Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao "nhân chứng sống" nói phải thần tốc, triệt trong truy vết, cách ly?

GiadinhNet - Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể rất ngắn chỉ từ 1-2 ngày cho tới 14 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Chính vì vậy phải truy vết càng nhanh càng tốt.


Vì sao nhân chứng sống nói phải thần tốc, triệt trong truy vết, cách ly? - Ảnh 1.

Sáng 4/10, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính SARS-CoV-2. Tổng số ca nhiễm duy trì 1.096, số khỏi là 1.020. Số người tử vong do COVID-19 là 35, bốn người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.

Các bệnh nhân còn lại đang điều trị 8 cơ sở y tế sức khỏe đều ổn định, trong đó một người xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 lần một, hai người âm tính lần hai và bốn người âm tính lần ba.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là hơn 16.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 700; cách ly tập trung hơn 11.000, còn lại ở nhà, nơi lưu trú.

213 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận hơn 35,1 triệu ca nhiễm và 1,03 triệu ca tử vong do COVID-19, tăng lần lượt 322.516 và 5.207 ca sau 24 giờ, hơn 26,1 triệu người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

Vì sao nhân chứng sống nói phải thần tốc, triệt trong truy vết, cách ly? - Ảnh 2.

Ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn mới, đảm bảo chính xác, tiết kiệm. Trong ảnh: Xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: TL


Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 hôm 3/10, theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình hình dịch bệnh có thể kéo dài đến hết năm 2021 do chưa có vaccine. Trước diễn biến và tác động của dịch bệnh đến kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam kiên định thực hiện “mục tiêu kép” trên nguyên tắc ưu tiên sự an toàn.

Bài học sống còn trong cách ly, truy vết F1

Là người trực tiếp làm việc, chỉ huy trong cách ly, truy vết tại các ổ dịch ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Hà Nội), Bình Thuận, TP. Đà Nẵng, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã trao đổi với các địa phương một số kinh nghiệm mang tính sống còn.

Vì sao nhân chứng sống nói phải thần tốc, triệt trong truy vết, cách ly? - Ảnh 3.

PGS.TS Trần Như Dương- Đội trưởng Điều tra giám sát dịch của Bộ Y tế tại Đà Nẵng tại một buổi điều tra dịch tễ khu vực nhà bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng sinh sống


Theo PGS.TS Trần Như Dương, trong chống dịch COVID-19, việc truy vết các trường hợp F1 ngay khi phát hiện ca bệnh là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định, với nguyên tắc truy vết là phải "Thần tốc và triệt để". Yêu cầu đặt ra là xác định hết các trường hợp F1, không được để sót, lọt, trong thời gian ngắn nhất.

"Chúng tôi phải chọn dùng từ “Thần tốc” mà vẫn còn cảm thấy chưa thể hiện hết được sự cần thiết về sự khẩn trương của công việc này vì thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể rất ngắn chỉ từ 1-2 ngày cho tới 14 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Chính vì vậy phải truy vết càng nhanh càng tốt, không được trậm trễ, bởi trậm chễ giờ nào, phút nào là nguy cơ F1 có thể trở thành F0 và sẽ làm lây ra toàn cộng đồng thì hậu quả sẽ rất khôn lường" - PGS Dương nói.

Khi truy vết được F1 phải nhanh chóng đưa ngay ra khỏi cộng đồng, kiên quyết không được cho F1 tự cách ly tại nhà.

Theo PGS Dương, khi truy vết không nên hỏi ngay bệnh nhân vào chi tiết những người tiếp xúc mà phải: xác định các "mốc dịch tễ" trước - bởi đây là những đầu mối dịch tễ lớn sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc. "Mốc dịch tễ" chính là những địa điểm/những sự kiện mà bệnh nhân đã đến, đã tham dự trong thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát đến khi bệnh nhân được cách ly y tế (ví dụ các mốc dịch tễ hay gặp tại thực địa là đám cưới, đám ma, chợ, quán ăn, lễ hội, bệnh viện, cơ quan, công sở …).

"Truy các "mốc dịch tễ" rất quan trọng để từ đó mới truy ra từng cá nhân F1, nếu bị bỏ quên mốc dịch tễ thì có nghĩa là rất nhiều F1 sẽ bị bỏ sót"- PGS.TS Trần Như Dương khẳng định.

Khi xuất hiện các điểm nóng dịch tễ, ổ dịch phức tạp, có các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát thì phải tiến hành khoanh vùng, cách ly toàn bộ, dập dịch triệt để ở bên trong để ngăn chặn không cho lan rộng trong cộng đồng và không để lây lan sang các vùng khác, địa phương khác.

Một bệnh nhân thường đi rất nhiều nơi, tham gia rất nhiều hoạt động nên có rất nhiều "mốc dịch tễ" ở nhiều địa điểm khác nhau cần phải điều tra. Để truy vết thần tốc, nhóm điều tra ban đầu khi phát hiện được các "mốc dịch tễ" phải báo ngay về bộ phận đầu mối bằng mọi phương tiện nhanh nhất, thường là dùng điện thoại hoặc gửi qua Zalo tên, địa chỉ của các mốc dịch tễ. Căn cứ vào các mốc dịch tễ nhận được, Bộ phận đầu mối ngay lập tức cử nhiều đội truy vết đồng loạt tới các địa điểm có "mốc dịch tễ" để truy vết F1.

Trong trường hợp một số "mốc dịch tễ" nằm ngoài địa bàn quản lý, bộ phận điều phối sẽ liên hệ và thông báo "mốc dịch tễ" cho các đơn vị liên quan để phối hợp điều tra truy vết ngay.

Dẫn thực tế từ Tại Đà Nẵng, PGS.TS Trần Như Dương cho hay có rất nhiều bệnh nhân các mốc dịch tễ không chỉ ở Đà Nẵng mà còn liên quan đến nhiều địa phương khác như TP HCM, Quảng Ngãi, Quảng Nam...

"Chúng tôi phải lập tức liên hệ với các địa phương trên để đồng loạt ra quân truy vết F1 tại các mốc dịch tễ đó, việc truy vết được thần tốc và toàn diện. Nếu chỉ cử một đội truy vết làm từ đầu đến cuối thì có thể phải mất vài ngày đến hàng tuần cũng không truy vết xong được F1 và như vậy sẽ không đảm bảo tốc độ của việc chống dịch" - PGS.TS Trần Như Dương nói.

Nhóm công tác của PGS.TS Trần Như Dương đã dự thảo cuốn "sổ tay hướng dẫn truy vết người tiếp xúc với ca bệnh COVID-19" dựa trên những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn.

Đáng chú ý, trong đợt chống dịch vừa qua, tại miền Trung, chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền các địa phương đã thành lập được hàng nghìn tổ phòng, chống dịch COVID cộng đồng (Đà Nẵng: 2.200 tổ, Quảng Nam: 5.500 tổ, Quảng Ngãi: 2.300 tổ, Quảng Trị: 4.434 tổ). 

Với số lượng này, đồng nghĩa với việc chúng ta đã huy động thêm được gần 3 vạn người trực tiếp tham gia chống dịch một cách tích cực và hiệu quả tại cộng đồng. Những tổ COVID cộng đồng chính là hạt nhân của phong trào toàn dân tham gia phòng, chống dịch.

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Cứu sản phụ mang thai có 'tràng hoa cuốn cổ' 5 vòng

Y tế - 2 ngày trước

BS Khoa Sản, BVĐK Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã phẫu thuật mổ lấy thai có "tràng hoa quấn cổ" 5 vòng, ngôi ngược thành công.

Top