Câu chuyện nhói lòng và ước muốn giản dị của những phận đời chạy thận ngày giáp Tết
GiadinhNet - "Trước thềm năm mới em chỉ mong mọi điều may mắn sẽ đến với bản thân cùng gia đình, chỉ như vậy thôi em đã thấy hạnh phúc rồi...", bệnh nhân Toản tâm sự.
Trước đây, đã nhiều lần chúng tôi được nghe kể về những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Đơn vị thận nhân tạo thuộc Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang (Hải Dương). Mặc dù đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nhưng họ đều có chung số phận khi mang trong mình căn bệnh trọng. Nhưng vượt lên trên sự khốn khó, bệnh tật bủa vây đó là niềm tin lạc quan, ước muốn giản dị trước thềm Xuân mới đang về.
Các bệnh nhân ngồi chờ khi chưa đến ca chạy thận của mình tại Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang
Khác hẳn với không khí nô nức, náo nhiệt của người dân đang mong chờ năm mới thì tại Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang những bệnh nhân nơi đây đang gồng mình chống chọi với bệnh tật và chạy thận theo định kỳ. Trong câu chuyện sẻ chia ngắn ngủi với bệnh nhân, chúng tôi không khỏi xót xa trước những số phận kém may mắn, khó khăn và mảnh đời bất hạnh.
Anh Công đang được y, bác sĩ kiểm tra trong quá trình chạy thận
Đang nằm chạy thận bên giường bệnh, anh Phạm Văn Công (SN 1991), trú tại thôn An Lao, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cho biết: "4 năm nay, cuộc sống của tôi đều gắn liền với đơn vị chạy thận nhân tạo này. Đây cũng là ngôi nhà thứ 2 của tôi với nhiều kỷ niệm vui buồn. Mặc dù, chúng tôi đến đây đều mang trong mình căn bệnh nhưng ai cũng hòa đồng, yêu thương xem nhau như người một nhà. Chính điều đó giúp chúng tôi quên đi nỗi đau bệnh tật, nỗi buồn để tiếp tục ước mơ…".
Trong câu chuyện sẻ chia với chúng tôi, chàng thanh niên 30 tuổi với gương mặt khắc khổ, sạm đen luôn rơm rớm nước mắt mỗi khi nhắc đến cuộc sống hiện tại gia đình, căn bệnh mắc phải và hạnh phúc tan vỡ. Tuy nhiên, chưa khi nào anh Công lùi bước và luôn mong có một tương lai tươi sáng trong năm mới.
Những giọt nước mắt đã rơi trên gương mặt của người đàn ông bệnh tật, nghèo khó khi nói về cuộc sống hiện tại, gia đình.
Do mẹ mất sớm và hoàn cảnh khó khăn nên ngày ấy, anh Công chỉ được học hết cấp 2 và sau đó ra TP. Hải Phòng xin làm công nhân. Gom góp được đồng nào anh đều tiết kiệm và gửi cho bố ở quê. Cũng tại mảnh đất xứ người này đã se duyên cho anh gặp người vợ quê Hải Phòng và nên duyên vợ chồng.
"Lấy nhau xong, vợ chồng tôi chuyển về quê sinh sống, lập nghiệp. Lúc này, tôi ở nhà nuôi trang trại gà, còn vợ làm công ty. Ngày ấy gia đình cũng để dành được chút vốn liếng nhưng căn bệnh suy thận mãn của tôi đã phá huỷ tất cả, thậm chí đến hạnh phúc gia đình cũng không giữ được…", anh Công nghẹn ngào.
4 năm nay, Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang là ngôi nhà thứ 2 của anh Công.
Tháng 5/2017, anh thấy trong người mệt mỏi, không ăn uống được, sức khoẻ yếu và suy giảm nhanh. Thấy có biểu hiện bất thường, anh đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ đều có chung kết luận anh bị suy thận mãn. Sau đó, anh được chuyển về Hải Dương điều trị và vài tháng sau, anh về chạy thận tại Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang.
"Lúc biết tin mình mắc căn bệnh này, tôi suy sụp, chán nản và tốn không biết bao nhiêu tiền của chạy chữa. Chính căn bệnh này khiến tôi không còn khả năng lao động và không còn khả năng sinh nở. Không muốn vợ khổ, nên tôi chủ động nói lời chia tay để vợ được giải thoát và nếu may mắn thì tìm được bến đỗ mới của cuộc đời.
Hành trang mỗi lần chạy thận theo định kỳ của anh Công
Do hoàn cảnh bệnh tật hiện tại, nên người con 8 tuổi của tôi được vợ nuôi, chăm sóc, thỉnh thoảng tôi có sang thăm cháu để đỡ nhớ. Năm mới này, tôi chỉ mong bệnh tình thuyên giảm, sức khoẻ ổn định và có thể kiếm được công việc nào đó phù hợp với bản thân để có thêm thu nhập trong quá trình điều trị bệnh", anh Công cho biết.
Vừa hoàn thành ca chạy thận buổi chiều, em Đặng Đình Toản (SN 1998), trú tại thôn Đà Phố, xã Hồng Phúc (huyện Ninh Giang) đang ngồi nghỉ để chuẩn bị về nhà. Trên gương mặt sưng phù do ứ nước là ánh mắt buồn ảm đạm nhìn về phía xa xăm như ẩn chứa nhiều điều của chàng thanh niên có số phận khốn khó, bệnh tật, thiệt thòi.
Ánh măt u buồn của bệnh nhân Đặng Đình Toản khi nói về gia đình, về người bố và hoàn cảnh khốn khó hiện tại.
Toản tâm sự, em là con út trong gia đình có 2 chị em. Trước đây nhà em ở huyện Gia Lộc (cùng tỉnh Hải Dương), nhưng khi mẹ đang mang thai em thì bố mẹ chia tay. Lúc này, mẹ cùng chị gái lớn về quê ngoại tại xã Hồng Phúc (huyện Ninh Giang) nương tựa vào bà ngoại và sinh Toản tại đó. Vì cuộc sống mưu sinh nên năm em lên 4 tuổi, mẹ em vào Tây Nguyên làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, còn 2 chị em ở với bà ngoại. Thông thường, mẹ Toản chỉ về nhà vào dịp cuối năm, nhưng từ khi em mắc bệnh thì mẹ về nhà ở hẳn.
Toản nghẹn ngào: "Từ khi sinh ra đến nay chưa một lần em nhìn thấy mặt bố và bố cũng chưa lần nào về thăm em. Duy nhất có 1 lần, khi đó em đang học tiểu học, bố có gọi điện cho em và nói sẽ về thăm, nhưng bố cũng thất hứa. Nói ra thì buồn lắm, nhưng thôi…".
Phiếu theo dõi chức năng sống của từng bệnh nhân trong mỗi ca chạy thận.
Chỉ ngần ấy câu nói của em thôi, chúng tôi hiểu được phần nào tâm trạng cũng như nỗi đau giằng xé của chàng thanh niên 21 tuổi phải gạt nỗi buồn, quên đi mọi thứ để chiến đấu với bệnh tật và sự khó khăn hoàn cảnh gia đình.
Chia sẻ về căn bệnh của mình, em kể: Khi đang học lớp 9 trường THCS Hồng Phúc, Toản phát hiện toàn thân xuất hiện có nhiều nốt mẩn đỏ kèm theo sốt cao kéo dài. Sau khi uống thuốc không thuyên giảm, em được người thân đưa đi khám tại bệnh viện và chỉ đến khi khám tại Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ xác định em bị mắc chứng bệnh Lupus ban đỏ.
Từ năm 2012 đến năm 2015, Toản điều trị trên Hà Nội và từ 2017 đến nay, em chuyển về điều trị tại Đơn vị thận nhân tạo của Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang. Hiện tại, cách 1 ngày em lại đến đơn vị chạy thận theo chu kỳ. Hôm nào khoẻ thì em có thể tự đi xe máy, còn ngày yếu em được người thân đưa đi đón về.
Căn bệnh Lupus ban đỏ đã dập tắt mọi ước mơ của chàng thanh niên 23 tuổi.
Ngày mới bị bệnh, Toản thường thường xuyên điều trị tại bệnh viện, nhưng bản thân luôn mong quay trở lại trường học. Mỗi khi khoẻ, không phải đi viện điều trị, em lại đến trường học tập và sau đó Toản thi đỗ vào một trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Miện. Tuy nhiên, cùng thời điểm này, bệnh tình của em diễn biến xấu nên năm 2015 khi đang học kỳ II lớp 11, em xin nghỉ bảo lưu kết quả tại trường.
"Các bạn học cùng lớp em hiện tại đều học xong đại học và đi làm, còn em vì bệnh tật mà chưa thể tốt nghiệp THPT. Nhiều lúc ngồi nghĩ thấy buồn, nhưng buồn chẳng làm được gì khi suốt ngày phải điều trị bệnh. Ngày đó, biết hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em chỉ mong sau khi tốt nghiệp cấp 3, em sẽ học nghề để sớm đi làm có thu nhập đỡ đần mẹ, bà. Hiện tại sức khoẻ có cho phép đi nữa thì em cũng không học tiếp nữa và sẽ đi làm luôn. Trước thềm năm mới em chỉ mong mọi điều may mắn sẽ đến với bản thân cùng gia đình. Chỉ như vậy thôi em đã thấy hạnh phúc rồi...", Toản tâm sự.
Hai cánh tay của em Toản bị mổ nhiều lần
Cho chúng tôi xem những u cục nổi trên 2 cánh tay của mình, em kể đây là do lấy ven nhiều dẫn đến việc tắc nghẽn mạch. Vì vậy 2 cánh tay của Toản đã được mổ nhiều lần và sau đó bác sĩ lấy ven ở bẹn, cổ… Chỉ đến khi chạy thận thì đó là quãng thời gian khiến em đau đớn, bất lực nhất.
Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang hiện điều trị cho 72 bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Quách Xuân Loan – Phó trưởng khoa Cấp cứu phụ trách Đơn vị thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa huyện Ninh Giang thông tin, đơn vị được thành lập năm 2017 và là một trong 5 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương thành lập được Đơn vị thận nhân tạo.
Đơn vị thận nhân tạo huyện Ninh Giang có 12 máy với 72 bệnh nhân điều trị. Do đó việc thực hiện chạy thận được chia làm 2 nhóm, nhóm ngày chẵn, nhóm ngày lẻ và mỗi nhóm được chia làm 3 ca/ngày, từ 6h sáng đến 20h tối. Quá trình thực hiện chạy thận trước, trong và sau mỗi một ca đều được đội ngũ y bác sĩ của đơn vị thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình.
Ánh mắt u buồn của những phận đời khốn khó và tâm trạng, nỗi lòng ngày cuối năm.
Hiện tại, các bệnh nhân đang điều trị tại đây đến từ các tỉnh như: Hải Dương, TP. Hải Phòng, Thái Bình. Những người bệnh này chủ yếu mắc phải những bệnh như: Lupus ban đỏ, viêm cầu thận mãn tính, đái tháo tháo đường biến chứng suy thận, cao huyết áp suy thận, thận đa nan. Đặc biệt phần lớn các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, có việc làm hạn chế và thời gian chủ yếu dành cho chạy thận. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ mất niềm tin cũng như buông xuôi mọi thứ.
Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Đơn vị thận nhân tạo, Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang cần lắm những sự sẻ chia, giúp đỡ.
"Chúng tôi mong rằng, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, tổ chức, các đoàn thiện nguyện hãy quan tâm, san sẻ đến những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây hơn nữa để động viên, xoa dịu nỗi đau. Qua đó, giúp họ có thêm được động lực, ý chí chiến đấu bệnh tật và có được những món quà đong đầy, ấm áp tình người khi Tết nguyên đán đang cận kề.
Mọi sự giúp đỡ những bệnh nhân chạy thận khó khăn xin gửi về: Tổ công tác xã hội, Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang", bác sĩ Loan cho biết.
Bài & ảnh: Đức Tùy
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 23 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 53 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.