dùng a-xít để "tính sổ" với nhau. Ðó là trường hợp anh H.V.B, gần 40 tuổi ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) đi làm ăn xa, vợ ở nhà "cặp bồ" với một người đàn ông khác. Biết chuyện, H.V.B khuyên nhủ, can ngăn vợ nhưng sự bực tức, khó chịu đã khiến cô vợ lén mua a-xít và nhân sơ xuất của chồng, đã hắt ca a-xít vào người anh. Khi được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia, H.V.B trong tình trạng vùng mặt, cổ cháy sém, hai mắt bỏng hoàn toàn, mũi, mồm dúm dó... Khoa bỏng trẻ em, hằng năm tiếp nhận, cứu chữa một lưu lượng người bệnh chiếm 50-60% của toàn đơn vị, mà nguyên nhân chính là do sự sơ xuất của người lớn hoặc sự đùa nghịch vô thức của trẻ nhỏ.

Chẳng theo mùa, không do bệnh lý và bất luận tuổi tác, cuộc sống hiện đại có thể gây tai nạn bỏng bất cứ lúc nào, và đủ các kiểu loại. Cùng với sự phát triển của y học, ngành bỏng nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong công tác điều trị, chăm sóc cho đối tượng người bệnh đặc thù này. Thiếu tướng, GS, TS Lê Năm, Giám đốc Viện Bỏng quốc gia cho biết, hằng năm không kể các cuộc cấp cứu, xử lý đột xuất cho các vụ cháy nổ khí mê-tan trong hầm lò, cháy nổ ga (với nhiều người mắc) thì đơn vị thu dung và điều trị khoảng hơn ba nghìn trường hợp bị tai nạn bỏng. Trước đây, tỷ lệ chết trung bình của bệnh nhân bỏng dao động từ

6-8%, nhưng năm, bảy năm trở lại đây, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,5 - 4%. Tương tự các thầy thuốc chuyên khoa bỏng đã cứu sống các trường hợp bỏng người lớn diện tích 80% cơ thể và bỏng sâu hơn 45-50%, riêng trẻ em có diện tích bỏng chung 70% cơ thể và bỏng sâu hơn 50%, dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn máu, hoại tử thứ phát, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc...

Có được những kết quả nói trên, phải kể đến sự nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào hoạt động cứu chữa tai nạn bỏng của đội ngũ thầy thuốc chuyên ngành bỏng tuyến cuối.
 
Theo GS, TS Lê Năm, hàng chục kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai, thực hiện như cắt bỏ hoại tử sớm theo phương pháp tiếp tuyến bằng dao Lagrốt, ghép da theo kiểu hai lớp, hiệu quả và tính an toàn của siêu lọc máu liên tục ở trẻ em bỏng nặng, cách sử dụng vạt da siêu mỏng; kỹ thuật nối mạch vi phẫu trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng và tế bào sợi trong điều trị vết bỏng, vết thương; điều trị bệnh nhân bỏng nặng bằng hệ thống thiết bị khí hóa lỏng... Chi phí cho điều trị một ca bỏng, nhất là bỏng 30-40% diện tích cơ thể trở lên là khá tốn kém (50-60 triệu đồng). Không ít trường hợp đã phải ngược xuôi vay mượn, thậm chí phải "cắm" sổ đỏ cho ngân hàng để có tiền chạy chữa cho người thân.
 
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bỏng, đồng thời giảm chi phí điều trị cho người bệnh, thời gian qua, Viện bỏng quốc gia đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học một cách có hiệu quả vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Trong điều kiện chưa có ngân hàng da, các thầy thuốc ở đây đã nghiên cứu, xử lý, bảo quản và sử dụng da ếch tươi, da ếch đông khô tiệt trùng bằng tia Gamma để điều trị vết thương bỏng. Hoặc nghiên cứu, xử lý, bảo quản và sử dụng trung bì da lợn tươi và da lợn đông khô ở độ lạnh sâu, sản xuất và ứng dụng màng Chitosan, Phochisan từ vỏ tôm phục vụ điều trị vết thương bỏng. Ở mức độ cao hơn, các chuyên gia ngành bỏng đã đạt được thành công bước đầu trong việc nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi da đồng loại, quy trình nuôi cấy tế bào sừng da tự thân để điều trị cho các trường hợp bỏng sâu diện rộng. Mặt khác, cũng trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học, Viện Bỏng quốc gia đã bào chế, sản xuất được các loại thuốc B76, Mađuxin, Mỡ cao vàng, Sh91, Chitosan... từ nguyên liệu trong nước; góp phần giảm giá thành thuốc điều trị cho bệnh nhân bỏng xuống nhiều lần so thuốc nhập ngoại mà chất lượng, hiệu quả không thua kém.
 
Theo Nhân dân
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Thành tựu y học - 3 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Y tế - 5 năm trước

Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Y tế - 5 năm trước

Bệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Y tế - 5 năm trước

Một loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Y tế - 5 năm trước

Bổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Y tế - 5 năm trước

Được phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Y tế - 5 năm trước

Trước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.

Top