Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vay - trả thần thánh: Chuyện lãng phí, vô ích

Thứ sáu, 16:28 17/02/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Mùa xuân, khách thập phương đổ về đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) để "vay" vốn, cầu tài, cầu lộc…

 
Bên cạnh giới thương nhân, đại gia còn có cả những người dân sẵn sàng "đốt" tiền thật để vay tiền âm với những đồ mã khủng, chở hàng xe tải. Trong khi đó, theo các nhà văn hóa, vay - trả thần thánh là chuyện lãng phí, vô ích. Ảnh: TG
 
Làm sao vay được của Thánh?
 
Không để giấy công đức lên ban thờ
 
Ban thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc (biểu hiện dương khí), hoa sen, hoa hồng, loa kèn… Ban thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng (quan niệm là ngài nhìn được ra xa). Tuyệt đối không dùng hoa dâm bụt, hoa nhài. Đi lễ không nên mang cành vàng lá ngọc, giấy tờ chứng lễ, giấy chứng công đức… về đặt trên bàn thờ vì ban thờ chỉ thờ người chết mà giấy công đức lại ghi tên người sống.
Hầu hết người tới lễ đền Bà Chúa Kho có mong muốn xin bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt. Theo bà Dương Hạnh (Trung tâm UNESCO cổ học Phương Đông, Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật Việt Nam), phần lớn người đi lễ đã bỏ rất nhiều tiền mua đồ mã để cúng.
 
"Có một số công ty mua hàng xe tải đồ lễ chở tới đền Bà Chúa Kho, khi thanh toán hết vài chục triệu đồng, thậm chí có công ty đã chi tới 90 triệu đồng tiền vàng mã. Chuyện này rất lãng phí, vô ích"- Bà Dương Hạnh nhận xét.

Giải thích về điều này, bà Hạnh cho rằng vì nghĩ Bà Chúa Kho là kho tài lộc nên trước đây mọi người đi lễ là để xin, sau này người ta nghĩ ra chuyện vay - mượn.
 
"Nhưng người trần sao vay mượn của Thánh được? Trong hành pháp tôi học không có bài đi vay của Thánh, mà đi lễ chỉ xin cầu an, tài lộc.
 
Một số người không hiểu biết cứ tưởng đi vay được của Ngài. Có người nhờ tôi làm sớ vay vài triệu đôla, hàng trăm tỉ đồng để về làm ăn.
 
Tôi đã phân tích để họ hiểu là thánh không bao giờ ăn đút lót và không làm sớ, lễ lạt cho họ. Nhưng số đó chỉ là hạt cát và rất tiếc số đông người dân ta hiểu biết về tâm linh kém, lắm si mê vọng tưởng, tham lam nên mới đi cầu xin vay mượn thánh và bị tổn phước".

Cũng theo bà Dương Hạnh, đầu xuân người dân nên đi lễ với tấm lòng thành kính để tri ân với các vị có công với Tổ quốc được phong thánh, thần, hạn chế quan niệm vay mượn. Nếu người lễ có tâm, đức, sống tốt với mọi người (chính niệm) thì không cần xin, chỉ cần chắp tay nguyện trong lòng là đã được rồi.
 
Ngoài ra, nếu đầu năm đi vay Thánh sẽ bị ràng buộc vay - trả khiến người vay bị ám ảnh trả nợ quanh năm, đầu óc không thoải mái.
Theo họa sĩ Đặng Nam (Ban cố vấn Trung tâm UNESCO Cổ học Phương Đông, Chủ nhiệm danh dự CLB Phương Đông), người dân đi lễ đền Bà Chúa Kho chỉ là hình thức dân gian, thấy có lợi đến xin. Tư tưởng xin - cho có từ thời phong kiến, đạo giáo là mọi người thần phục, đất đai của cải của vua ban cho ai người ấy được. Biến sang thần quyền cũng là xin - cho, nhưng đó chỉ là giả tưởng chứ thực ra không có kho để phân phát cho mọi người.
 
Ấn đền Trần nên để ở đâu?

Mỗi dịp đầu năm, hàng vạn người dân lại đổ xô về đền Trần xin ấn. Nhưng nhiều người khi cầm được ấn trong tay về nhà lại loay hoay không biết phải để vật này ở đâu?

Theo bà Dương Hạnh, nhiều người không biết cứ vứt ấn đền Trần lăn lóc trong cốp xe, nóc tủ lạnh...mà không biết rằng ấn là của Thánh, nhà đền phải làm trước mấy tháng, dâng lên Thánh rồi mới phát cho dân. Ấn chỉ dùng 1 năm, nhưng nên ép plastic treo bàn thờ để xin tài lộc (nếu không biết chữ Hán thì treo đầu to lên). Nếu không dùng đến thì cho vào túi nilon cất cẩn thận.

Về việc mang nhiều đồ lễ đến cửa đền, chùa, ông Đặng Nam cho rằng không nên. "Với đạo Phật, của cải tự mình làm ra, tự mình giải nghiệp cho mình, chứ đâu ai giải cho mình. Mọi người hãy tạo tâm tốt, chẳng cần đi đâu lễ, mà ở nhà rèn giũa cho cái tâm trong sáng thì điều tốt, khí lành sẽ đến. Nếu không sửa cái tâm, không làm việc thiện, tội cộng tội thì đi lễ nhiều cũng chẳng ăn thua gì.
 
"Phật dạy mọi người phải tỉnh giác, đừng bị mê muội, đừng đặt niềm tin trên cơ sở mù quáng vì đó là dị đoan. Hãy xây dựng cái tâm thiện kẻo lòng người đang mù quáng lại tin theo mù quáng nữa sẽ chồng chất khổ này lên cái khổ khác, lễ xin không được lại càng thêm khổ, làm ăn thua lỗ sẽ gây chuyện và oán thần phật không phù hộ thì càng thêm tội" - Ông Đặng Nam khuyến cáo.
 
Hà Dương
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự báo thời điểm không khí lạnh xuất hiện gây rét đậm ở khu vực miền Bắc

Dự báo thời điểm không khí lạnh xuất hiện gây rét đậm ở khu vực miền Bắc

Thời sự - 6 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, đầu tháng 11 miền Bắc liên tục đón những đợt không khí lạnh tăng cường xuống. Do không khí lạnh khô nên sẽ không gây mưa, nhiệt độ phổ biến từ 18-21 độ, vùng núi cao có nơi dưới 15 độ.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Giáo dục - 48 phút trước

Một số trường đại học khu vực miền Bắc công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời gian nghỉ từ 14 - 21 ngày.

Tin sáng 1/11: Miền Trung sắp đón thiên tai rất nguy hiểm; bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau 80 ngày sống thực vật

Tin sáng 1/11: Miền Trung sắp đón thiên tai rất nguy hiểm; bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau 80 ngày sống thực vật

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Miền Trung chuẩn bị đối mặt với nhiều loại hình thời tiết xấu sau bão số 6; Sau 80 ngày nhập viện, bệnh nhân ngoại quốc tỉnh lại với những dấu hiệu hồi phục thần kinh đáng kể.

Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

Tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma ở Hà Nội

Pháp luật - 8 giờ trước

Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tạm giữ tài xế ô tô đâm vào đoàn người đi đám ma để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Từ năm 2030 sẽ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Từ năm 2030 sẽ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính

Giáo dục - 9 giờ trước

Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện.

Chồng đu cột điện 12 tiếng giữa biển nước, vợ ở nhà thắp hương tưởng đã chết

Chồng đu cột điện 12 tiếng giữa biển nước, vợ ở nhà thắp hương tưởng đã chết

Đời sống - 10 giờ trước

"Thấy tôi chèo đò đi mua xăng mãi không về giữa lúc mưa to lũ lớn nước ngập mênh mông, vợ con tôi cuống cuồng nhờ người đi tìm, thậm chí thắp hương vì nghĩ tôi chết rồi".

Tải ảnh xe máy trên mạng để lừa đảo

Tải ảnh xe máy trên mạng để lừa đảo

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 31/10, Công an huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đã tạm giữ hình sự Trần Văn Lộc (SN 2003, trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giữ hai đối tượng mua bán ma tuý

Bắt giữ hai đối tượng mua bán ma tuý

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Chiều 31/10, Công an huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã bắt giữ Lê Thành Lộc (SN 1997) và Nguyễn Văn Linh (SN 1997, cùng trú tại huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giám đốc... giăng bẫy lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động

Giám đốc... giăng bẫy lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động

Pháp luật - 12 giờ trước

Dù không được cấp phép đưa người đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland nhưng Vũ Hải Long vẫn “nổ” với người lao động, qua đó chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng của 14 bị hại.

Bắt đối tượng bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt đối tượng bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH – Sau khi lừa chiếm đoạt chiếc xe máy của một người phụ nữ tại huyện Tánh Linh (Bình Thuận), Việt bỏ trốn khỏi địa phương và bị Công an địa phương ra quyết định truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mới đây, Việt trở về địa phương thì bị cảnh sát bắt giữ.

Top