Vì sao thiên thạch chỉ rơi vào những nơi hoang vu mà không vào những khu dân cư đông đúc?
GĐXH - Lich sử nhân loại ghi nhận rất ít trường hợp thiên thạch rơi xuống khu vực đông dân cư, hầu hết những trường hợp thiên thạch rơi đều ở vùng hoang vu không có người sinh sống.
Vì sao thiên thạch chỉ rơi vào những nơi hoang vu?
Trong hành trình tồn tại của Trái Đất, đôi khi hành tinh xanh gặp phải những "vị khách không mời" lao thẳng vào bầu khí quyển và hạ cánh xuống mặt đất, đó chính là các thiên thạch.
Thiên thạch có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ nhưng do bị bốc cháy trong quá trình ma sát với bầu khí quyển nên hầu hết chúng đều tiêu giảm kích thước, hoặc nổ tung trước khi tiếp đất. Tuy nhiên, nếu một thiên thạch cỡ lớn rơi xuống Trái Đất, sức công phá của nó sẽ chẳng thua gì một vụ nổ hạt nhân, san phẳng hàng trăm km xung quanh.
Điều may mắn là lịch sử nhân loại ghi nhận rất ít trường hợp thiên thạch rơi xuống khu vực đông dân cư, hầu hết những trường hợp thiên thạch rơi đều ở vùng hoang vu không có người sinh sống.
Câu trả lời không quá bí ẩn, thực tế, khả năng một thiên thạch rơi trúng thành phố là rất nhỏ. Đại dương của chúng ta chiếm khoảng 71% bề mặt Trái Đất và 90% sinh quyển, diện tích đất liền vốn đã nhỏ, diện tích khu vực tập trung dân cư lại càng nhỏ hơn.
Vậy nên, các thành phố rộng lớn với con người vốn dĩ chỉ là những điểm tí hon trên bản đồ Trái Đất, khả năng rơi trúng của thiên thạch rất hy hữu.
Ngoài ra, nếu nói tới một thế lực đang âm thầm bảo vệ loài người khỏi thảm họa thiên thạch thì đó không ai khác ngoài chính chúng ta.
Trong thời điểm khoa học công nghệ tiên tiến, những quốc gia phát triển đều có cơ quan giám sát không gian vũ trụ, đưa ra cảnh báo về hướng đi của các thiên thạch từ rất sớm.
Trong trường hợp thiên thạch có xu hướng rơi vào thành phố, các cơ quan này sẵn sàng phóng tên lửa để phá hủy thiên thạch hoặc đơn giản là đưa ra các biện pháp đổi hướng như dùng lực hấp dẫn kéo thiên thạch hay tạo ra các vụ va chạm.
Theo NASA, chúng ta chỉ cần chạm một lực vừa đủ để đẩy thiên thạch khỏi đường bay của nó mà không gây sứt mẻ gì cho cả đôi bên.
Trang Space.com lại nêu rằng, chỉ cần một lực di chuyển với tốc độ 1,6 km/giờ cũng có thể làm chệch hướng bay của thiên thạch đến 273.500 km, nếu chúng ta bắn trước thời điểm va chạm ước tính giữa thiên thạch với Trái Đất khoảng 20 năm.
Bất ngờ về nguồn gốc các thiên thạch rơi xuống Trái đất
Các nhà khoa học từ lâu cho rằng, những thiên thạch rơi xuống Trái đất xuất phát từ các thiên thể khác nhau trong vành đai tiểu hành tinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy, các thiên thạch này có thể có một nguồn gốc chung và chưa được biết đến.
Nghiên cứu mới về nguồn gốc các thiên thạch va vào Trái đất xem xét đá trầm tích biển chứa các thiên thạch hơn 500 triệu năm, kiểm tra 15 khung thời gian khác nhau và phát hiện ra tất cả đều bắt nguồn từ vành đai tiểu hành tinh, nhưng không rõ vị trí cụ thể nào trong vành đai tiểu hành tinh.
"Chúng tôi lập luận rằng, các thiên thạch và tiểu hành tinh nhỏ được chuyển đến Trái đất trong thời gian sâu không liên quan cơ bản đến chuỗi sự kiện hình thành gia đình tiểu hành tinh" - nhà nghiên cứu Fredrik Terfelt và Birger Schmitz, Đại học Lund, Thụy Điển, viết trong phần tóm tắt của nghiên cứu.
"Một quá trình phân phối khác vẫn chưa được biết đến, dường như có liên quan đến một khu vực giới hạn trong vành đai tiểu hành tinh" - các nhà nghiên cứu nói thêm.
Nhóm nghiên cứu nhận định, thiên thạch thường đến từ một khu vực rất nhỏ trong vành đai tiểu hành tinh. Thêm vào đó, các thiên thạch được đẩy ra "ổn định đáng kể trong 500 triệu năm qua".
Trả lời phỏng vấn Inverse, Giáo sư Birger Schmitz cho biết, ông đã đi nhiều nơi trên thế giới - California (Mỹ), Thụy Điển, Trung Quốc và Nga - để lấy nhiều mẫu đá trầm tích và kiểm nghiệm. Sau khi xem xét, ông nhận thấy có nhiều câu hỏi hơn cần giải đáp về nguồn gốc của các thiên thạch.
"Đó là một vấn đề với nghiên cứu của chúng tôi đồng thời là một vấn đề cho khoa học ngày nay, một vấn đề lớn. Chúng ta không biết các thiên thạch chiếm ưu thế trong dòng chảy đến từ đâu ở vành đai tiểu hành tinh" - Giáo sư Schmitz nói.
Hầu hết tiểu hành tinh đều ở trong vành đai tiểu hành tinh chính - khu vực trong không gian giữa sao Hỏa và sao Mộc. Theo NASA, sự tồn tại của hơn 1 triệu tiểu hành tinh đã được xác nhận nhưng vẫn còn nhiều tiểu hành tinh chưa được xác định.
Những mảnh của tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi đi vào bầu khí quyển Trái đất trở thành sao băng hoặc cầu lửa trong khi những mảnh rơi xuống Trái đất được gọi là thiên thạch.
Tìm hiểu nguồn gốc thiên thạch không chỉ giúp nhân loại hiểu rõ hơn về cách Hệ Mặt trời hình thành mà còn cả những loại thiên thể nào có thể gây nguy hiểm cho Trái đất, theo Giáo sư Schmitz.
Nghiên cứu mới về nguồn gốc thiên thạch đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội
Mua nhà, đất đầu tư, cần nắm rõ quy định diện tích tối thiểu được cấp sổ đỏ
7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?
Tiêu điểm - 3 giờ trướcGĐXH - Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.
Băng trong lửa: Nguồn gốc 'địa ngục' của loại đá quý nổi tiếng
Tiêu điểm - 17 giờ trướcNhóm khoa học gia Đức - Úc đã tìm ra nguồn gốc bí ẩn của loại đá quý mà họ gọi là "băng rèn trong lửa".
Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?
Tiêu điểm - 23 giờ trướcGĐXH - Có thể sự sống ngoài hành tinh có thể đang tồn tại, nhưng dạng sống của chúng có thể khác biệt hoàn toàn với dạng sống dựa trên carbon ở Trái đất.
Máy ATM giúp bé gái lạc đường tìm thấy người thân
Tiêu điểm - 1 ngày trướcBị lạc và không nhớ số điện thoại người thân, bé gái 8 tuổi nhanh trí tìm ra cách cầu cứu khi nhìn thấy chiếc máy ATM, bé nhấn nút màu đỏ để liên lạc với ngân hàng.
Siêu bão Yagi đã tàn phá đảo Hải Nam (Trung Quốc) thế nào?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Bão số 3 (siêu bão Yagi) đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) gây mưa lớn và gió mạnh. Nhiều ô tô bị lật đổ, cây cối bị bẻ gẫy, bật gốc trước sức mạnh kinh hoàng của cơn bão này.
Chiếc máy bay không dùng xăng dầu hay năng lượng mặt trời vẫn có thể đi vòng quanh thế giới trong 9 ngày
Tiêu điểm - 1 ngày trướcKhi thế giới đang nỗ lực giảm thải carbon thì chiếc máy bay này được coi là bước đi táo bạo cho ngành hàng không.
Bí ẩn của vùng đất cấm Nam Cực: Xuất hiện dị thường từ tính ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrong thời gian gần đây, Nam Cực không chỉ là vùng đất băng giá lạnh lẽo mà còn chứa đựng những bí ẩn khoa học đầy hấp dẫn. Một trong những khám phá đáng chú ý nhất là "dị thường từ tính" xuất hiện ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng.
Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Siêu bão Yagi hướng đến bờ biển Trung Quốc sau khi 14 khiến người thiệt mạng, gây ngập lụt nặng ở Philippines.
Tưởng cá sấu đã chết, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét
Tiêu điểm - 2 ngày trước4 con sư tử đang gặm chân cá sấu, đột nhiên cá sấu vùng dậy...
Thợ đang tháo điều hòa bỗng hét lớn, chủ nhà chạy ra thì đã muộn: Cái kết cả 2 gia đình đều thiệt thòi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcSự việc đau lòng là bài học cho tất cả mọi người.
Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?
Tiêu điểmGĐXH - Siêu bão Yagi hướng đến bờ biển Trung Quốc sau khi 14 khiến người thiệt mạng, gây ngập lụt nặng ở Philippines.