Hà Nội
23°C / 22-25°C

Việt Nam chưa đủ tiền chuộc cổ vật

Thứ tư, 05:00 21/01/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Trong khi nhiều cổ vật có giá trị đang bị thất lạc ở nước ngoài, tình trạng “chảy máu” cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, thì trong mắt một số nhà cổ vật chuyên nghiệp, phần lớn cổ vật được cơ quan nhà nước (Cục Di sản, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) thẩm định, xếp hạng chưa xứng tầm.

Cách xếp hạng ngẫu hứng và chưa tạo dựng được thị trường cổ vật công khai, lành mạnh, khiến cổ vật nước ta lâm vào suy kiệt và ngoài tầm kiểm soát.

- Một số đại gia thuộc giới chơi cổ vật vừa bay sang châu Âu để “săn” hàng độc. Chuyến đi đó đã mua được món cổ vật gì vậy, thưa ông?

-  Họ đã mua về một số đồ gốm thời Lý, Trần, Lê; một số đồ sứ ký kiểu thời chúa Trịnh thế kỷ thứ 15, 16 và thời Nguyễn đặt hàng từ các lò sứ ở Trung Hoa về dùng trong cung phủ.
 

Ông Đào Phan Long và chiếc dao đồng mục từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn (Ảnh: TG).

- Theo đánh giá của ông, cổ vật có giá trị thuộc hàng “quốc bảo” của Việt Nam đang bị thất lạc ở nước ngoài là gì?

-  Trước hết phải kể đến những chiếc trống đồng Đông Sơn rất lớn, rất đẹp. Ngoài ra, những đồ cổ nhất mang dấu ấn văn hoá Việt Nam cần chuộc, mua về là các loại vật dụng đồ đồng Đông Sơn. Nhưng cái đó, theo tôi biết thì cá nhân chưa có ai mua về. Bởi lẽ, tuy là chất liệu đồng nhưng chôn dưới đất hàng nghìn năm (gọi là đồng mục) nên việc bảo quản, vận chuyển rất khó. Ví như con dao đồng của văn hoá Đông Sơn có niên đại từ mấy nghìn năm trước, nếu không biết cầm sẽ bị gãy ngay vì nó đã bị mục như đất. Nhưng nó là đỉnh cao của cổ vật, mang đậm giá trị dấu ấn văn hoá của vùng đất chế tác ra nó, sử dụng trong đời sống và lúc ấy thì chưa có sự xâm chiếm của người Hán phương Bắc, chưa hình thành đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc, hoàn toàn mang dấu ấn riêng của vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Chu.  

- Cổ vật đó hiện đang lưu lạc ở đâu, thưa ông?

-  Theo chúng tôi được biết, hiện một Việt kiều ở Mỹ có bộ sưu tập trống đồng và đồ đồng Đông Sơn rất đẹp. Và ngoài những bảo tàng ở Imer của Pháp, bảo tàng mỹ thuật Hoàng gia Bỉ, ở Nhật hiện cũng có những bộ sưu tập tư nhân về gốm Việt Nam rất có giá trị thuộc thế kỷ 11 đến thế kỷ 16. 

- Điều đó có nghĩa trong số các đồ cổ quý đã được mua về Việt Nam,  không có “món” nào quý đến mức có thể xếp vào hàng bảo vật quốc gia?

- Vì vận chuyển đồng mục rất khó, nên người ta tập trung mua về và chơi đồ gốm và đồ sứ ký kiểu, vận chuyển dễ hoặc tượng đồng từ thế kỷ 15. Những cổ vật này thường nhỏ gọn, tiện vận chuyển. Đồ sứ ký kiểu là hàng kỹ nghệ cao tuy được sản xuất từ Trung Hoa, nhưng không bán ở đất nước này mà được các vua chúa nước ta đặt hàng nên mang dấu ấn của văn hoá Việt Nam. Do đó, đồ sứ ký kiểu cũng rất đắt tiền và có giá trị, nhưng không thể so với đồng mục Đông Sơn về niên đại cũng như giá trị văn hoá... Cổ vật cổ nhất không hẳn là có giá trị nhất.

- Ông có thể cho biết, trong số cổ vật hiện có ở Việt Nam, nhóm cổ vật nào có giá trị nhất?

-  Không thể nói cái nào là giá trị nhất vì nó thuộc các nhóm khác nhau. Hiện chia thành mấy nhóm: Thứ nhất là nhóm đồ đồng Đông Sơn; Thứ hai là nhóm đồ gốm Lý - Trần - Lê; Thứ ba là nhóm đồ sứ ký kiểu và bây giờ có một nhóm nữa không giá trị ghê gớm lắm nhưng cũng có thể gọi là đỉnh cao, đó là những đồ gỗ sơn thếp. Ngoài ra, nếu xét trên bản đồ cổ vật Việt Nam hiện nay thì có một dòng rất được thế giới ưa chuộng, đánh giá cao, đó là dòng văn hoá của Vương quốc Chămpa xưa với tượng đá, đồ đồng, đồ bằng vàng rất có giá trị.
 

Chiếc lư bằng đá hình con nghê được ông Long giữ cẩn thận trong tủ kính (Ảnh: TG).

- Vậy niên đại có phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá giá trị của cổ vật, thưa ông?

-  Cổ vật cổ nhất chưa chắc đã là có giá trị nhất. Cổ vật có giá trị phải gồm nhiều yếu tố, ngoài các yếu tố rất quan trọng là niên đại (càng lâu đời càng có giá trị), còn có các yếu tố về hoa văn (giá trị nghệ thuật), về độ nguyên vẹn... và cả tiêu chí hiếm và đẹp. Một đồ cổ hiếm và đẹp đồng thời mang tất cả các yếu tố cần có của một cổ vật, được các chuyên gia thừa nhận thì đồ đó mới quý. Và giá trị cuối cùng của đồ cổ là phải quy được bằng tiền, dù anh có giới thiệu chúng giá trị thế nào thì vấn đề cuối cùng là món đồ đó được định giá bao nhiêu tiền.

- Nhưng việc quy giá trị cổ vật ra tiền để xếp hạng giá trị cổ vật ở ta hiện nay cũng chỉ là những đánh giá riêng lẻ của các cá nhân. Liệu có đảm bảo chính xác trong đánh giá giá trị cổ vật không?

-  Đúng là ở Việt Nam hiện chưa có một chuẩn mực nào về đồ cổ, người chơi đồ cổ cũng chỉ là tự học, tự tìm hiểu chứ chưa có ngành học, trường lớp nào giảng dạy về lĩnh vực này. Chúng ta cũng chưa làm được như các nước tiên tiến như tạo lập thị trường cổ vật công khai. Lẽ ra, ở ta phải có một công ty đấu giá để xác lập thị trường thì chúng ta chưa có được. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu một cổ vật được mặt bằng thừa nhận, cũng đảm bảo tương đối độ khách quan.

- Một số nước đã bỏ rất nhiều tiền để chuộc lại những cổ vật bị thất lạc. Đã bao giờ chúng ta đặt ra vấn đề này và ai sẽ thực hiện việc này?

-  Ở ta hiện nay, mỗi năm nhà nước có dành một khoản kinh phí cho các bảo tàng T.Ư và địa phương mua lại các cổ vật. Song khoản kinh phí này không lớn lắm. Tôi được biết là Bảo tàng quốc gia hàng năm có dành một khoản kinh phí để mua các hiện vật từ các nhà sưu tập tư nhân, nhưng không có nhà nước nào đủ tiền để mua toàn bộ cổ  vật và giữ lại. Do vậy, phải vận động toàn dân, vận động những người có tiền để tránh chảy máu cổ vật ra nước ngoài, nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn. Tôi cho là bước đầu chỉ mới như thế, còn mình chưa bỏ tiền đi chuộc cổ vật vì còn nghèo.

- Theo ông, chúng ta nên mua lại toàn bộ cổ vật để lưu giữ hay bán bớt ra nước ngoài như Thái Lan?

-  Theo tôi, chỉ mua về những cổ vật quý hiếm, còn những cổ vật có giá trị bình thường nên khuyến khích bán đi. Thái Lan chỉ giữ lại những cổ vật có giá trị, còn lại cho phép bán đi cũng là một cách truyền bá giá trị văn hoá. Nhưng ở mình hiện làm chưa tốt, nên bây giờ cái đáng giữ là những cổ vật quý thì không đủ điều kiện mang về, mà toàn đi giữ những cái không có giá trị lắm.

- Ông đánh giá thế nào về danh sách 10 bảo vật quốc gia như Phù điêu lá nhĩ Trà Liên, tượng Nguyễn Ư  Dĩ, trống đồng Trà Lộc, tượng U ma Dương Lệ... mà không có "bóng dáng” trống đồng Đông Sơn?

-  Theo cảm nhận ban đầu của tôi, đó toàn là thứ bình thường. Muốn bình chọn bảo vật quốc gia thì phải có chủ trương lớn. Bình chọn thì phải có công ty đấu giá, có giám định khoa học. Đó là cả một quá trình chứ không thể ngẫu hứng được. Cơ quan chuyên môn như Cục Di sản phải đưa ra những tiêu chí, quy định, tiêu chuẩn thế nào là bảo vật quốc gia, công khai để người dân bình chọn, làm cơ sở cho các nhà chuyên môn xem xét. Thậm chí phải có cả các công ty đấu giá quốc tế có uy tín thẩm định giúp.

Xin cảm ơn ông.
 

Đã có một số ông chủ tư nhân giàu có bắt đầu xây dựng bộ sưu tập riêng và họ đã sang các nước để tìm kiếm, mua lại một số cổ vật có giá trị về Việt Nam. Tức là về phương diện nhà nước thì chưa, nhưng tư nhân thì hoạt động này có từ lâu rồi. Tôi cho rằng, đó cũng là một hoạt động mới nhằm kéo về cổ vật có giá trị cao. Tiếc rằng, hoạt động này vẫn mang tính tự phát. Nếu nhà nước thông qua các hội chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan chức năng (để đảm bảo khách quan) đi mua cổ vật về thì tốt hơn nhiều. Thực tế là cho đến nay, nhà nước chưa có chủ trương dành kinh phí để cho các nhà chuyên môn đi tìm mua cổ vật bị thất lạc.       

Ông Đào Phan Long

 
Lã Xưa
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 1 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 3 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 6 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Mỹ Linh "nhắc" Đàm Vĩnh Hưng: "Ông đừng có làm hại tôi nhé!"

Giải trí - 10 giờ trước

"Tôi đùa thôi, anh Đàm Vĩnh Hưng không ác được" – Mỹ Linh nói.

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Cuộc sống của bố 'bé' Xuân Mai trên đất Mỹ: Rao bán quán phở vì quá vất vả, vợ định mở tiệm nail

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Bố 'bé' Xuân Mai, ca sĩ Tuấn Cảnh hiện tại có cuộc sống vất vả, chính bản thân anh cũng nhận mình xơ xác hơn bình thường. Mới đây, anh quyết định rao bán quán phở để mở tiệm nail (làm móng).

Top