Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Thứ bảy, 06:45 14/09/2024 | Y tế

Bể chứa nước, giếng nước bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt có khả năng chứa các vi sinh vật có hại, cần phải xử lý mới bảo đảm vệ sinh để sử dụng.

Sau lũ lụt , hầu hết nước giếng đều bị ô nhiễm nặng. Điều này có nghĩa là nước được lưu trữ trong giếng hoặc bể chứa bị ảnh hưởng sẽ không phù hợp để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt bình thường. Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thực hiện nguyên tắc "nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó".

1. Làm sạch và khử trùng nước giếng khơi sau lũ lụt

Dù đã dùng nilon và nắp bịt kín miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm vì nắp và nilon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Thau rửa giếng

  • Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.
  • Tháo bỏ nắp và nilon bịt giếng.
  • Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế- Ảnh 1.

Vệ sinh giếng trước khi xử lý nước.

Bước 2: Làm trong nước

  • Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.
  • Tán nhỏ, hòa tan hết phèn chua trong chậu.
  • Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước.

Bước 3: Khử trùng nước giếng

  • Tính lượng Cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3. Có thể dùng một số hóa chất khác như: Clorua vôi 20% (13g/m3) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3).
  • Múc một gàu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy tan cho hết..
  • Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.
  • Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng.
  • Sau 30 phút mới được sử dụng nước.

Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng cần có nồng độ Clo thừa 0,5-1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo). Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được.

Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B khuấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Clo mới đảm bảo. Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi Clo mới sử dụng.

Lưu ý:

  • Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.
  • Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
  • Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.

2. Đối với giếng khoan

  • Tháo dây cao su và nilon bịt miệng giếng khoan.
  • Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.
  • Khơi thông cống rãnh quanh giếng.
  • Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng.

Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung. Nếu tất cả các giếng trong khu vực không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc vài chục lít lên làm bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau múc nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.

Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào trong giếng và nước giếng trong thì vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử trùng ngay nước trong giếng để sử dụng.

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế- Ảnh 2.

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách khử trùng nước sau mưa lũ.

3. Xử lý môi trường sau lũ

- Nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ để làm nơi trú ẩn cho muỗi.

- Khi nước rút hết, môi trường ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

Tốt nhất là chôn xác súc vật ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ...) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hóa chất khử trùng tẩy uế. Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hóa chất khử trùng thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.


PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 1 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

4 người ở Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tối tự nấu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau bữa tối với món nấm xào tự hái, cả 5 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và 4 người phải nhập viện cấp cứu.

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Người đàn ông bị ngộ độc hóa chất do uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được xử trí bài niệu tích cực, giảm tiết, thải độc sau khi uống nhầm 2 ngụm nước lau sàn có thành phần acid citric.

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Chuyển thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ làm sao để đảm bảo an toàn, tránh gây độc?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh...

Top