Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vài dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc

Thứ ba, 16:20 25/12/2007 | Sống khỏe

Khi uống một số loại thuốc, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường, hoặc những tác dụng phụ, đó là những phản ứng làm cho khó chịu hoặc độc hại, xảy ra ngoài ý muốn khi dùng thuốc ở liều thông thường.

Nhiều người tỏ ra rất lo lắng về sự biến đổi màu phân hoặc nước tiểu sau khi dùng thuốc và cho rằng đó là các tác dụng phụ của thuốc. Thực tế không phải như vậy. Sự biến đổi này không đưa đến sự rối loạn hoặc khó chịu nào và sẽ mất đi khi bệnh nhân thôi dùng thuốc. Các hiện tượng đó chỉ là những biến đổi của cơ thể do các phản ứng sinh hóa của thuốc gây ra.

Sự đổi màu ở phân

Thông thường phân có màu nâu (do sự hiện diện của urobilin và stercobilin, dẫn xuất từ sắc tố mật). Khi dùng thuốc, phân sẽ có một số biến đổi về màu như sau:

Màu đen: Xuất hiện sau khi dùng thuốc có hợp chất bismuth để trị tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày - tá tràng (pepto-bismol, trymo, denol) hoặc thuốc bổ chứa sắt. Hiện tượng này là vô hại và sẽ mất đi khi ngừng dùng thuốc.

Màu đỏ: Xuất hiện sau khi uống thuốc pyrvinium pamoat để trị giun sán.

Xanh lá cây hoặc xanh dương: Là sự biến đổi do dùng thuốc dithiazanin (delvex) để trị giun sán.

Sự đổi màu của nước tiểu

Khi người ốm dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều được đào thải qua nước tiểu và làm cho nước tiểu biến đổi màu:

Xanh dương: Là sự biến đổi do dùng xanh methylen (trị nhiễm trùng đường tiểu) hoặc dithiazanin (thuốc trị giun sán, đào thải chủ yếu qua phân nhưng vẫn có một ít qua nước tiểu).

Màu hồng: Xuất hiện sau khi dùng thuốc danthron (trị táo bón) hoặc diphenylhydantoin (trị động kinh).

Đỏ cam: Màu này xuất hiện sau khi dùng thuốc chống đông máu anisindion (miradon) hoặc thuốc trị đau cơ khớp chlorzoxazon (paraflex).

Màu vàng: Nhiều người khi thấy nước tiểu có màu vàng đã bỏ dùng thuốc vì cho rằng đó là dấu hiệu có vấn đề về gan do thuốc gây ra. Thực chất, đây cũng chỉ là những dấu hiệu bất thường không nguy hiểm, xuất hiện khi bệnh nhân dùng vitamin B2 (còn có tên riboflavin), thuốc trị đau nhức thần kinh becozyme (chứa hỗn hợp vitamin nhóm B) và thuốc bổ đa sinh tố chứa vitamin B2. Nước tiểu không vàng khi uống các thuốc trên có nghĩa là bạn đã uống phải thuốc giả.

Theo Sức khỏe & Đời sống

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 7 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 10 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 20 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 21 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top